VnReview
Hà Nội

Apple muốn thâu tóm Beats Audio: Bản tình ca trị giá 3,2 tỷ USD

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Apple và Beats Audio: Bộ đôi hoàn hảo?

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Theo thông tin từ tờ Financial Times, Apple hiện đang tiến hành thương thuyết để mua lại Beats Electronics, công ty sản xuất tai nghe cao cấp do rapper nổi tiếng Dr. Dre sáng lập. Thương vụ này sẽ có giá 3,2 tỷ USD.

Thông tin của Financial Times cho biết thương vụ này có thể được hoàn tất ngay trong tuần sau. Trong khi thông tin này chưa được xác nhận, Beats Electronics đã từ chối bình luận về sự kiện này. Điều này cho thấy, rất có thể các cuộc đàm phán giữa Beats và Apple đã thực sự diễn ra.

Beats Electronics được thành lập từ năm 2008 bởi Dr. Dre, một trong những rapper, producer (nhà sản xuất âm nhạc) hàng đầu thế giới và Jimmy Iovine, CEO của hãng đĩa Interscope, chủ tịch của Geffen – 2 trong số những thế lực hàng đầu của công nghiệp thu âm Hoa Kỳ. Thương hiệu Beats nổi tiếng với các sản phẩm ngoại hình đẹp, được quảng bá rộng rãi bởi các ngôi sao thể thao và âm nhạc, song lại bị các chuyên gia âm thanh chỉ trích là "tốt sơn hơn tốt gỗ".

Tuy vậy, với thương hiệu mạnh và những thương vụ lớn với các công ty đình đám như HP và HTC, Beats đã liên tục dẫn đầu thị trường tai nghe về thị phần. Thương hiệu Beats hiện tại đang chiếm 51% của thị trường tai nghe cao cấp trị giá 1 tỷ USD, ngay cả khi sản phẩm Beats có giá rất đắt: Dòng sản phẩm rẻ nhất của Beats có giá 99 USD (khoảng 2,1 triệu đồng), trong khi các sản phẩm tai nghe "chuyên nghiệp" của Beats có giá lên tới 450 USD (khoảng 9,5 triệu đồng).

Ngay cả Apple cũng đã có mối quan hệ khá êm đẹp với Beats trong những năm qua: Tai nghe Beats được quảng bá khá rộng rãi trong cả các cửa hàng vật lý và gian hàng online của Apple. Song, Apple sẽ cần cẩn thận nhìn lại lịch sử của Beats và HTC.

Nhìn lại thương vụ Beats và HTC

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Chủ tịch Beats Electrics, Jimmy Iovine (trái); CEO Peter Chou của HTC (giữa) và Dr. Dre (phải)

Tháng 8/2011, HTC, vào thời điểm đó vẫn là một trong những nhà sản xuất smartphone thành công nhất trên thị trường, tung ra khoản đầu tư 309 triệu USD vào Beats để đạt được cổ phần 50,1%. Đến tháng 7/2012, HTC phải bán lại một nửa số cổ phiếu của mình tại Beats với giá 150 triệu USD.

Đến tháng 9/2013, HTC đã phải bán đi tất cả số cổ phiếu của mình với giá 265 triệu USD nhằm tránh bị lỗ quý thứ 2 bị lỗ trong lịch sử. Như vậy, khoản đầu tư 309 triệu USD ban đầu của HTC đã mang lại một khoản lãi nhỏ cho HTC, song cái giá thực sự mà HTC phải trả lớn hơn rất nhiều: Việc góp vốn đầu tư vào Beats chẳng mang lại một chút lợi ích gì cho doanh số smartphone HTC cả.

Bài học từ HTC: iPhone không cần tới công nghệ Beats

Quyết định mua cổ phần tại Beats đến từ tình yêu âm nhạc của CEO Peter Chou. Vị CEO của HTC cho rằng, các mẫu smartphone HTC cần có âm thanh chất lượng cao, và bởi vậy, ngay sau khi HTC mua 50% cổ phần tại Beats, công nghệ âm thanh Beats Audio đã được tích hợp vào smartphone HTC.

Ngay sau đó, HTC ra mắt chiếc HTC Rezound, một dòng smartphone được bán kèm một đôi tai nghe Beats. Sau này, các dòng smartphone đầu bảng của HTC như One X và One đều có mác Beats Audio gắn sau lưng. Rất tiếc, người dùng chẳng mảy may quan tâm về chất lượng âm thanh Beats trên chiếc One X.

