VnReview
Hà Nội

12 nỗi buồn công nghệ lớn nhất năm 2014 (phần 2)

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Bài liên quan: 12 nỗi buồn công nghệ lớn nhất năm 2014 (phần 1)

7. Bendgate và một danh sách lỗi dài dằng dặc cho iPhone 6, 6 Plus

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Cuối cùng thì thời khắc mà các fan mong đợi bấy lâu cũng đã đến. Trong năm 2014, Apple đã phát hành những chiếc smartphone màn hình lớn đầu tiên: iPhone 6 4.7 inch và iPhone 6 Plus 5.5 inch. Chắc chắn, những chiếc smartphone này sẽ trở thành một cột mốc doanh số mới của Táo, song danh sách một loạt các lỗi phần cứng và phần mềm xảy đến với iPhone 6 và 6 Plus vẫn sẽ là một vệt đen không đáng có của Apple trong năm nay.

Đầu tiên là lỗi phần cứng đình đám nhất: "Bendgate" trên 6 Plus. Chiếc phablet của Apple có độ mỏng quá thấp và màn hình quá lớn, và điều tất yếu phải xảy ra cũng đã diễn ra: iPhone 6 Plus rất dễ bị cong khi đặt trong túi quần. Đối thủ Samsung nhanh chóng "ăn theo" sự kiện này bằng các video kiểm tra độ bền của Galaxy Note 4, trong khi Apple vẫn vụng về chống chế bằng cách khẳng định chỉ có... 9 người dùng lên tiếng phàn nàn về chiếc 6 Plus bị bẻ cong.

Các thông tin rò rỉ cho biết Apple sau đó đã bí mật sửa lại bộ khung của iPhone 6 Plus, song danh sách lỗi liên quan đến 2 chiếc iPhone 2014 vẫn còn rất dài: lỗi lệch camera mặt trước bị lệch, lỗi camera chính của 6 Plus bị nhòe, lỗi phiên bản bộ nhớ 128GB có tốc độ quá chậm và cả lỗi màn hình dễ xước. Scandal giữa Apple và nhà sản xuất kính sapphire GT Advanced cũng đã khiến cho danh tiếng của Apple trên mảng chế tác phần cứng phần nào bị sứt mẻ.

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Lỗi camera bị nhòe trên iPhone 6 Plus

Về mặt phần mềm, phiên bản iOS năm nay cũng gặp phải rất nhiều trục trặc, trong đó trầm trọng nhất là phiên bản iOS 8.0.1 ra mắt sau khi iPhone 6 và 6 Plus lên kệ chỉ vài ngày biến 2 chiếc smartphone này thành... cục gạch. Các lỗi khác như lỗi tản nhiệt iPad, lỗi Bluetooth, lỗi qua mặt màn hình khóa, lỗi không thể xóa liên lạc trong danh bạ, lỗi sụt pin... cũng đã khiến cho người dùng phải ghẻ lạnh phiên bản iOS mới nhất. Tính đến gần 2 tháng sau khi ra mắt, iOS 8 mới chỉ đạt mốc phủ sóng 56%, thấp hơn cả mức 61% mà iOS 7 đạt được chỉ trong vòng 1 tuần sau khi đến tay người dùng.

8. Amazon Fire Phone thất bại thảm hại

Không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt của Amazon trong công cuộc đưa các thiết bị phần cứng cao cấp giá rẻ tới tay tất cả mọi người. Từ khi Sony vẫn còn độc chiếm thị trường máy đọc sách giấy điện tử, Amazon đã liên tiếp tung ra nhiều mẫu Kindle có chất lượng cao ở mức giá thấp, liên tục được cải tiến từ năm này sang năm khác. Tiếp đó, Amazon lại trở thành tên tuổi tiên phong tấn công vào phân khúc máy tính bảng giá rẻ với thế hệ Kindle Fire đầu tiên vào năm 2011, tận 1 năm trước khi Google ra mắt chiếc Nexus 7 đầu tiên.

