VnReview
Hà Nội

Nhìn lại vòng đời ngắn ngủi của Nokia X

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.

Số phận của Nokia X

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.

Cựu CEO Stephen Elop của Nokia tại sự kiện ra mắt Nokia X

Vào tháng 02/2014, dòng smartphone Nokia X ra mắt để mang tới một trải nghiệm kết hợp cả Android lẫn Windows Phone trên phần cứng của Nokia. Khi có tuổi đời chưa được 6 tháng, cả X lẫn bản kế nhiệm X2 cũng như các thiết bị Nokia Android tương lai đều đã bị khai tử.

Như vậy, CEO Satya Nadella quyết định ngừng toàn bộ chương trình Nokia X chỉ 3 tháng sau khi Microsoft hoàn tất thương vụ mua lại Nokia và cũng chỉ hơn 1 tháng sau khi thế hệ X2 ra mắt. Gã khổng lồ phần mềm sẽ mang thiết kế của những chiếc smartphone giá rẻ này lên các dòng Lumia cấp thấp trong tương lai.

Đây không phải là một cái kết gây bất ngờ cho nhiều người. Song, hãy cùng nhớ lại rằng Nokia ra mắt Microsoft sau khi thương vụ sát nhập giữa 2 công ty đã được công bố chính thức gần nửa năm. Sự ra đời của Nokia X mang tới rất nhiều câu hỏi làm đau đầu cả thế giới công nghệ, và cái chết của dòng smartphone này cũng không đơn giản là do Microsoft cần tập trung gia tăng sức cạnh tranh của Windows Phone đối với Android.

Doanh số èo uột vì chất lượng kém

Ramon Llamas, một nhà phát triển của công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết: "Nokia cố gắng mang đến những điều tốt đẹp nhất của Android và Windows Phone lên chiếc smartphone này, nhưng một khi đã thử sử dụng nó, bạn sẽ thấy Nokia X không hoàn thành được tiềm năng của mình".

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.

So với Moto E hoặc thậm chí là cả những chiếc smartphone Trung Quốc, Nokia X thua kém cả về phần cứng và phần mềm

Trong khi Microsoft không công bố chính xác doanh số Nokia X, Llamas cho biết nghiên cứu của ông mang tới kết luận rằng Nokia X "không phải là chiếc điện thoại nhiều người mua". Khi Nokia ra mắt X2 chỉ 4 tháng sau khi phát hành X, ai cũng có thể đoán được rằng chiếc X là một sản phẩm thất bại.

Trước đó, người hâm mộ đã từng rất mong đợi một chiếc smartphone Nokia chạy Android, kết hợp hệ điều hành số 1 thế giới và chất lượng phần cứng tuyệt đỉnh của Nokia. Sự thất bại của Nokia X chỉ có thể do 1 lý do duy nhất: Chất lượng của dòng smartphone này quá kém so với mong đợi của những người còn trung thành với Nokia. Cụ thể hơn, giá trị mà chiếc X mang lại không xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Trên nền tảng Android, Nokia đã vô tình loại bỏ tất cả các thế mạnh của cả Lumia lẫn hệ điều hành di động của Google. Kết quả là ngay cả thị trường giá rẻ cũng không ưa chuộng chiếc X, và sản phẩm Nokia đầu tiên chạy Android đã không trở thành một "hit" lớn như mong đợi của nhiều người.

Sai lầm của Nokia khi kết hợp Android và Microsoft

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.  Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

Sự kiện Nokia ra mắt Nokia X bị mỉa mai là "Vừa ra mắt, vừa xin lỗi Microsoft"

Nokia và Microsoft đã trở thành đối tác chiến lược từ năm 2011, khi Windows Phone được tuyên bố sẽ thay thế Symbian để trở thành hệ điều hành chính cho smartphone Nokia. Khi ra mắt Nokia X (được phát triển từ trước khi thương vụ Microsoft mua Nokia được công bố), Nokia đã cố gắng "xoa dịu" đối tác lớn và ông chủ tương lai của mình bằng cách loại bỏ gần như tất cả các dịch vụ Google trên nền Android và thay thế bằng dịch vụ của Microsoft. Các ứng dụng "cần thiết" trên Android như Gmail, Google Maps hay gian hàng Google Play đều không có mặt trên Nokia X. Thay vào đó, Nokia X được tích hợp Skype, OneDrive, Here Maps (do Nokia tự phát triển) và cũng sử dụng Bing làm bộ máy tìm kiếm chính. Màn hình chủ của Nokia X cũng không hề giống Android mà mang phong cách Windows Phone nhiều hơn.

