VnReview
Hà Nội

Apple Watch: Lịch sử của "Kẻ giết chết iPhone" (Phần 1)

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Đầu năm 2013, Kevin Lynch nhận được một lời mời tới làm việc tại Apple. Sự kiện này có gì đặc biệt? Thứ nhất, lời mời của Apple không nói rõ Lynch sẽ làm gì. Tất cả những gì anh biết là tên vị trí của mình: phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ. Nội dung công việc của Lynch? "Chế tạo một sản phẩm mới" – một lời mô tả mang đậm tính bí mật đặc trưng của Apple.

Điều đặc biệt thứ hai về Kevin Lynch là vào thời điểm đó, Apple rất, rất không nên tuyển dụng chuyên gia công nghệ này. Lý do không phải là Lynch không có chuyên môn, mà là bởi trước đó giữa Apple và Lynch đã tồn tại một mối mâu thuẫn khá gay gắt: trong suốt 8 năm đảm nhiệm vị trí giám đốc công nghệ tại Adobe, Lynch trở nên nổi tiếng vì "dám" công khai chỉ trích Steve Jobs về chính sách không hỗ trợ công nghệ Flash trên iPhone. Sau đó, Flash nhanh chóng chìm vào dĩ vãng, còn chiếc iPhone thì giúp Apple trở thành tập đoàn công nghệ số 1 thế giới.

Bởi vậy, khi Kevin Lynch được công bố trở thành một nhân viên cấp cao của Apple, phản ứng của cộng đồng công nghệ là khá gay gắt: Vì sao Apple lại bỏ tiền ra chiêu mộ một người đã dám chỉ trích nhà sáng lập huyền thoại của Táo? Blogger nổi tiếng John Gruber thậm chí còn lên tiếng gọi Lynch là "một lựa chọn tuyển dụng tồi tệ" của Apple.

Rõ ràng, Kevin Lynch sẽ phải cố gắng hết sức để chứng minh được vị trí của mình tại Apple. Ngay trong ngày đầu tiên tại số 1 đường Infinite Loop (trụ sở Apple), Lynch thậm chí còn không được tham gia vào khóa học định hướng nhân viên mới. "Sếp" của Lynch thời điểm đó, huyền thoại phần cứng Bob Mansfield, thậm chí còn yêu cầu anh phải đến thẳng studio của Apple và bắt đầu làm việc.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Kevin Lynch

Vạn sự khởi đầu nan

Thông tin đầu tiên đón nhận Lynch khi bước chân vào phòng làm việc của mình cũng không mấy dễ chịu: dự án mà anh phải tham gia đã bị chậm tiến độ. Chỉ trong vòng 2 ngày nữa, Lynch cùng đội ngũ của mình sẽ phải đem sản phẩm ra đánh giá với các vị lãnh đạo cấp cao của Apple. Ấy vậy mà sản phẩm này thậm chí còn chưa vượt qua giai đoạn ý tưởng: phần cứng mẫu chưa được chế tạo; phần mềm cũng chưa được lập trình. Điều duy nhất mà dự án phát triển sản phẩm bí mật này đã làm được là một vài thí nghiệm (có vẻ) thú vị: đội ngũ phát triển iPod đã tạo ra một sản phẩm có bánh xe click wheel tương tự như iPod. Họ cũng có rất nhiều ý tưởng. Phần lớn trong số này là các ý tưởng khá tồi.

Tuy vậy, mục tiêu của Lynch là khá rõ ràng: phó tổng giám đốc phụ trách thiết kế và cũng là người đã góp phần tạo ra cả iPod lẫn iPhone, Jony Ive, đã yêu cầu studio thiết kế của Apple phải tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng để người dùng đeo trên cổ tay.

Với các công ty khác, đây sẽ là một yêu cầu mang tính huênh hoang khoác lác. Với Apple, điều này là... hoàn toàn trong tầm tay. Xét cho cùng, trong vòng 15 năm vừa qua, Apple đã tạo ra 3 cuộc cách mạng lớn trên không chỉ 1 mà là 3 phân khúc sản phẩm điện tử người tiêu dùng khác nhau. Những chiếc máy nghe nhạc MP3 đã tồn tại từ trước khi iPod ra đời, nhưng chiếc iPod mới là chiếc máy nghe nhạc mà bạn thực sự thèm muốn. Tiếp đó, iPhone ra mắt và đưa smartphone từ một loại thiết bị khó sử dụng và có giá "trên trời" trở thành một sản phẩm sang trọng mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng mơ ước sở hữu. Cuối cùng là iPad: vượt mặt hàng năm trời nghiên cứu phát triển sản phẩm từ Nokia và Microsoft, Apple đưa "tablet" trở thành một dòng sản phẩm dành cho người dùng phổ thông.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Jony Ive, huyền thoại thiết kế đứng đằng sau tất cả các sản phẩm lừng danh của Apple từ thời iPod tới nay