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Nụ cười của CEO Jeff Bezos sớm trở thành khoản lỗ hàng trăm triệu đô cho Amazon

Bởi vậy, người hâm mộ đã rất nóng lòng chờ đợi chiếc Fire Phone của Amazon. Những gì mà họ nhận được lại là một niềm thất vọng to lớn: một chiếc smartphone có cấu hình của năm 2013 (vi xử lý; Snapdragon 800 cũ kỹ) với mức giá ngang ngửa smartphone đầu bảng của năm 2014. Tính năng đặc biệt duy nhất của Fire Phone là bộ camera 3D có thể nhận diện vật thể ở phía sau – một tính năng mà người dùng chỉ có thể dùng để tìm tên mặt hàng và đặt mua từ Amazon.com.

Sai lầm của Amazon là đã tiếp tục chính sách "dùng phần cứng để làm đòn bẩy tiêu thụ nội dung và thúc đẩy mua hàng qua mạng" như đã từng áp dụng thành công trên máy đọc sách Kindle, máy tính bảng Kindle Fire và cả bộ thu tín hiệu Kindle TV. Trang bán lẻ trực tuyến số 1 thế giới đã không thể nhận ra được rằng smartphone là một thiết bị được người dùng sử dụng liên tục cho cả công việc và giải trí. Bởi vậy, để thành công trên đấu trường smartphone cao cấp, một chiếc smartphone Android không chỉ cần có cấu hình đầu bảng mà còn cần những tính năng đặc biệt thực sự hữu ích. Xét riêng ở khía cạnh thứ 2 này, rõ ràng camera 3D của Amazon là không đủ để sánh với loa kép BoomSound của HTC hay khả năng chống nước của Galaxy S5.

 9. Bitcoin

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

CEO Mark Kerpeles của Mt Gox cúi đầu xin lỗi sau khi để 450 triệu USD... biến mất

Sau một năm gây sốt, đến đầu năm 2014, trào lưu tiền ảo liên tiếp gặp phải các sự cố khổng lồ. Trong khi Bitcoin đã từng gặp phải một số sự cố vào những năm trước, đến tháng 2 năm nay cộng đồng Bitcoin chứng kiến sàn giao dịch Mt Gox sụp đổ vì để mất 850.000 bitcoin vào tay hacker. Ngoại trừ 200.000 bitcoin sau đó được Mt Gox tuyên bố là "tìm thấy trong ví offline", khoản Bitcoin tương đương với 450 triệu USD này cho đến giờ vẫn mất tích. Công ty Mt Gox đệ đơn phá sản tại cả Nhật và Mỹ, còn những người đã chót để tiền trên sàn giao dịch này chỉ có nước... "khóc ròng" vì mất trắng.

Sau đó, ví điện tử Flexcoin cũng phải đóng cửa vì để mất một lượng Bitcoin tương đương với hàng trăm nghìn USD vào tay hacker. Giá Bitcoin trong những tháng vừa qua đã tăng trở lại, song vụ việc của Mt Gox đã khiến người dùng thực sự phải suy nghĩ lại về tính bảo mật của các đồng tiền ảo. Một số quốc gia (bao gồm Việt Nam) đã trực tiếp cấm sử dụng Bitcoin. Mỹ, Nhật và rất nhiều quốc gia khác cũng đã phải "sờ gáy" các sàn giao dịch tiền ảo. Vụ bắt giữ những kẻ sáng lập Silk Road 2.0 – phiên bản nối tiếp chợ đen số 1 thế giới (cho phép người dùng thuê tội phạm giết người, buôn bán ma túy trực tuyến...) cùng với một khoản tiền Bitcoin khổng lồ được sử dụng trên các chợ đen trực tuyến này càng khiến cho tương lai của Bitcoin trở nên bấp bênh.

10. Những sự cố xấu xí liên quan tới bình đẳng giới

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Đại học Utah bị đe dọa xả súng nếu để Anita Sarkeesian phát biểu

Nửa sau năm 2014 chứng kiến một loạt các scandal liên quan tới bình đẳng giới. Trong số này, tai tiếng nhất là vụ scandal Gamergate. Vụ việc xảy ra sau khi nhà phát triển game indie Zoe Quinn bị bạn trai cũ "tố" có quan hệ tình cảm với cây viết Nathan Grayson của tạp chí game Kotaku. Theo cáo buộc của người bạn trai này, Quinn đã lợi dụng mối quan hệ với Grayson để tựa game Depression Quest của cô được đánh giá cao trên Kotaku.

