VnReview
Hà Nội

Việt Nam đã luyện thi PISA trước đó 2 năm!

Việt Nam có được kết quả toán và khoa học rất cao trong kỳ thi PISA 2012 là nhờ sự chuẩn bị lỹ lưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự chăm chỉ luyện thi PISA của các thầy trò từ hai năm trước đó.

Việt Nam đã đầu tư rất nhiều công sức cho PISA nên kết quả cao là không đáng ngạc nhiên

Việt Nam đã đầu tư rất nhiều công sức cho PISA nên kết quả cao là không đáng để quá ngạc nhiên

Bài báo PISA không phải "cây đũa thần" đăng trên báo Phụ nữ TP.HCM ngày 30/4/2012 cho biết từ tháng 3/2010, Việt Nam đã chính thức tổ chức các hoạt động triển khai PISA. Dưới đây là lược trích một số thông tin về sự chuẩn bị của Việt Nam cho kỳ thi PISA từ bài báo để độc giả tham khảo thêm:

Tháng 5/2011, Việt Nam tiến hành khảo sát thử nghiệm PISA tại 40 cơ sở giáo dục thuộc chín tỉnh, thành phố: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định.

Đến giữa tháng Tư năm 2012, Việt Nam đã triển khai khảo sát chính thức PISA tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 HS ở tuổi 15. [Theo độ tuổi đi học ở Việt Nam, 15 tuổi tương đương với lớp 9 nhưng phóng viên VnRview được biết tại Việt Nam, học sinh lớp 10 thi PISA].

Bài khảo sát PISA gồm từ 45 đến 60 câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu, khoa học và toán học. Trọng tâm của PISA 2012 là toán học. Các thầy cô giáo Việt Nam đã biết rõ điểm yếu của hầu hết học sinh là giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành; trong khi đó, những bài toán PISA rất đa dạng, các câu hỏi đưa ra luôn nhằm để giải quyết tình huống thực tiễn, đòi hỏi năng lực tư duy phân tích, suy luận. Do đó, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, các em sẽ không thể giải đúng.

Một vị hiệu trưởng trưởng của một trường có HS tham gia PISA tiết lộ: "trường nào cũng phải cho học sinh hiểu, làm quen với PISA từ bốn đến tám buổi, trong đó, không thể thiếu việc giải đề mẫu để làm quen với hình thức ra đề ở những năm trước".

Trước đó, một lãnh đạo Bộ Giáo dục từng lo ngại việc chuẩn bị quá kỹ lưỡng từ khảo sát thử nghiệm đến việc cho học sinh luyện giải đề PISA (thậm chí trên thị trường đã kịp phát hành sách luyện giải đề PISA) có thể sẽ cho một kết quả không đúng với thực trạng giáo dục nước nhà.

Kinh phí đổ ra cho kỳ khảo sát vừa qua không được tiết lộ song chắc chắn là con số không nhỏ. TS. Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM nói: Việt Nam có điều kiện tham dự PISA là điều rất tốt, giúp so sánh nền giáo dục chúng ta đang đứng ở đâu. Tuy nhiên, nếu đổ tiền ra mà không mang lại lợi ích gì thì thật đáng chê trách. Do vậy, vấn đề là sau khi có kết quả, hệ thống giáo dục của ta phải cải tiến như thế nào?

Bộ Giáo dục cũng đã phổ biến tới các trường học về Pisa: Pisa là chữ viết tắt của cụm từ "chương trình khảo sát học sinh quốc tế" do tổ chức OECD thực hiện từ năm 2001, chu kỳ 3 năm một lần. Hiện nay đã có 70 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham dự. Việt Nam tham dự năm 2012 là lần đầu tiên.

Kết quả khảo sát của PISA được đánh giá là tốt nhất để nhận định về năng lực tư duy của học sinh. Việt Nam sẽ sử dụng kết quả khảo sát năm 2012 để làm cơ sở cho đề án phát triển giáo dục từ năm 2015.

Bài liên quan:

Tại sao học sinh Việt Nam đạt điểm toán PISA vượt Mỹ?

Theo Phụ nữ TP.HCM

Chủ đề khác