VnReview
Hà Nội

Đại chiến Apple & Samsung - Phần 1: Mưu đồ của Samsung

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "toàn cầu, tỷ đô" này.

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Cựu chủ tịch Lee Kun-hee của Samsung và CEO Steve Jobs, nhà sáng lập của Apple

Tất cả bắt đầu khi Apple khởi động dự án bí mật làm rung chuyển cả thế giới: iPhone! Chỉ ít lâu sau, Steve Jobs giận dữ phát hiện ra Samsung – một nhà cung ứng của Apple (!!!) đã tạo ra một thiết bị, theo Apple, là giống iPhone đến mức đáng ngạc nhiên!

Nhân sự kiện vụ kiện thứ hai trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng này, trang tin;Vanity Fair đã có một bài phóng sự trường kỳ về lịch sử cuộc chiến smartphone, lịch sử của cả Samsung và Apple, quá trình kiện tụng cũng như tương lai của cả 2 nhà sản xuất smartphone đứng đầu thế giới. Hãy cùng đến với cuộc chiến Apple vs. Samsung qua góc nhìn của Vanity Fair do VnReview biên dịch:

Ngày 4/8/2010

Vào một ngày cuối mùa hè cách đây 4 năm, giữa khu phố Seoul sầm uất, bận rộn, một nhóm lãnh đạo từ Apple Inc. đi qua cánh cửa xoay của một tòa nhà kính xanh 44 tầng để "nổ phát súng đầu tiên" trong cuộc chiến kinh doanh lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Hình ảnh Steve Jobs ra mắt iPhone vào năm 2007 đã trở thành một cột mốc lịch sử của thế giới công nghệ

Thực tế, mối quan hệ giữa Apple và Samsung đã bắt đầu nóng lên từ mùa xuân, khi Samsung ra mắt Galaxy S, sản phẩm chủ lực đầu tiên của công ty Hàn Quốc vào thị trường smartphone hiện đại. Apple đã sớm mua một chiếc Galaxy S và đưa sản phẩm này cho đội ngũ thiết kế iPhone tại Cupertino, California (quê nhà của Apple) xem xét.

Những nhà thiết kế tài ba của Apple nhìn vào chiếc Galaxy S với sự hoài nghi lên tới cực độ. Chiếc Galaxy S, theo họ, là một sản phẩm ăn cắp bản quyền 100%! Thiết kế chung của Galaxy S, màn hình, biểu tượng, ngay cả hộp đựng Galaxy S cũng giống hệt với iPhone. Quan trọng hơn, các tính năng đã được đăng ký bằng sáng chế như "rubber banding" (hình ảnh sẽ "va đập" vào cuối màn hình khi người dùng di tay quá mức) cũng bị copy sang Galaxy S! Đó là còn chưa kể tới tính năng kéo-để-zoom và một loạt tính năng khác.

Steve Jobs, vị CEO huyền thoại của Apple, đã tức giận đến phát khùng. Đội ngũ của ông đã phải cố gắng nhiều năm liền mới có thể tạo ra một chiếc smartphone đột phá, và đến bây giờ, một đối thủ cạnh tranh (thậm chí lại là một đối tác cung ứng của Apple!) lại "đánh cắp" thiết kế và các tính năng của iPhone. Cả Jobs lẫn giám đốc điều hành (COO) Tim Cook đều đã bày tỏ quan ngại với chủ tịch Jay Y. Lee của Samsung về việc Galaxy s quá giống với iPhone. Song, phản hồi từ Samsung vẫn chỉ là sự im lặng...

Sau vài tuần lễ tươi cười lịch sự với những lời hối thúc nhẹ nhàng, Steve Jobs cuối cùng cũng đã quyết định nổ súng. Cuộc gặp ở Seoul diễn ra.

Sau khi đặt chân tới Tòa Nhà Samsung Electronics, các lãnh đạo của Apple đã được đưa tới một phòng hội thảo trong tòa nhà để gặp mặt khoảng 10 kỹ sư và luật sư của Samsung. Tiến sĩ Seungho Ahn, một vị phó chủ tịch của Samsung, đã đóng vai trò lãnh đạo khi tiếp đón đoàn Apple.