Sau khi thông tin xuất hiện, Quinn phải chịu đựng một "chiến dịch" hạ nhục khủng khiếp: "game thủ" trên mạng bắt đầu đưa ra những đánh giá mang tính phân biệt giới đính đối với Quinn; cả cô và gia đình cô đều nhận được các lời đe dọa hiếp dâm, đe dọa tính mạng...; các thông tin nhạy cảm như địa chỉ, số điện thoại và số thẻ tín dụng của Quinn bị tung lên mạng. Liên quan tới vụ việc này, nhà phê bình văn hóa Anita Sakreesian bị đe dọa đánh bom khi đến nói chuyện tại một trường đại học; một loạt các tên tuổi khác như nhà phát triển game Biannca Wu hoặc nhà báo Felicia Day của Gamespot đều bị quấy rối theo những cách tương tự.

Trong khi GamerGate trở thành một vết nhơ không thể xóa nhòa đối với cộng đồng game – bắt đầu từ game thủ cho đến truyền thông, CEO Satya Nadella của Microsoft lại mắc phải một sai lầm vô cùng ngớ ngẩn khi nhận xét về vấn đề phụ nữ thường phải nhận đồng lương quá thấp so với khối lượng công việc: "Vấn đề không phải là [phụ nữ]nên đòi hỏi tăng lương, mà là các bạn nên biết và có lòng tin rằng hệ thống doanh nghiệp sẽ thực sự cho bạn mức tăng đúng mức khi bạn tiến dần". 2 ngày sau khi đưa ra phát biểu này tại một sự kiện... tôn vinh phụ nữ, Satya Nadella buộc phải thừa nhận rằng mình đã "hoàn toàn sai lầm".

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

CEO Brendan Eich của Firefox phải từ chức chỉ 2 tuần sau khi nhậm chức do đã từng quyên góp tiền vào quỹ "kỳ thị" người đồng tính

Kém may mắn hơn Satya Nadella rất nhiều là CEO Brendan Eich của Mozilla. Nhà đồng sáng lập và CEO mới được bổ nhiệm vào tháng 3 của Mozilla (nhà phát triển Firefox), phải từ bỏ vị trí do đã từng quyên góp 1.000 USD vào một quỹ chống hôn nhân đồng giới vào năm 2008. Khi thông tin này bị hé lộ, Eich đã phải từ chức chỉ trong vòng 2 tuần sau khi nhậm chức CEO. Một vài ý kiến cho rằng phản ứng của cộng đồng công nghệ đối với Eich là quá gay gắt – xét cho cùng, vị lãnh đạo này đã từng sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình JavaScript, ngôn ngữ Rust và cũng đã từng đảm nhậm vị trí giám đốc công nghệ (CTO) của Mozzila trong gần 10 năm. Tuy vậy, có một sự thật khá rõ ràng: với cộng đồng công nghệ chính thống, hành vi phân biệt đối xử với người đồng tính đã trở thành một hành vi không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

11. Các ông lớn châu Á chìm trong khó khăn

Năm 2014 là một năm tương đối đáng buồn với người hâm mộ công nghệ tại châu Á. Đầu tiên, Pantech, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 Hàn Quốc (sau LG và Samsung) đã chính thức phải đệ đơn phá sản trong tháng 8. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một doanh nghiệp nào ngỏ ý muốn mua lại Pantech. Có lẽ, thương hiệu smartphone Sky (do Pantech sản xuất) rất được yêu quý tại Việt Nam sẽ sớm trở thành dĩ vãng.

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

CEO JK Shin của Samsung được gọi là "may mắn" khi giữ lại vị trí tại công ty Hàn Quốc trong đợt xáo trộn vừa qua

Song, thông tin đáng lo ngại nhất đến từ Hàn Quốc lại là sự tuột dốc của Samsung. Trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận của Samsung chỉ đạt 4 tỷ USD, tương đương với mức giảm gần 49% so với con số 7,8 tỷ USD của năm ngoái. Mảng kinh doanh điện thoại di động là nguyên nhân chính dẫn tới các con số ảm đạm này: ở phân khúc tầm cao, 2 chiếc iPhone cỡ lớn gây ảnh hưởng nặng nề tới Galaxy S5 và Galaxy Note 4, trong khi ở phân khúc thấp, các đối thủ Trung Quốc (đặc biệt là Xiaomi) ngày càng gặm nhấm thành công miếng bánh của Samsung tại các thị trường đang phát triển.