Trong khi iPod góp phần định nghĩa lại "đẳng cấp Táo", iPhone và iPad đã thực sự thay đổi toàn bộ khung cảnh thế giới số. Những người hùng từng đứng trên đỉnh cao như Nokia và BlackBerry giờ đã lụn bại. Vị trí đỉnh cao giờ đã thuộc về Apple. Và khi đã trở thành công ty số 1 thế giới, chương thứ 4 trong lịch sử hiện đại của Apple sẽ bắt đầu bằng một chiếc đồng hồ. Nhưng đây không chỉ là một dòng sản phẩm mới, đây còn là một thời kỳ mới của Apple: thời kỳ không có Steve Jobs. Ngay cả khi nhà lãnh đạo vĩ đại này đã không còn, kỳ vọng cũng như những ánh nhìn thù hằn nhắm vào Apple sẽ là rất nhiều. Chiếc Apple Watch phải là một sản phẩm tuyệt vời.

Cổ tay: Chiến trường mới của thế giới công nghệ

"Xu hướng chung hiện nay là chuyển dần sang các thiết bị đeo. Chúng tôi cảm thấy rằng, vị trí hợp lý nhất cho công nghệ, cả theo lịch sử lẫn mức độ quan trọng, là cổ tay", Alan Dye, lãnh đạo bộ phận giao diện người dùng của Apple khẳng định.

Khi đã lựa chọn cổ tay, Apple phải trả lời được câu hỏi: thiết bị gắn trên cổ tay thì sẽ làm được gì cho người dùng (bên cạnh vai trò thông báo giờ truyền thống)? Phải mãi đến sau này, khi đã thử nghiệm vô số cách để tương tác với các thiết bị điện tử trên cổ tay, đội ngũ phát triển Apple Watch mới trả lời được câu hỏi này. Nhưng ngay từ đầu, họ đã hiểu rất rõ một điều, rằng thành công hay thất bại của Apple Watch sẽ chỉ đến từ một yếu tố duy nhất: "giao diện người dùng". Giao diện của Apple Watch sẽ quyết định xem liệu chiếc đồng hồ này sẽ trở thành thành công tầm vóc iPhone tiếp theo, hay là một thảm họa như chiếc PDA Newton.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Gửi nhịp tim, một trong những giao diện tuyệt đẹp và toát lên vẻ "thú vị nhưng tinh tế" của Apple Watch

Với vấn đề này, Alan Dye sẽ là người đóng vai trò quyết định. Trong những năm tháng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo bộ phận giao diện người dùng, Dye chịu trách nhiệm thiết kế ra cách người dùng sẽ ra lệnh cho thiết bị của mình, cũng như cách phản ứng của giao diện phần mềm đối với người dùng. Bạn có nhớ cảm giác lần đầu tiên thấy các biểu tượng ứng dụng iOS rung nhẹ khi giữ tay một lúc lâu trên các biểu tượng này? Đó chính là "tác phẩm" của Dye.

Vì đâu giao diện của các thiết bị Apple luôn được đánh giá cao? Lý do là bởi dưới bàn tay của Dye, các chi tiết thiết kế của giao diện Mac OS/iOS sẽ được hoàn thiện đến từng chi tiết. Tốt nghiệp với tấm bằng thiết kế đồ họa nhưng anh chàng kỹ sư này cũng có một thành tích rất đáng nể trong lĩnh vực thời trang: trước khi tham gia Apple vào năm 2006, Dye đã từng là giám đốc thiết kế tại công ty thời trang Kate Spade, và cũng từng phụ trách phát triển thương hiệu tại công ty marketing Oglivy & Mather – nơi anh thực hiện quảng bá cho Miller và Levi's. Sau nhiều năm làm việc tại bộ phận marketing của Apple với thành quả lớn nhất là những chiếc hộp đựng sản phẩm tuyệt đẹp của Apple, Dye được giao đảm trách bộ phận giao diện người dùng của Táo.

