VnReview
Hà Nội

Motorola và bài học từ phân khúc giá rẻ

Bạn khó có thể dùng cụm từ "thành công" để nói về Motorola trong những năm qua, song sự xâm lấn mạnh mẽ của công ty từng 1 thời đứng đầu thế giới này vào phân khúc giá rẻ sẽ là một bài học đắt giá cho Samsung, LG và HTC.

Bạn khó có thể dùng cụm từ "thành công" để nói về Motorola trong những năm qua, song sự xâm lấn mạnh mẽ của công ty từng 1 thời đứng đầu thế giới này vào phân khúc giá rẻ sẽ là một bài học đắt giá cho Samsung, LG và HTC.

Chiến lược sản phẩm cao cấp của Motorola trong những năm vừa qua là một chuỗi những sai lầm đắt giá. Mới chỉ trong năm ngoái, Motorola ra mắt mẫu đầu bảng rất được chờ đợi: Moto X với 1 loạt các tính năng hấp dẫn như vỏ lưng nhiều chất liệu hoặc khả năng điều khiển bằng giọng nói không cần dùng tay.

Nhưng Moto X lại có cấu hình quá kém cỏi, trong bối cảnh gần như tất cả người dùng Android cao cấp đều đã quen với những sản phẩm đầu bảng có cấu hình "khủng" quá mức cần thiết. Mới chỉ 2 tháng trước, nhà máy sản xuất đầy tham vọng của Motorola đặt ngay tại Texas, Mỹ đã bị đóng cửa do chìm trong thua lỗ.

Khi Lenovo mua lại Motorola với giá chỉ hơn 3 tỷ USD, giới công nghệ buộc phải tự hỏi mục đích của công ty Trung Quốc khi thực hiện bước đi này là gì?

Bây giờ thì chúng ta đã có câu trả lời: sau nhiều năm tập trung một cách vô vọng vào thị trường cao cấp, Motorola đã trở thành nhà sản xuất tên tuổi đầu tiên tấn công một cách mạnh mẽ vào phân khúc thấp nhất. Kết quả là Motorola thành công một cách đáng ngạc nhiên.

Bạn khó có thể dùng cụm từ "thành công" để nói về Motorola trong những năm qua, song sự xâm lấn mạnh mẽ của công ty từng 1 thời đứng đầu thế giới này vào phân khúc giá rẻ sẽ là một bài học đắt giá cho Samsung, LG và HTC.

Vừa qua, trang bán hàng qua mạng Flipkart của Ấn Độ đưa ra tuyên bố đã bán được 1 triệu smartphone Motorola chỉ trong vòng 5 tháng. Theo CEO của Flipkart, điều này có nghĩa rằng Motorola đã lọt vào top 5 nhãn hiệu smartphone bán chạy nhất tại quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới.

Để hiểu được thành công này của Motorola, hãy nhớ rằng công ty con của Google chỉ bán được 6 triệu smartphone trên toàn cầu trong quý I vừa qua. Flipkart là trang thương mại trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ, và cả 2 vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng của trang này đều thuộc về Motorola. Cả Samsung, iPhone lẫn Nokia giá rẻ đều tụt lại phía sau.

Trong bối cảnh các thị trường cao cấp như Mỹ và Tây Âu đang dần bão hòa, các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày một quan trọng hơn với sự sống còn của các ông lớn. Vậy, Motorola đã làm thế nào để chinh phục được Ấn Độ? Câu trả lời là: bằng cách xâm lấn mạnh mẽ vào phân khúc giá rẻ, hạ giá xuống thấp hơn cả Samsung và Nokia.

Ví dụ, chiếc Moto E chỉ có giá 120 USD (tức khoảng 2,6 triệu đồng) trên Flipkart. Với mức giá rẻ hơn 10% so với Samsung Galaxy S Duos và rẻ hơn 5% so với Nokia Lumia 520, Moto E có màn hình lớn hơn, sắc nét hơn (4,3 inch; 960 x 540 pixel), vi xử lý Snapdragon 200 mạnh mẽ hơn và RAM lên tới 1GB. Cả 2 sản phẩm cạnh tranh đều sử dụng màn hình nhỏ và có cấu hình quá yếu.

Bạn khó có thể dùng cụm từ "thành công" để nói về Motorola trong những năm qua, song sự xâm lấn mạnh mẽ của công ty từng 1 thời đứng đầu thế giới này vào phân khúc giá rẻ sẽ là một bài học đắt giá cho Samsung, LG và HTC.

Smartphone giá siêu rẻ không phải là chiến lược duy nhất của Motorola. Ví dụ, chiếc Moto G có giá hơn 200 USD (4,5 triệu đồng) rất được ưa chuộng tại các thị trường châu Á. Lý do là bởi ở mức giá tầm thấp, Moto G vẫn có cấu hình tầm trung: vi xử lý lõi tứ và màn hình HD 720p.

Thành công của Moto G và Moto E rõ ràng đến từ các biện pháp giảm giá, qua mặt cả Samsung lẫn Nokia. Đó chính là những gì mà Lenovo cần: một thương hiệu mạnh để tấn công mạnh mẽ hơn vào châu Á và Đông Âu – những thị trường ưa thích thương hiệu nhưng lại không dư dả về tài chính.

Và sự vươn lên mạnh mẽ của Motorola cũng là một lời cảnh tỉnh đối với các thương hiệu châu Á khác như HTC, Samsung, Sony và LG. Tất cả các ông lớn này đều chưa dám đẩy giá smartphone xuống dưới mức 120 USD như Motorola. Tất cả đều đang vật lộn để đạt được mục tiêu doanh số trong năm 2014. Ngay cả Samsung gần đây cũng đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm.

Motorola đã mang tới một bài học đắt giá: bất kể một thương hiệu smartphone nào, dù đang lâm vào khó khăn đến mấy, cũng có thể hồi phục khi tấn công mạnh mẽ vào phân khúc thấp nhất của thị trường. Cho đến giờ, cả Sony, HTC và BlackBerry đều không muốn lựa chọn hướng đi này.

Nhưng, có lẽ chỉ trong vài năm tới, những "người hùng một thời" này cũng sẽ không còn sự lựa chọn nào cả. Sony vẫn tiếp tục thua lỗ dù có Z1 và Z2, tương lai của HTC vẫn còn quá bấp bênh, trong khi BlackBerry vẫn chạy theo những sản phẩm cao cấp ít được lòng người dùng. Đi theo Motorola vào phân khúc giá rẻ sẽ là lựa chọn duy nhất cho các công ty này, trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Lê Hoàng

Theo BGR

Chủ đề khác