VnReview
Hà Nội

Châu Âu chính thức ra nghị quyết đòi tách rời Google

Nghị viện Châu Âu EP không có thẩm quyền buộc Google phải thay đổi, song lời kêu gọi đòi hỏi quyền "tìm kiếm trực tuyến không bị phân biệt" sẽ cho các tổ chức khác (Ủy ban Châu Âu EC) hoặc các nước thành viên được tự quyền ra các quyết định của riêng mình.

Nghị viện Châu Âu EP không có thẩm quyền buộc Google phải thay đổi, song lời kêu gọi đòi hỏi quyền

Trong ngày hôm nay (27/11), Nghị viện Châu Âu (EP) đã chính thức thông qua nghị quyết "tách rời dịch vụ tìm kiếm khỏi các dịch vụ thương mại khác" của Google để "đảm bảo điều kiện cạnh tranh cho thị trường số". Đề xuất này của EP đã gây tranh cãi gay gắt khi được ra mắt trong tuần, đặc biệt là khi chính phủ Mỹ lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự định này với tuyên bố "Quá trình xác định các mối đe dọa đối với tính cạnh tranh và các biện pháp giải quyết khả thi, dựa trên mục tiêu và các tìm kiếm chưa đầy đủ, không nên bị chính trị hóa". Tuy vậy, Nghị viện Châu Âu cuối cùng cũng vẫn thông qua nghị quyết này.

Do không có thẩm quyền để tự thực hiện nghị quyết trên, EP đang yêu cầu Ủy ban Châu Âu (EC) và các quốc gia thành viên phải cải thiện tình trạng bành trướng và vị trí có vẻ được ưu tiên hơn cả trên thị trường tìm kiếm online. Biện pháp giải quyết được đề ra là tách rời mảng tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo của Google. EP đã dùng những từ ngữ đặc biệt mạnh mẽ trong trường hợp này, theo đó các bộ máy tìm kiếm là "những người giữ cửa" quan trọng, và bởi vậy EC cần phải "thực thi các bộ luật chống độc quyền của EU một cách cứng rắn".

Nghị viện Châu Âu EP không có thẩm quyền buộc Google phải thay đổi, song lời kêu gọi đòi hỏi quyền

Nghị quyết tách rời dịch vụ tìm kiếm và quảng cáo của Google được thông qua với 53% phiếu thuận

Chưa rõ Ủy ban Châu Âu sẽ thực hiện các biện pháp nào với Google, song chắc chắn Mỹ sẽ không ngồi yên để EU "bắt chẹt" một trong những doanh nghiệp lớn nhất của mình. Do lợi nhuận của Google vẫn chủ yếu đến từ doanh thu quảng cáo, gần như chắc chắc gã khổng lồ tìm kiếm sẽ đấu tranh đến cùng để không tuân theo nghị quyết này.

Trong ngày hôm nay, Nghị viện Châu Âu cũng đã khẳng định lại về sự ủng hộ đối với tính trung lập của mạng Internet: "Tất cả băng thông Internet đều cần phải được xử lý bình đẳng, không phân biệt, không bị giới hạn, can thiệp, bất kể người gửi, người nhận là ai, định dạng, nội dung, thiết bị, dịch vụ hoặc ứng dụng là gì".

Lê Hoàng

Theo The Verge

Chủ đề khác