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Cho đến giờ, Samsung vẫn là một trong các nhà cung ứng linh kiện hàng đầu của Apple. Phần lớn chip A6 của iPhone 5s và iPad Air do Samsung trực tiếp sản xuất.

Sau những màn chào hỏi khách sáo, Chip Lutton – lúc đó là cố vấn trưởng về mặt tài sản trí tuệ của Apple, đã lên chạy một slide PowerPoint với tựa đề "Việc Samsung sử dụng bằng sáng chế của Apple trên smartphone". Sau đó, ông ta tập trung làm rõ các điểm giống nhau "đáng tức giận" giữa Galaxy và iPhone.

Samsung vẫn tỏ ra hờ hững. Lutton quyết định nói rõ ràng:

"Galaxy đã copy chiếc iPhone".

"Ý anh là sao? Copy?", Ahn giận giữ hỏi lại.

Lutton thẳng thắn đáp lại: "Ý tôi là những gì tôi nói. Các anh đã copy chiếc iPhone. Những điểm giống nhau vượt quá khả năng tình cờ".

Dĩ nhiên, Samsung sẽ không chịu ngồi im: "Sao anh dám nói thế? Sao các anh dám buộc tội chúng tôi như vậy?".

Dừng lại vài giây, ông Ahn tiếp tục: "Chúng tôi đã thiết kế điện thoại di động từ lâu. Chúng tôi có bằng sáng chế của riêng mình, và Apple có thể đang vi phạm một vài trong số đó".

Thông điệp của cả 2 bên đã rõ ràng. Kịch bản đã được viết ra: Nếu Apple dám đưa Samsung ra tòa vì tội ăn cắp ý tưởng trên iPhone, Samsung sẽ đối đầu bằng các cáo buộc khác. Lời tuyên chiến đã được tung ra.

Lúc này, Apple và Samsung chính thức bước chân vào cuộc chiến pháp lý kéo dài ít nhất là 4 năm, có chi phí pháp lý lên tới một tỷ USD và bao gồm hàng triệu văn bản pháp lý, nhiều phán quyết trái ngược nhau, và cả những lời cam kết từ cả 2 phía: "Họ copy của chúng tôi!".

Tham vọng của Samsung

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Tranh vẽ tòa án xử vụ kiện Samsung và Apple. Thẩm phán Lucy Koh đang nghe CEO Tim Cook của Apple (người đang đứng) điều trần.

Nhưng, có thể ngay từ đầu Samsung đã cố tình khiêu khích Apple tham gia vào một cuộc chiến pháp lý. Các văn bản tại tòa án từ những người đã từng làm việc cùng Samsung cho thấy, công ty Hàn Quốc sẵn sàng bỏ qua quyền trí tuệ trên tất cả các bằng sáng chế của các đối thủ cạnh tranh.

Và một khi bị các đối thủ mang ra tòa, Samsung sẽ sử dụng chiến lược giống như đã từng dùng với Apple: Kiện ngược, trì hoãn, thua cuộc, trì hoãn, xin phúc thẩm, và sau đó, khi thất bại đã rõ ràng lại... xin hòa giải.

"Samsung chưa bao giờ tìm ra một bằng sáng chế nào được coi là… có thể sẽ không sử dụng. Bất kể là bằng sáng chế đó thuộc về ai", Sam Baxter, một luật sư chuyên về bằng sáng chế từng làm việc cho Samsung cho biết. "Tôi đã từng đại diện cho Ericsson (công ty Thụy Điển đã từng liên doanh với Sony), và kể cả nếu buộc phải nói dối hay là chết, Ericsson vẫn sẽ nói thật. Sau đó tôi đại diện cho Samsung. Nếu buộc phải nói thật hay là chết, Samsung vẫn sẽ nói dối".

