VnReview
Hà Nội

Apple Watch: Lịch sử của "Kẻ giết chết iPhone" (phần 2)

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Chìa khóa cho thành công của Apple Watch: Tốc độ

Trả lời tin nhắn trên Apple Watch

Hãy cùng trở lại với câu hỏi được đặt ra ở phần 1: trên màn hình nhỏ bé của một chiếc smartwatch, bạn sẽ không thể thực hiện từng bước "nhập tin nhắn, chọn người nhận rồi nhấn nút gửi" như trên điện thoại. Vậy, Apple phải làm thế nào để tạo ra một trải nghiệm smartwatch có thể tiết kiệm thời gian nhắn tin cho người dùng smartphone?

Câu trả lời là Quickboard. Thực chất, đây là một phần mềm thông minh có thể đọc tin nhắn của bạn và tự động "lọc" ra các đáp án có thể. Ví dụ, nếu ai đó nhắn tin hỏi bạn "Đi ăn đồ Hàn hay đồ Nhật", Quickboard sẽ tự động hiển thị hai phương án "Hàn" và "Nhật" lên màn hình. Chỉ cần chạm tay vào 1 trong 2 là tin nhắn trả lời đã được gửi đi.

"Chúng tôi nghĩ rằng bạn cũng không cần một màn hình xác nhận và phải nhấn thêm nút 'Gửi' để gửi tin nhắn". Và như vậy, nút Gửi cũng đã bị hủy bỏ để giúp tạo ra trải nghiệm nhắn tin đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian nhất trên Apple Watch. Nếu cần thực hiện các hình thức liên lạc phức tạp hơn, bạn có thể sử dụng micophone trên Apple Watch để soạn tin hoặc ra lệnh cho Siri. Và nếu ngay cả Siri cũng không thể đáp ứng cho nhu cầu của bạn, giải pháp là... sử dụng iPhone.

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Mặt đồng hồ dựa trên vị trí của mặt trời

Càng dành nhiều thời gian thử nghiệm với ý tưởng Apple Watch, Lynch, Dye cùng các đồng sự càng nhận ra rằng yếu tố duy nhất để Apple Watch thành công là "tốc độ". Không phải là tốc độ phần cứng, mà là tốc độ của trải nghiệm người dùng: mỗi lượt tương tác giữa người dùng và chiếc smartwatch này chỉ nên kéo dài 5 giây (tối đa là 10 giây). Một số tính năng khi được chuyển từ iPhone lên Apple Watch đã được tối giản, hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn chỉ để đáp ứng nhu cầu này. Ví dụ, phần mềm ban đầu của Apple Watch sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin của người dùng theo thứ tự thời gian (sớm nhất đến muộn nhất). Ý tưởng đó đã bị loại bỏ hoàn toàn, lý do là bởi Apple Watch cần phải giảm thiểu thời gian người dùng cần để quyết định liệu mẩu thông báo (notification) vừa xuất hiện có đáng để để ý tới hay không.

Minh chứng cho điều này là tính năng Short Look: mỗi khi bạn nhận được tin nhắn, Apple Watch sẽ rung nhẹ. Bạn giơ cổ tay của mình lên và đọc được dòng chữ "Tin nhắn của Janie". Nếu như bạn hạ cổ tay xuống ngay lập tức, mẩu thông báo này sẽ được tắt, Apple Watch trở lại chế độ nghỉ. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cổ tay ở vị trí cũ, tin nhắn sẽ được tự động hiển thị lên màn hình của Apple Watch. Điều đó có nghĩa rằng, phản ứng của bạn (thông qua hành động giữ cổ tay ở vị trí xem giờ hay hạ tay xuống) sẽ là thông tin duy nhất mà Apple Watch cần biết để xếp hạng, phân loại các nội dung mà bạn nhận được.

Đây chính là giải pháp giúp cho bạn tránh được những kịch bản "đau lòng" dạng như "mất tới vài chục giây để mở điện thoại và nhận ra đó là tin nhắn... quảng cáo". Và đó cũng chính là tôn chỉ thiết kế của Lynch và Dye: đội ngũ thiết kế của Apple phải tìm cách thiết kế lại các mẩu thông báo để giúp bạn có thể đón nhận thông tin và phản ứng một cách nhanh nhất có thể (bao gồm cả việc tránh mở ứng dụng trên điện thoại). "Chúng tôi đã phải nghĩ lại toàn bộ về giao diện. Chúng tôi đã xây dựng lại ứng dụng – tin nhắn, mail, lịch – để giúp mọi thứ thực sự trở nên chỉn chu".