Lý do mà Nokia đưa ra khi phát triển X là khi người dùng hạn hẹp kinh phí đã quen với trải nghiệm dịch vụ, giao diện của Microsoft trên chiếc X giá rẻ, họ sẽ tiếp tục nâng cấp lên các dòng Lumia cao cấp hơn.

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.

Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

Nhưng cả 2 khía cạnh Android và Windows Phone của Nokia X đều gây thất vọng. Đầu tiên, Nokia đã chỉnh sửa phiên bản Android trên X quá nhiều, nhiều tới mức các tính năng của dòng smartphone này đều bị thiếu hụt. Do Nokia thay thế các dịch vụ của Nokia bằng dịch vụ của Microsoft, các nhà phát triển ứng dụng sẽ buộc phải chỉnh sửa ứng dụng Android của họ trên chiếc X. Ví dụ, các dịch vụ định tuyến của Android vốn sử dụng Google Maps. Trên chiếc X, các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải viết lại mã nguồn để sử dụng dịch vụ Here Maps.

Đồng thời, họ cũng sẽ phải thay đổi cách thức chi trả cho nội dung bên trong ứng dụng thành phương thức chi trả qua cước điện thoại. Lý do Nokia đưa ra là bởi chiếc X nhắm vào các thị trường đang phát triển, do đó sẽ có rất ít người sử dụng thẻ tín dụng để chi trả trong ứng dụng. Song, chiến lược này lại tạo thêm 1 sức ép khác cho các nhà phát triển ứng dụng. Kết quả là Nokia X không thể tận dụng được "cơn lốc ứng dụng" của Android.

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.  Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

Ngay cả những chiếc Lumia giá rẻ như 520 (phải) cũng được hỗ trợ Live Tile chứa thông báo và nội dung ứng dụng

Chiếc X giá rẻ cũng không thể mang tới trải nghiệm Windows Phone ở mức chấp nhận được. Một trong những yếu tố giúp các dòng Lumia trở nên nổi bật nhờ sở hữu các ô Live Tile màu sắc để hiển thị thông báo. Ví dụ, ô Live Tile của ứng dụng Mail sẽ hiển thị tiêu đề email mới nhận và tên người gửi. Nhờ đó, người dùng có thể đoán biết liệu họ có cần mở ứng dụng Mail hay không. Windows Phone cũng cho phép người dùng tạo các ô Tile làm đường tắt tới một số nội dung cụ thể bên trong ứng dụng. Ví dụ, bạn có thể tạo một ô Tile để xem tin tức công nghệ từ ứng dụng News.

Nokia X không hỗ trợ tính năng này (vì nó sử dụng Android chứ khồng phải Windows Phone). Tất cả những gì chiếc X có là những biểu tượng Android bị phóng đại để mang phong cách Windows Phone. Nội dung của các ô biểu tượng trên Nokia X không được thay đổi theo thời gian thực. Đồng thời, hệ điều hành Android trên Nokia X kém mượt mà hơn cả những chiếc Lumia tầm thấp. So với cả chiếc Lumia 520 giá rẻ, trải nghiệm Nokia X vẫn quá hạn chế.

Windows Phone đã có thể chạm tới mức giá của Nokia X

Nokia X đã hoàn thành được mục tiêu đưa Nokia tới mức giá siêu rẻ: 120 USD (tức chỉ khoảng hơn 2,5 triệu đồng) tại Mỹ. Song, ở mức giá này, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn những sản phẩm Android tốt hơn như Moto E hoặc Xiaomi Redmi 1S. Ngay cả chiếc Lumia 520 đời cũ cũng chỉ có giá tương đương với chiếc X.

