VnReview
Hà Nội

Đại chiến Apple & Samsung - Phần 2: Những vết nhơ "làm giá"

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Trong phần tiếp theo về đại chiến giữa Apple và Samsung do Vanity Fair tổng hợp được VnReview biên dịch, hãy cùng điểm qua những vụ việc đáng nhớ nhất trong lịch sử hàng chục năm của Samsung Electronics. Bạn có biết rằng trước khi iPhone và Galaxy S ra đời, Apple đã góp phần khiến cho Samsung phải chịu bỏ ra rất nhiều tiền để dàn xếp cho các tòa án tại Mỹ?

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Lee Byung-chul, nhà sáng lập của Samsung

Samsung được sáng lập vào năm 1938 bởi ông Lee Byung-chul, một người – cũng giống như Steve Jobs – không có bằng đại học. Là con của một gia đình giàu có, đến năm 26 tuổi ông Lee dùng tài sản kếch xù của mình để thành lập một xưởng xay gạo, nhưng thương vụ làm ăn này đã nhanh chóng thất bại. Cuộc phiêu lưu tiếp theo của ông Lee Byung-chull là một nhà máy đánh cá nhỏ có tên "Samsung" – trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "3 Sao". Trong những năm tiếp theo, ông Lee mở rộng kinh doanh sang nấu gạo, và đến năm 1953 bắt đầu thành lập một công ty đường mía, một chi nhánh sản xuất sợi len cùng một vài công ty con chuyên kinh doanh bảo hiểm.

Trong vòng hàng chục năm đầu tiên của lịch sử công ty, Samsung không hề bày tỏ ý định bước chân vào thị trường đồ điện tử người tiêu dùng. Đến năm 1969, Samsung cùng Sanyo thành lập liên doanh Samsung-Sanyo Electronics. Trong những năm tiếp theo, liên doanh giữa 2 công ty này bắt đầu sản xuất các loại TV đen trắng. Lý do duy nhất khiến Samsung ở lại với công nghệ lỗi thời này là do không sở hữu công nghệ sản xuất TV màu.

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Một bức ảnh từ những ngày đầu của Samsung Electronics

Cho đến tận đầu thập niên 1990, khi đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực đồ điện gia dụng khác, Samsung vẫn là một tên tuổi không mấy đáng chú ý trên thị trường toàn cầu. Thời điểm này, cơn lốc kinh tế tại Nhật Bản đã giúp cho các công ty tại đất nước mặt trời mọc (điển hình là Sony) vươn lên trở thành tâm điểm của thế giới công nghệ. Nếu bạn có thể nhớ lại khoảng thời gian này, vào thập niên 90 và thậm chí là đến thập niên 2000 Samsung vẫn chủ yếu nổi danh nhờ sản xuất các sản phẩm rẻ, kém chất lượng, "ăn theo" các sản phẩm cạnh tranh. Samsung không phải là nhà sản xuất đầu tiên bước chân vào Android: phải đến 3 năm sau khi liên minh Android (gồm Google, Sony, HTC, Samsung và một số nhà mạng) được thành lập, Galaxy S 1 mới ra đời. Cho đến tận thời điểm đó, Samsung vẫn chủ yếu được biết đến với các dòng điện thoại phổ thông giá rẻ ít ấn tượng.

Tuy vậy, Samsung vẫn nhìn ra một cách sinh lời rất hiệu quả: "làm giá" với các đối thủ cạnh tranh một cách rất táo bạo – và dĩ nhiên là bất hợp pháp. Sản phẩm đầu tiên được Samsung câu kết cùng một số các công ty khác để làm giá là các loại màn hình CRT, vốn là công nghệ phổ biến nhất cho màn hình máy tính và TV trong những năm 1990.

Các cuộc điều tra tại Mỹ và châu Âu đã chỉ ra thủ đoạn rất tinh vi và rất có tổ chức của kế hoạch ép giá người dùng này: Lãnh đạo của Samsung cùng các đối thủ cạnh tranh sẽ bí mật gặp gỡ trong các buổi họp có tên "Glass Meeting" (tạm dịch: "Cuộc họp trong phòng kính") được tổ chức tại nhiều khách sạn tại các quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản và 8 quốc gia khác. Một vài cuộc họp sẽ được các lãnh đạo cao cấp nhất của các công ty tham dự, trong khi một vài cuộc họp sẽ chỉ được tổ chức giữa các nhà quản lý hoạt động ở cấp thấp hơn. Các lãnh đạo cao cấp cũng đôi khi tham gia vào các cuộc họp "Green Meeting" (Cuộc họp ngoài trời) trên sân golf để lên kế hoạch "làm giá" cho sản phẩm.

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Năm 2007, khi iPhone ra mắt, Samsung vẫn chỉ được biết đến chủ yếu qua các dòng điện thoại giá rẻ

Vậy, Samsung và các công ty này sẽ làm gì? Họ sẽ cùng đồng ý nâng giá sản phẩm và giảm sản lượng nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn nhiều so với trường hợp phải thực sự cạnh tranh với nhau. Đến thời điểm bị bại lộ, trong năm 2011 và 2012, Samsung đã phải nộp phạt cho Mỹ 32 triệu USD, nộp phạt cho Hàn Quốc 21,5 triệu USD và nộp phạt cho Ủy ban Châu Âu EC 197 triệu USD.