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

HTC Rezound

Thực tế, Rezound là một trong số rất nhiều các thất bại đã đẩy HTC vào con đường khủng hoảng. Vấn đề với chiếc smartphone này là mức giá quá cao: 300 USD ngay cả khi đã có chiết khấu của nhà mạng Verizon (Mỹ). Do phải "gánh" thêm chi phí của bộ tai nghe Beats bán kèm, giá của Rezound cao hơn giá của các sản phẩm đầu bảng cạnh tranh như iPhone và Galaxy S tới 100 USD (sau chiết khấu).

Tương tự, trong khi HTC One X là một chiếc smartphone được đánh giá rất cao, HTC đã không thể đối chọi được với sức mạnh marketing khổng lồ của Samsung. Ngay cả khi ai đó quyết định lựa chọn One X thay vì Galaxy S3, quyết định mua sắm của họ cũng không đến từ tính năng Beats Audio trên One X. Thương hiệu Beats Audio tỏ ra hoàn toàn vô dụng với smartphone HTC trong việc thu hút người dùng.

Từ đó tới nay, dù đã ra mắt nhiều sản phẩm "đỉnh", HTC vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng: Nhân sự lục đục, thị phần giảm sút, cổ phiếu trượt giá… Điều đó cho thấy đầu tư vào Beats Audio là một quyết định sai lầm của HTC. Thậm chí, nhìn từ góc độ sản phẩm, Beats Audio cũng là một tính năng quá thừa!

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

HTC One M8 Harman Kardon, với chất lượng âm thanh chuyên nghiệp hơn tất cả các sản phẩm có mác Beats Audio của HTC

Ví dụ, chiếc HTC One ra mắt vào năm ngoái cùng chiếc HTC One M8 ra mắt vào năm nay có bộ loa BoomSound được tán thưởng đồng loạt bởi giới chuyên môn và người hâm mộ. Công nghệ Beats gần như không có ý nghĩa gì đối với BoomSound. Trong tháng trước, HTC ra mắt phiên bản đặc biệt Harman Kardon cho M8 với tai nghe và phần mềm âm thanh cao cấp. Rõ ràng, HTC có đủ thực lực để tạo ra trải nghiệm âm thanh cao cấp. Các sản phẩm smartphone đỉnh của chính HTC cũng không cần tới mác Beats Audio: HTC One M8 thậm chí còn có doanh số cao hơn cả M7.

Vì sao Apple cân nhắc mua lại Beats?

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Dù vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Beats, lý do Apple mua lại công ty sản xuất tai nghe này sẽ không phải là các mẫu tai nghe cao cấp như Solo HD hay Studio.

Bên cạnh các sản phẩm tai nghe, Beats cũng đã tham gia vào thị trường dịch vụ phát nhạc trả phí. Khác với iTunes (bán file nhạc) và iTunes Radio (nghe nhạc miễn phí theo thứ tự ngẫu nhiên, có quảng cáo), dịch vụ Beats Music cho phép người dùng nghe nhạc theo yêu cầu, không phải xem quảng cáo với giá khoảng 10 USD (hơn 200.000 đồng) mỗi tháng. Nếu thương vụ Apple & Beats thành công, Apple sẽ thâu tóm cả mảng tai nghe lẫn dịch vụ phát nhạc trả phí của Beats.

Rất có thể, Beats Music mới là lý do Apple chịu bỏ ra 3,2 tỷ USD.

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Apple vẫn chưa có một dịch vụ phát nhạc trực tuyến mất phí có thể cạnh tranh với Spotify hay Google Play Music

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ, dịch vụ nghe nhạc mất phí qua mạng đang là loại hình phân phối nội dung tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Doanh số từ các dịch vụ này tăng tới 57%, trong khi doanh thu từ các dịch vụ bán file nhạc chất lượng cao như iTunes đã giảm 1%.

Trong năm ngoái, Apple đã ra mắt dịch vụ nghe nhạc trực tuyến iTunes Radio, song dịch vụ nghe nhạc miễn phí này không cho phép người dùng lựa chọn các bài nhạc sẽ được nghe. Ngược lại, Beats Music đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ: Các con số dự đoán của thị trường cho biết tổng lượng người dùng của dịch vụ này đã đạt tới 200.000 người.