Các nhà lãnh đạo của Samsung cho rằng, việc người ngoài chỉ trích chiến lược "kiện ngược khi bị kiện" của Samsung là hoàn toàn sai lầm và thể hiện cái nhìn không đúng thực tế về cách tiếp cận các vấn đề bằng sáng chế. Theo Samsung, do đang là một trong những công ty nắm giữ nhiều bằng sáng chế nhất, công ty Hàn Quốc thường xuyên bị các đối thủ trong ngành công nghệ vi phạm tài sản trí tuệ, nhưng vẫn không đệ đơn kiện để phản đối. Khi Samsung đã bị kiện, công ty sẽ sử dụng các vụ kiện ngược để tự bảo vệ.

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Nhìn nhận một cách khách quan, khó có thể nói rằng Galaxy S là một sản phẩm không "học hỏi gì" từ iPhone 1.

Cuộc chiến pháp lý với Apple đã khép lại chương thứ 2, với kết quả Apple chỉ nhận được khoảng 120 triệu USD tiền bồi thường từ Samsung, thấp hơn nhiều so với khoản 2,2 tỷ USD mà Tim Cook và đồng sự yêu cầu. Trong khi cả 2 bên có vẻ đều đã mệt mỏi vì cuộc chiến dai dẳng này, các cuộc đàm phán hòa giải do tòa án yêu cầu đều đã kết thúc trong thất bại. Cuộc đàm phán cuối cùng giữa Apple và Samsung diễn ra vào tháng 2 vừa qua, nhưng cả 2 bên đều tuyên bố với tòa án rằng họ không thể tự giải quyết mâu thuẫn.

Bất kể phán quyết của tòa án là gì, và bất kể các vụ kiện trong tương lai có kết thúc ra sao, Apple đã thua cuộc. Trong vụ kiện đình đám đầu tiên, cả 2 bồi thẩm đoàn tại California đều tuyên bố rằng Samsung đã cố tình sao chép từ thiết kế và giao diện của iPhone và quyết định buộc Samsung phải bồi thường cho Apple 1 tỷ USD (sau đó giảm xuống còn 890 triệu USD, do tính toán ban đầu sai lệch). Đến ngày 2/5, thẩm phán Mỹ lại tuyên bố Samsung đã vi phạm thêm 2 bằng sáng chế khác và buộc phải bồi thường 120 triệu USD cho Apple.

Trong 3 năm liền, cuộc chiến giữa Samsung và Apple đã trở thành cuộc chiến lớn nhất về quy mô và chi phí trong lịch sử điện toán toàn cầu. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị trong cuộc chiến "4 châu, 1 tỷ đô" này.

Dù tăng hay giảm thì cán cân thị trường vẫn nghiêng hẳn về Samsung

Nhưng cũng trong khoảng thời gian 4 năm kể từ ngày Apple nổ súng, Samsung cũng đã vươn lên đứng đầu thế giới smartphone về sản lượng và thị phần. Thị phần smartphone của Samsung hiện lên tới hơn 30%, trong khi Apple chỉ đạt một nửa: 15%. Chìa khóa thành công của Samsung? Bán ra những chiếc điện thoại "giống như Apple, nhưng rẻ hơn", đồng thời mang tới những sáng tạo của riêng mình lên dòng Galaxy.

"Samsung đã đạt được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với trước đây, và tôi nghĩ một phần lý do là bởi họ buộc phải chống lại Apple", một cựu lãnh đạo giấu tên của Apple khẳng định.

Đây chỉ là một trang khác trong cuốn sách chiến lược đã quá quen thuộc của Samsung. Công ty Hàn Quốc đã tiếp tục sử dụng chiến lược lối mòn nhưng hiệu quả của mình: Khi một công ty ra mắt một công nghệ đột phá, hãy tạo ra các bản sao rẻ tiền. Từ đó, hãy vươn lên để trở thành một gã khổng lồ của thế giới.

Trong phần tiếp theo, hãy cùng điểm qua những thành công đầu tiên của Samsung – những thành công đến từ những chiến lược không thực sự minh bạch.

Lê Hoàng

Theo Vanity Fair

Chủ đề khác