Hiển nhiên, một phần lớn lỗi là của Samsung: chiếc Galaxy S5 trong năm nay vẫn tiếp tục sử dụng chất liệu nhựa, ngay cả khi Galaxy S4 đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì điểm yếu duy nhất này. Chiến lược giá của Samsung tại phân khúc thấp cũng khiến thất bại trở nên khá hiển nhiên: ở cùng một tầm giá, smartphone cấp thấp của Xiaomi, OPPO, Lenovo hay thậm chí là cả Motorola đều hấp dẫn hơn smartphone Samsung.

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.

Lãnh đạo bộ phận di động của Sony, ông Kunisama Suzuki mất vị trí vì không thể vực dậy mảng smartphone của công ty Nhật Bản

Tên tuổi số 1 tại Nhật Bản cũng không khá khẩm hơn là bao: trong quý 3 của năm, Sony thông báo lỗ 1,247 tỷ USD. Mảng kinh doanh TV vốn đang hồi phục của Sony lại quay trở về với thua lỗ, mảng kinh doanh smartphone liên tiếp phải giảm doanh số dự đoán, trong khi thương hiệu VAIO đã bị bán vào tay JIP (một liên doanh tại Nhật Bản). Ngoại trừ thành công của PlayStation 4, gần như tất cả mọi thứ đều đang chống lại sự hồi phục của Sony.

12. iPad kéo doanh số tablet tụt dốc thảm hại

Mới chỉ vào quý 4 năm 2013, Apple vẫn còn tiếp tục thiết lập kỷ lục mới cho iPad khi bán ra được tới 26 triệu máy. Đến quý đầu năm 2014, doanh số iPad giảm gần 4 triệu máy so với quý 1/2014. Trong quý 2, iPad giảm tốc độ suy thoái khi chỉ giảm 9% doanh số so với cùng kỳ 2013, nhưng đến quý 3, mức giảm lại chạm tới 12,8%. Apple vẫn tiếp tục đạt lợi nhuận khổng lồ và thậm chí còn lập kỷ lục về giá trị thị trường, nhưng rõ ràng đây là những tín hiệu không mấy khả quan cho dòng sản phẩm đã từng được hy vọng sẽ sánh ngang cùng iPhone.

Khủng hoảng Bitcoin, thất bại của Amazon Fire Phone hay sự tụt dốc của thị trường tablet đều là những dấu hiệu cho thấy năm 2015 sẽ không phải là một năm êm ả với thế giới công nghệ.  Lãnh đạo bộ phận di động của Sony, ông Kunisama Suzuki mất vị trí vì không thể vực dậy mảng smartphone của công ty Nhật Bản

"Kém sáng tạo" là lời chỉ trích phổ biến nhất nhắm vào iPad trong những năm gần đây
 

Đáng lo ngại hơn, số liệu cho thấy tình trạng sụt giảm tốc độ tăng trưởng không chỉ diễn ra với Apple mà còn diễn ra với gần như tất cả các nhà sản xuất tablet khác.Số liệu của IDC cho thấy trong năm 2014 lượng tablet xuất xưởng sẽ chỉ tăng 7,2% - một con số vô cùng đáng lo ngại so với cột mốc 52,3% của năm 2013. Nguyên nhân toàn bộ thị trường tablet xuống dốc cũng đã được làm rõ: người dùng ít mua mới tablet hơn là smartphone. Một chiếc tablet sẽ chỉ được người dùng nâng cấp sau khi máy tính bảng cũ của họ đã chạm mốc 2, 3 hoặc thậm chí là 4 năm tuổi đời, quá thấp so với dự đoán ban đầu của các nhà sản xuất là 1 – 2 năm/lần.

Nếu như nhận định này là chính xác, trong ít năm nữa tablet sẽ sớm gặp phải tình trạng ảm đạo như PC – hoặc giảm sản lượng, hoặc gần như không tăng qua mỗi năm. Hẳn nhiên, các thị trường giá rẻ như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn rất hứa hẹn, nhưng có lẽ thời hoàng kim của tablet đã kết thúc ngay từ năm 2014.

Lê Hoàng

Tổng hợp

Chủ đề khác