Cuối cùng, dù lượng anti-fan của Apple và Beats Audio vẫn rất lớn, có một thực tế không thể phủ nhận rằng đây vẫn là 2 trong số các thương hiệu được đông đảo giới trẻ coi là "sành điệu" nhất. Trong bối cảnh các sản phẩm iOS đã mất đi ít nhiều sức hút trong thời gian gần đây, thương vụ Beats có thể giúp các thế hệ iPhone và iPad tương lai trở nên hấp dẫn hơn.

Mua lại Beats là từ bỏ di sản chiến lược của Steve Jobs

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Ảnh chụp Steve Jobs cùng ban nhạc U2 trong một sự kiện iPod.

Hiện nay, Apple có tới 150 tỷ USD dự trữ tiền mặt. Do đó, ngay cả mức giá 3,2 tỷ USD dành cho Beats cũng sẽ không khiến bất cứ nhà đầu tư nào của Apple phải lo ngại cả.

Song, đã từ lâu Apple không tham gia vào các thương vụ tỷ đô đình đám trên mặt báo. Ngay cả các thương vụ quan trọng nhất của Apple cũng bị Tim Cook và đồng sự giữ kín: Ít ai biết rằng trợ lý ảo Siri không phải do Apple tự tay phát triển mà là được mua lại từ một công ty khởi nghiệp.

Do đó, thương vụ 3,2 tỷ USD với Beats chắc chắn sẽ là thương vụ lớn nhất mà Apple từng thực hiện (hoặc ít nhất là từng cân nhắc). "Về mặt sáp nhập, Apple đã làm rất ít. Tôi nghĩ rằng, trong 4 năm qua không có một năm nào họ đã bỏ ra quá 1 tỷ USD để thâu tóm cả", Richard Lane, một nhà phân tích thuộc công ty Moody's cho biết.

Lần cuối cùng Apple công khai một thương vụ thâu tóm lớn là vào năm 1996, khi Quả táo bỏ ra 429 triệu USD để mua lại NeXT và hệ điều hành NeXTstep. NeXT là công ty do Steve Jobs sáng lập sau khi bị "đá" khỏi Apple vào năm 1985.

Khi trở về lãnh đạo Apple, Steve Jobs đã luôn theo đuổi chiến lược "giữ tiền". Ngay cả Tim Cook khi lên nắm quyền cũng phải theo đuổi chiến lược này. Trong một buổi họp cổ đông vào tháng 2 vừa qua, Tim Cook lên tiếng mỉa mai thương vụ 19 tỷ đô của Facebook và WhatsApp: "Chúng tôi không tham gia chạy đua ai bỏ tiền ra nhiều nhất. Cũng không chạy đua để lên mặt báo".

Các tín hiệu ban đầu cho thấy thông tin Apple mua lại Beats Audio rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Điều này đặt ra câu hỏi: Apple mua Beats để làm gì? Liệu Táo có sa vào vũng lầy thất bại như HTC?

Tim Cook và Steve Jobs.

Song, thực tế là vị CEO mới của Apple cũng đang tiến hành thâu tóm rất mạnh tay. Số lượng các vụ thâu tóm Apple thực hiện từ năm 2011 (thời điểm Steve Jobs qua đời) cho tới nay đã trở nên dày đặc hơn rất nhiều, và phần lớn đều là các công ty tương đối nhỏ, chưa thực sự nổi tiếng. Tại cuộc họp cổ đông nói trên, Tim Cook xác nhận: "Trên khía cạnh sáp nhập, trong 18 tháng vừa qua chúng ta đã thực hiện 24 vụ sáp nhập".

Trong khi chính sách nói chung của Apple vẫn là "không lên mặt báo vì mua tiền tỷ", Tim Cook cũng không loại trừ khả năng này: "Không chạy đua không có nghĩa rằng chúng tôi sẽ không mua một công ty lớn vào ngay tối ngày mai".

Chắc chắn, thương vụ mua lại Beats sẽ không "yên lặng" như thương vụ mua lại Siri hay Novauris. Có quá nhiều điều đã thay đổi từ khi Steve Jobs ra đi, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu Tim Cook có đang dẫn dắt Apple trên con đường đúng đắn hay không mà thôi...

Lê Hoàng

Theo CNET

Chủ đề khác