VnReview
Hà Nội

Lò vi sóng biến thức ăn thừa thành nhiên liệu sinh học

Theo hãng tin Mỹ AP, lò vi sóng có khả năng mở khóa một kho báu các hợp chất, vật liệu và nhiên liệu từ thức ăn thừa.

Chẳng hạn, vỏ cam thường bị vứt đi thì nay có thể dùng lò vi sóng để chuyển thành một loạt hóa chất có giá trị bằng cách phá vỡ cellulose trong vỏ cam. Các nhà khoa học đặt tên cho dự án này là Orange Peel Exploitation Company (Opec).

Giáo sư James Clark, từ đại học York (Anh), người chủ trì nghiên cứu cho biết công nghệ này có thể đáng giá hàng tỷ bảng đối với nền kinh tế Anh. Công nghệ cho phép xử lý thức ăn thải tại nhà và quy mô công nghiệp.

Ông nói: “Vỏ cam là một ví dụ tuyệt vời cho việc tận dụng nguồn nguyên liệu thải. Ở Brazil, nơi sản xuất nước cam lớn nhất thế giới, một nửa quả cam bị bỏ đi một khi đã ép nước. Điều này tương ứng với 8 triệu tấn vỏ cam có thể được sử dụng sản xuất hóa chất, vật liệu và nhiên liệu mỗi năm”.

Các sản phẩm có thể thu được từ vỏ cam gồm pectin - một hóa chất được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm, xốp cacbon để sử dụng trong lọc nước và vật liệu cách nhiệt, nhiên liệu động cơ ethanol sinh học, và các hóa chất đóng vai trò như chất xúc tác và dung môi.

Các nguyên liệu phế thải có khả năng có giá trị bao gồm cọng lúa mì, vỏ hạt điều, vỏ hạt đậu, táo vỏ trấu và bã cà phê.

Chủ đề khác