iOS 7: Điểm khởi đầu của Apple Watch

Jony Ive bắt đầu giấc mơ về chiếc Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời (tháng 10/2011). Ý tưởng về chiếc đồng hồ này được Ive truyền lại cho Dye và một vài nhà thiết kế khác tại studio thiết kế của Apple. Vào thời điểm này, studio của Apple đang thực hiện một chiến dịch vô cùng quan trọng: làm mới hoàn toàn cho iOS. "Lúc đó thực sự là chúng tôi sống trong studio", Dye nhớ lại. Với triết lý thiết kế phẳng thay cho thiết kế "giả chất liệu" lối mòn, iOS 7 là bước ngoặt trong giao diện phần mềm của Apple và cũng là thời điểm Jony Ive bước chân lên ngai vàng của mảng thiết kế tại Apple.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Những màu sắc đơn giản nhưng đối lập được kế thừa từ iOS 7

Nhà sản xuất truyền hình Lorne Michaels đã từng đưa ra một triết lý làm việc rất nổi tiếng: hãy khuyến khích nhân viên của bạn làm việc quá giờ, bởi khi mệt mỏi tới mức gần kiệt sức, con người sẽ trở nên sáng tạo nhất. Câu chuyện về Apple Watch cũng vậy: trong quá trình thiết kế lại giao diện đồ họa cho iOS, những cuộc nói chuyện về phần mềm smartphone vào ban ngày nhanh chóng mở rộng ra các loại thiết bị khác vào ban đêm.

Lúc này, các câu hỏi dành cho chiếc smartwatch của Apple bắt đầu tập trung vào một vấn đề duy nhất: Chiếc đồng hồ này sẽ mang lại điều gì mới mẻ cho cuộc sống của người dùng? Bạn có thể làm được điều gì mới với một thiết bị thời trang công nghệ? Trải qua những ngày tháng này, đội ngũ thiết kế của Apple đã tìm được câu trả lời, tìm được lý do để chiếc Apple Watch nên tồn tại: chiếc smartphone đang làm hỏng cuộc sống của bạn. Cũng giống như tất cả những người bình thường, Ive, Lynch, Due và tất cả các kỹ sư tài năng tại Apple đều phải "gánh chịu" vô vàn mẩu thông báo (notification) hàng ngày.

"Mọi người mang theo điện thoại bên mình và dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình. Người ta coi thường những người ngồi chúi mặt vào màn hình smartphone trong bữa ăn, nhưng rồi cũng lại hồn nhiên cho tay vào túi quần để tìm điện thoại mỗi lần nghe thấy tiếng buzz thông báo", Lynch cho biết.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Hệ lụy của một thế giới số tuyệt vời: Bạn bị tách rời khỏi thế giới thực

"Con người muốn được gắn bó với thiết bị số của họ đến như vậy. Nhưng chúng tôi làm thế nào để có thể cung cấp cho họ một trải nghiệm tương đồng nhưng mang 'tính người' nhiều hơn, một trải nghiệm không tách rời bạn khỏi những giây phút bạn đang dành cùng những người khác?".

Rõ ràng, những chiếc smartphone đang làm chủ cuộc sống của chúng ta. Song, điều gì sẽ xảy ra nếu như Apple có thể đảo ngược lại tình cảnh này? Liệu Apple có thể tạo ra một loại thiết bị bán chạy như tôm tươi mà người dùng không muốn (hoặc không thể) sử dụng suốt cả ngày? Liệu Apple có thể tạo ra một thiết bị không ép bạn phải mất quá nhiều thời gian vào những thông tin vô ích, ví dụ như háo hức rút điện thoại ra khỏi túi quần khi có tiếng rung và tiu nghỉu cất vào vì nhận ra đó chỉ là... mail quảng cáo?

Rõ ràng, một thiết bị như vậy sẽ thay đổi cả thế giới. Với chiếc iPhone, Apple đã từng một lần thay đổi thế giới – và tạo ra "cơn nghiện thông báo" mà gần như tất cả mọi người trong thế giới hiện đại đều mắc phải. Sau hàng thập kỷ tìm cách tạo ra những thiết bị đỉnh cao có thể chiếm trọn thời gian của bạn, Apple thời kỳ hậu-Steve Jobs sẽ phải tìm hướng đi ngược lại.