Sau khi áp dụng khá thành công chiến lược không lành mạnh nói trên vào thị trường CRT, Samsung đã quyết định sử dụng cùng một chiêu trò vào các thị trường khác. Đến năm 1998, thị trường LCD, một công nghệ mới sử dụng tinh thể lỏng để tái tạo hình ảnh đã bắt đầu tăng tốc mạnh mẽ trong quá trình lật đổ CRT. Do đó, vào tháng 11, một nhà quản lý Samsung đã gặp mặt trực tiếp với; hai đối thủ cạnh tranh Sharp và Hitachi. Theo các nhà điều tra, cả ba công ty này đã đồng ý cùng nhau nâng giá màn hình LCD. Một lãnh đạo cao cấp của Samsung đón nhận thông tin nói trên và kịch bản CRT lặp lại với LCD.

Đến năm 2001, lãnh đạo của bộ phận sản xuất chip bán dẫn tại Samsung, Lee Yoon-woo đề xuất với đối thủ cạnh tranh Chunghwa Picture Tubes để nâng giá một loại công nghệ LCD vốn đã bị hai công ty này "làm giá" trái phép trước đó. Theo thông tin từ các nhà điều tra, quyết định này được đưa ra trong các buổi họp bí mật có mật hiệu "Crystal Meetings" ("Buổi họp Tinh thể"). Cũng giống như các "Buổi họp Green Meeting", các "Buổi họp Tinh thể" thường được tổ chức trên sân golf.

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Các sản phẩm của Samsung đã tiến những bước rất dài, nhưng lịch sử của Samsung vẫn có quá nhiều vết đen

Song, đến năm 2006, vụ dàn xếp LCD của Samsung và Chunghwa gặp phải một trở ngại lớn: các tin đồn lưu truyền trong hai công ty này cho rằng một trong các nạn nhân của liên minh "làm giá" giữa Samsung và Chunghwa – một công ty được các nhà điều tra đặt mật hiệu "NYer" (tạm dịch: "Người New York") đã bắt đầu nghi ngờ hai nhà cung ứng của mình. Lúc này, Samsung bắt đầu phải lo sợ rằng NYer có thể yêu cầu chính phủ Mỹ khởi động một cuộc điều tra diện rộng về hành vi làm giá phạm pháp nói trên. Lý do là bởi "NYer" thực ra là Apple, và Apple ở thời điểm đó đã rất lớn mạnh sau thành công của iPod.

Công ty Hàn Quốc làm thế nào để đối phó với tình cảnh này? Câu trả lời: Samsung tìm đến Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, xin tham gia vào chương trình  xin khoan hồng bằng cách hé lộ danh tính của các công ty cùng tham gia ép giá với mình. Song, ngay cả điều này cũng không thể giúp cho Samsung: Bởi sau đó công ty Hàn Quốc buộc phải trả hằng trăm triệu USD để dàn xếp các vụ kiện từ các đối tác mua LCD cũng như các công tố viên của Hoa Kỳ.

Vào những thập niên trước, mối quan hệ của Samsung và các đối thủ cạnh tranh "êm đẹp" hơn rất nhiều. Lịch sử của công ty điện tử Hàn Quốc tràn ngập những vụ việc bắt tay với đối thủ cạnh tranh để ép giá đối tác và người tiêu dùng.

Thực tế, quyết định "đâm sau lưng" các công ty khác cùng tham gia "làm giá" LCD có lẽ không chỉ đến từ sức ép của Apple. Trước đó, Samsung đã bị các đơn vị hành pháp tại Mỹ đưa vào tầm ngắm: trước khi vụ việc LCD bị bại lộ, một công ty khác cùng tham gia ép giá với Samsung đã hé lộ danh tính của công ty Hàn Quốc trong các vụ làm giá RAM máy tính. Cụ thể hơn, hành vi làm giá của Samsung trong mảng sản xuất RAM dùng cho máy vi tính bắt đầu từ năm 1999. Đến năm 2005, Samsung đồng ý trả 300 triệu USD tiền phạt cho chính phủ Mỹ. Có sáu trong số các lãnh đạo của Samsung đã phải nhận tội và chịu án phạt từ 7 đến 14 tháng tù trong các nhà tù tại Mỹ.

Trong những năm sau này, lãnh đạo của Samsung cho biết công ty Hàn Quốc đã áp dụng các chính sách mới nhằm giải quyết các vấn đề luật pháp và đạo đức. "Samsung đã có những bước tiến rất lớn để giải quyết các vấn đề tuân thủ pháp luật", Jaehwan Chi, phó chủ tịch điều hành phụ trách các vấn đề pháp lý và tuân thủ luật pháp toàn cầu tại Samsung cho biết. "Giờ đây chúng tôi tổ chức tuân thủ luật pháp triệt để, sở hữu một đội ngũ luật sự đáng tin cậy, có rất nhiều chính sách và luật định rõ ràng, có hệ thống đào tạo và giám sát toàn công ty. Kết quả là từng nhân viên của chúng tôi, bất kể là tại châu Mỹ, châu Á hay châu Âu đều được đào tạo về tuân thủ luật pháp hàng năm".

Bài liên quan:

Đại chiến Apple & Samsung: Phần 1 - Mưu đồ của Samsung

Lê Hoàng

Theo Vanity Fair

Chủ đề khác