Microsoft vẫn cần Windows Phone thành công tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ hay Việt Nam. Đây mới chính là các thị trường tiềm năng giúp mang lại tốc độ tăng trưởng cao, bởi tại Mỹ và châu Âu, gần như tất cả mọi người dùng đều đã có smartphone. Khi từ bỏ Nokia X, Microsoft không nhất thiết từ bỏ mục tiêu chinh phục thị trường giá rẻ. Những thiết kế phần cứng còn sót lại của dự án Nokia X sẽ được sử dụng trên các dòng Windows Phone cấp thấp của tương lai.

Lý do Nokia X ra đời là bởi trước đây, Windows Phone chưa đủ tốt để có thể mang tới trải nghiệm ở mức "chấp nhận được" ở mức giá hơn 100 USD. Song, cũng vào ngày ra mắt Nokia X tại sự kiện MWC vào tháng 2, Microsoft cũng đã ra mắt phiên bản Windows Phone 8.1.

Với Windows Phone 8.1, các ứng dụng đã được tối ưu tốt hơn, do đó nhu cầu phần cứng dành cho Windows Phone cũng đã giảm xuống. Các yêu cầu do chính Microsoft đặt ra đối với các nhà sản xuất Windows Phone về phần cứng cũng đã được nới lỏng. Điều này giúp cho các đối tác có thể tạo ra những mẫu Windows Phone rẻ hơn rất nhiều.

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.

Với WP8.1, Microsoft không cần "mượn" Android để mang trải nghiệm Lumia đến các quốc gia đang phát triển nữa

Đồng thời, gã khổng lồ phần mềm cũng đã miễn phí bản quyền Windows cho các nhà sản xuất. Một lần nữa, điều này sẽ cho phép các thiết bị Windows Phone chạm tới tầm giá 100 – 150 USD.

Không chỉ có vậy, bên cạnh khả năng hỗ trợ cấu hình cao cấp (độ phân giải cao, vi xử lý lõi tứ…), bản cập nhật Windows Phone 8.1 cũng đã mang tới những tính năng cần phải có trên các dòng smartphone dành cho thị trường cấp thấp. Ví dụ, chiếc Lumia 630 chạy Windows Phone 8.1 có thể chạy 2 thẻ SIM cùng lúc. Trước đây, khi chưa được cập nhật lên 8.1, Windows Phone không thể làm được điều này.

Chính những yếu tố cải tiến này đã khiến Nokia X trở nên thừa thãi.

Chiến lược mâu thuẫn

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft. Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

Stephen Elop (phải) và cựu CEO Steve Ballmer của Microsoft, người đã khởi xướng thương vụ mua lại Nokia

CEO Satya Nadella đang cố gắng loại bỏ các mảng kinh doanh không cần thiết hoặc mâu thuẫn với trọng tâm mới của Microsoft. Vào ngày thứ năm, sau khi tuyên bố sẽ sa thải 18.000 nhân viên trong vòng 6 tháng, Microsoft cũng tuyên bố sẽ đóng cửa bộ phận phát triển nội dung truyền hình Xbox Entertainment Studios và cũng đã từ bỏ dịch vụ phát (stream) nhạc Nokia MixRadio. Ngay cả dự án Lumia có cảm biến camera 3D cũng bị chấm dứt trong nuối tiếc. Trước đó, Microsoft cũng đã loại bỏ cả chiếc tablet Surface Mini chỉ vài giờ trước khi ra mắt.

Ngay từ đầu, Nokia đã thiết kế để dòng X trở thành "cánh cửa" dẫn vào trải nghiệm Lumia cao cấp hơn. Hệ điều hành chạy trên Nokia X chỉ đơn giản là một phiên bản Android đã được chỉnh sửa rất nhiều để kết hợp phần nền của Android cùng các dịch vụ và giao diện có trên Windows Phone. Đồng thời, Nokia muốn dùng Android để bán những chiếc điện thoại có cài đặt ứng dụng địa phương không có mặt trên Windows.

