VnReview
Hà Nội

8 phát hiện đáng lo ngại về bê bối của Apple

Apple đang chịu búa rìu dư luận vì để tình trạng bóc lột sức lao động diễn ra ở các nhà máy sản xuất iPhone, iPad.

Dưới đây là tổng hợp 8 phát hiện đáng lo ngại xung quanh rắc rối mà hãng công nghệ lớn nhất thế giới Apple đang có liên quan.

phản đối apple ở Hong Kong

Một nhóm nhà hoạt động phản đối Apple ở Hong Kong sau một loạt vụ tự sát ở nhà máy Foxconn năm 2010

1. Làm việc nhiều giờ, lương thấp

Một năm trước khi ra mắt iPhone, một tờ báo Anh đã thu hút sự chú ý của dư luận với các cáo buộc lạm dụng lao động ở nhà máy Foxconn. Cụ thể, 200.000 công nhân của nhà máy làm việc 15 giờ mỗi ngày và được trả 50 USD để sản xuất máy nghe nhạc iPod. Lúc đó, Apple cam kết đảm bảo điều kiện làm việc ở chuỗi cung cấp là an toàn, các công nhân được đối xử có trách nhiệm và tôn trọng, các quá trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường.

2. Lục xét, tự tử

Đúng là ác mộng trở thành hiện thực đối với Sun Danyong, quản lý sản phẩm trong một nhà máy của Foxconn. Một sản phẩm mẫu do anh ta chịu trách nhiệm – một trong những chiếc iPhone dạng thử - bị thất lạc. Theo báo địa phương Nanfang Daily đưa tin, Sun ngày càng sợ, đã nhắn tin cho bạn gái và bạn bè trong lúc tìm sản phẩm mẫu này. Anh quản lý trẻ, mới có 25 tuổi, đã hết thời gian và may mắn khi nhân viên an ninh của Foxconn gõ cửa căn hộ anh ở để tìm chiếc iPhone bị mất. Ngày hôm sau, Sun nhảy lầu từ căn hộ ở tầng 12, kết liễu đời mình chỉ vì mất chiếc iPhone mẫu.

3. Bảo vệ mật khẩu

Một thành phố công nghiệp mở rộng khép kín các khu ngủ, các quán ăn tự phục vụ, thậm chí cả ngân hàng và bưu điện – tất cả bị khóa trái đằng sau một dinh thự an ninh bao gồm các máy dò kim loại và nhận dạng vân tay. Đó là những gì các phóng viên phát hiện ra khi họ đến thăm nhà máy Foxconn ở Longhua năm 2010. Một phóng viên Reuters đã tận mắt phát hiện những gì xảy ra khi một người thu hút sự chú ý không mong muốn của nhân viên bảo vệ Foxconn. Trong khi chụp ảnh bên ngoài một nhà máy ở gần thành phố Guanlan, phóng viên này bị nhân viên bảo vệ tóm cổ, đấm đá và đe dọa.

4. Ký cam kết không tự tử, giăng lưới

Trong vòng 3 tháng, tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến xảy ra 9 vụ công nhân nhảy lầu tự tử, trong đó có một công nhân 19 tuổi. Loạt vụ tự sát này dẫn đến phản ứng không thể tưởng tượng nổi trong quản lý của nhà máy hồi tháng 5/2010. Theo báo Úc Sydney Morning Herald, những quản lý cấp cao yêu cầu công nhân ký cam kết không tự sát để giải thoát khỏi điều kiện làm việc hà khắc. Để yên tâm hơn, nhà máy lập đội tuần hành trên mái và treo lưới giữa các tòa nhà.

5. Apple phản ứng với các vụ tự sát

Sau khi công nhân thứ 10 gieo mình tự vẫn, loạt vụ tự tử ở nhà máy của Foxconn là tâm điểm chú ý của dư luận hồi tháng 5/2010. Apple và các khách hàng khác của Foxconn đã phát đi thông cáo, trong đó nói họ sẽ tiến hành các cuộc điều tra sự việc. "Chúng tôi rất đau lòng vì những vụ tự sát gần đây ở Foxconn", thông cáo của Apple nêu rõ. Họ cũng đã liên lạc với cấp quản lý của Foxconn và "Chúng tôi tin rằng họ đang xem xét vấn đề này rất nghiêm túc". Sau đó, Foxconn đã tổ chức một đoàn nhà báo đến thăm nhà máy của mình ở Longhua, chỉ cho thấy họ sẽ tăng cường thêm lưới quanh các khu ký túc xá, đảm bảo nếu công nhân nào dại dột nhảy lầu thì không mất mạng.

6. Lao động trẻ em và hóa chất độc hại

Apple tiết lộ trong một báo cáo công bố năm ngoái rằng họ đã phát hiện 91 trẻ em làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong chuỗi cung cấp của họ trong năm 2010, gấp 9 lần so với báo cáo của họ năm trước đó. Ngoài ra có báo cáo cho biết ở 10 nhà máy sản xuất các sản phẩm Apple có lao động trẻ em. Báo cáo của Apple cũng thừa nhận 137 công nhân ở một nhà máy trong chuỗi cung cấp đã bị ngộ độc bởi n-hexane, một hóa chất có thể gây thiệt hại hệ thống thần kinh cực mạnh nếu tiếp xúc quá nhiều. Chất n-hexane được sử dụng để làm sạch màn hình iPhone.

7. Nổ làm 4 người chết

Nhà máy của Foxconn ở Chengdu (Thành Đô) là một trong những nơi sản xuất iPad năm ngoái đã bị tàn phá bởi một vụ nổ hồi tháng Năm, làm 4 công nhân thiệt mạng và 18 người khác bị thương. Nguyên nhân vụ nổ được cho là phát nguồn từ "bụi dễ cháy" trong một xưởng đánh bóng. Vụ nổ đã khiến một phần nhà máy phải đóng cửa và việc trì hoãn này theo các chuyên gia ước tính là làm sản lượng iPad bị giảm 500.000 chiếc trong quý II/2011.

8. Cái giá

Bài điều tra đăng trên New York Times mới đây đã kéo tấm màn bí mật mà các nhà cung cấp cho Apple đã từ lâu che giấu. Các trưởng phòng cũ của Apple cho nhà báo biết Apple tốn nhiều thời gian và chi phí tìm kiếm nhà cung cấp thay thế và thậm chí họ có đi kiếm thì không có nhiều đối tác có thể xử lý các đơn hàng có quy mô lớn như nhu cầu của Apple.

"Chúng tôi thực sự đang cố gắng để làm mọi thứ tốt hơn nhưng hầu hết mọi người vẫn phiền lòng nếu họ biết chiếc iPhone của mình đến từ đâu", một cựu giám đốc Apple nói với phóng viên New York Times.

Hải Ninh

Chủ đề khác