Nguyên mẫu của Apple Watch: iPhone

Xét trên một khía cạnh nào đó, Apple Watch ra mắt để đánh bại iPhone: chiếc smartwatch đầu tiên của Apple sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian dành cho chiếc smartphone mác Táo yêu quý. Thật trớ trêu, chiếc "Apple Watch" đầu tiên được studio của Apple thiết kế lại là một chiếc iPhone có gắn vòng đeo tay. "Một chiếc vòng dán Velcro được thiết kế rất đẹp", Lynch tự hào kể lại.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Vòng xoay Digital Crown bên thân Apple Watch được kỳ vọng trở thành Clickwheel tiếp theo

Lúc đó, đội ngũ thiết kế của Apple đã tạo ra một ứng dụng đặc biệt để hiển thị hình ảnh của một chiếc đồng hồ đeo tay lên màn hình của chiếc iPhone thử nghiệm nói trên. Sau đó, họ bắt đầu thử nghiệm cách hoạt động của chiếc đồng hồ "ảo".

Cũng giống như toàn bộ chiếc "Apple Watch nguyên mẫu" đầu tiên này, vòng xoay Digital Crown lúc đó mới chỉ là một vòng xoay ảo: bạn sẽ phải thực hiện cử chỉ trượt tay trên màn hình iPhone để giả lập chuyển động của Digital Crown. Điều này khiến cho trải nghiệm thực tế trở nên rất khó hình dung: xét cho cùng, Digital Crown được thiết kế là để giúp người dùng giảm thiểu thời gian trượt tay trên màn hình cảm ứng. Do đó, đội ngũ của Lynch đã phải chế tạo ra một vòng xoay vật lý thực sự, được kết nối vào chiếc "iPhone giả lập Apple Watch" thông qua kết nối ở phía dưới điện thoại. Cũng giống như vô số các dự án gây vốn cộng đồng trên Kickstarter hay Indiegogo, chiếc Apple Watch đầu tiên cũng chỉ là một chiếc vỏ iPhone với duy nhất một tính năng đặc biệt (vòng xoay vật lý).

Những vấn đề về giao diện và cách sử dụng sẽ được Lynch và Dye cùng các thiết kế tài ba của Apple giải quyết thông qua bản mẫu khá cồng kềnh này. Hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ phải đeo một chiếc iPhone lên cổ tay và tìm cách tạo ra một thiết bị có thể thay thế vị trí của iPhone trong cuộc sống. Ngay cả những tác vụ đơn giản như nhắn tin cũng là hết sức phức tạp: bạn sẽ phải lựa chọn người nhận, nhập nội dung tin nhắn và sau đó nhấn nút gửi. "Quá trình này là rất dễ hiểu, nhưng nếu sử dụng đồng hồ theo cách đó thì quá lâu", Lynch khẳng định.

Jony Ive nảy sinh ý tưởng về Apple Watch chỉ ít lâu sau khi Steve Jobs qua đời. Trong bối cảnh iPhone vẫn tiếp tục đạt được thành công khủng khiếp, đâu là lý do để chiếc đồng hồ này tồn tại, và ai là người đứng sau sản phẩm được hy vọng sẽ trở thành "iPhone tiếp theo"?

Làm thế nào để tái hiện trải nghiệm iPhone trên giới hạn kích cỡ và thời gian sử dụng của một chiếc đồng hồ

Thực tế, sử dụng một chiếc đồng hồ để nhắn tin sẽ khiến bạn điên đầu. Hãy thử thực hiện thử nghiệm sau đây: giơ cổ tay trái (hoặc phải) lên, giống như khi bạn đang xem giờ. Sau đó hãy đếm từ 1 đến 30. Quá mất thời gian, chưa kể bạn sẽ bị đau tay. Một trải nghiệm người dùng như vậy là hoàn toàn không xứng đáng với thương hiệu Táo cắn dở.

"Chúng tôi không thể để cho người dùng phải làm những điều như vậy được", Lynch khẳng định. Vậy, chiếc Apple Watch hoàn thiện sẽ giải quyết bài toán này như thế nào? Làm thế nào để tạo ra được một trải nghiệm có thể giúp người dùng giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào smartphone, nhưng vẫn giữ được những đặc tính truyền thống của một chiếc đồng hồ? Hãy cùng đón đọc trong phần thứ hai của bài viết.

Lê Hoàng

Theo Wired

Chủ đề khác