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft.  Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

CEO mới Satya Nadella của Microsoft và Stephen Elop vào ngày hoàn tất thương vụ sát nhập

Cần phải chỉ rõ rằng, dưới triều đại Satya Nadella, Microsoft đã tiến hành nhiều bước cải tổ ít "độc đoán" hơn trước đây, ví dụ như ra mắt Microsoft Office cho iPad hoặc mang nhiều dịch vụ lên các nền tảng cạnh tranh như iOS và Android. Như vậy, quá rõ ràng, cái chết của Nokia X không gói gọn trong câu chuyện rằng "Microsoft ghét Android", bởi chính sự ra đời (của cả X và X2) cũng như những chiến lược gần đây dưới quyền Nadella đã cho thấy Microsoft không hề "nhỏ nhen và độc đoán" như Apple.

Song, Nokia X đã không thể hoàn thành được bất kỳ mục tiêu nào do Microsoft và Nokia đặt ra ban đầu. Chiếc smartphone này trở thành minh chứng rõ ràng cho thấy Microsoft không thể và cũng không nên phung phí công sức của mình để mở rộng dịch vụ lên tất cả các nền tảng khác.

Và đến khi Microsoft sục sôi cải tổ, Nokia X trở thành cái tên đầu tiên trong danh sách cần khai tử.

Số phận đã định đoạt ngay từ đầu?

Ngay từ khi các tin đồn về Nokia X xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm ngoái, nhiều người đã rất hoài nghi về số phận của chiếc điện thoại này. Nhưng, chính sự tồn tại ngắn ngủi của Nokia X cũng có rất nhiều điều đáng nói.

Với người hâm mộ Nokia, chiếc X cũng là một câu chuyện đáng ghi nhớ. Khi Nokia X chưa ra mắt, các fan Nokia vẫn hy vọng vào một ngày một chiếc Nokia Android ra mắt để kết hợp chất lượng phần cứng số 1 thế giới với hệ điều hành số 1 thế giới. Song, tất cả những gì dòng smartphone X mang lại là sự thất vọng cho người dùng. Nokia X là minh chứng cho thấy kể cả khi theo đuổi Android, Nokia cũng vẫn có những hạn chế của riêng mình. Cho dù người dùng có thể cài đặt dịch vụ của Google lên Nokia X, không một ai dại dột bỏ ra 120 USD để mua chiếc X. "Giấc mơ" Nokia Android tiêu tan, bởi rõ ràng công ty Phần Lan không thể chạy đua cấu hình cùng các nhà sản xuất Android sành sỏi.

Như lời cựu CEO Stephen Elop đã nói, "vai trò của điện thoại tại Microsoft khác với vai trò phần cứng điện thoại tại Nokia". Nokia (đã từng) là một công ty sản xuất điện thoại, với mục tiêu bán được càng nhiều điện thoại chất lượng cao càng tốt. Với Microsoft, những chiếc Lumia chỉ là cầu nối đưa người dùng đến với dịch vụ và phần mềm của hãng và để cuốn hút các nhà sản xuất đến với nền tảng Windows Phone.

Vòng đời của Nokia X cũng đặc biệt không kém gì ngày ra mắt của chiếc smartphone Android này. Lý do dẫn đến cái chết của Nokia X không chỉ là bởi chiếc smartphone này chạy trên một nền tảng đối nghịch với Microsoft. Nokia X tràn ngập các dịch vụ của Microsoft

Nokia X2, chiếc smartphone Android cuối cùng của Nokia

Tất cả những điều này có nghĩa rằng cả người dùng, cả Microsoft và cả Nokia đều không còn cần đến chiếc X nữa.

Bạn đọc VnReview nghĩ gì về số phận ngắn ngủi của Nokia X và quyết định khai tử smartphone yểu mệnh này của Microsoft?

Bài liên quan:

VnReview mổ xẻ smartphone giá rẻ Nokia X

Đánh giá điện thoại Nokia X

Lê Hoàng

Tổng hợp từ Associated Press

Chủ đề khác