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Để có được một bức hình cho mặt đồng hồ, đội ngũ của Apple đã thực hiện hàng chục lần chụp ảnh cho cùng 1 khung hình

1 năm trời chỉ để tìm ra "cảm giác gõ" phù hợp nhất cho Apple Watch

Mất tổng cộng là 3 lần hoàn thiện phần mềm cho Apple Watch, Ive, Lynch và Dye đều tin rằng chiếc smartwatch này đã đạt được sự cân bằng cần có. Đây là chiếc đồng hồ có thể mang đến cho bạn tất cả các thông tin bạn thực sự cần – theo một cách không khiến cho bạn bị quá tải thông tin như smartphone. Nếu không thể đạt được điều này, Apple Watch sẽ thực sự là một cơn ác mộng: người dùng sẽ không thể chịu đựng được những đợt rung liên tục trên cổ tay của họ.

So với iPhone và iPad, Apple Watch có thêm một kênh thông tin mới: "Chạm"

Ngược lại, chính những đợt rung trên cổ tay này cũng sẽ giúp tạo ra một kênh thông tin mới để giúp Apple Watch có thể trở thành một phương tiện liên lạc hiệu quả nhất. Bộ rung Taptic Engine được thiết kế để tạo ra cảm giác giống như ai đó đang gõ lên tay bạn. Do cơ thể con người phản ứng rất nhạy với các cảm giác "gõ" và rung này, Apple Watch có thể truyền tải nhiều loại thông tin khác nhau bằng cách thay đổi tốc độ rung, số lượt gõ cũng như lực rung/gõ. Nếu như Apple Watch đang liên tục "gõ" lên tay bạn, bạn đang có cuộc gọi đến. Nếu như Apple Watch đang gõ theo một nhịp khác, bạn sẽ có cuộc hẹn trong vòng 5 phút nữa.

Apple đã phải thử nghiệm rất nhiều bản mẫu cho Taptic Engine, và mỗi bản mẫu này lại đem đến một cảm giác khác nhau cho cổ tay của bạn. "Một vài bản mẫu quá khó chịu. Một vài bản mẫu gõ quá nhẹ; một vài bản khác thì lại tạo ra cảm giác giống như là có con bọ bò trên tay vậy", Lynch kể lại.

Khi đã lựa chọn được bộ motor phù hợp nhất cho Apple Watch, đội ngũ của Lynch lại phải giải quyết một bài toán mới: "dịch" các trải nghiệm số, vốn là những dòng chữ vô hồn, trở thành "cảm giác gõ" trên tay. Một mẩu thông báo có comment mới từ Facebook nên tạo ra cảm giác như thế nào trên cổ tay? Để trả lời những câu hỏi như thế này, các nhà thiết kế cùng các kỹ sư của Apple trước hết đã phải tìm cách lựa chọn ra các âm thanh phù hợp nhất cho từng loại thông báo, sau đó tìm cách để chuyển các âm thanh này thành cảm giác vật lý trên cổ tay.

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Và hàng tuần, các nhà thiết kế, các kỹ sư này sẽ cùng họp để thử nghiệm âm thanh và "cảm giác chạm" của các tác vụ trên điện thoại, từ một cuộc gọi đến cho đến những tin nhắn quan trọng. Ive là người trực tiếp đánh giá các cảm giác chạm này. Nhà thiết kế của Apple là một người rất khó thuyết phục. Đôi khi, ông sẽ đưa ra những nhận định như "Cứng quá. Không đủ mềm mại". Phải mất tới một năm trời, Dye và Lynch mới tìm ra được những âm thanh và cảm giác chạm có thể làm vừa lòng Jony Ive.

Đó cũng chỉ là một trong số các ví dụ về triết lý "hoàn thiện từng chi tiết nhỏ" của Apple. Màn hình của Apple Watch rất nhỏ, và bởi vậy đội ngũ thiết kế của Táo phải tìm ra những cách mới để người dùng có thể tương tác với chiếc smartwatch này. Ví dụ, với tính năng Force Touch (cảm ứng nhận biết lực nhấn), người dùng có thể nhấn mạnh vào màn hình để truy cập các menu vốn sẽ không xuất hiện khi chỉ chạm màn hình với lực nhấn thông thường. Ngay cả font chữ cùng cần phải được làm mới: thay vì lựa chọn font Helvetica thông thường của Mac/iOS, Apple Watch sử dụng font chữ San Francisco với các kỹ tự vuông hơn dù vẫn giữ lại các góc tròn "nhẹ nhàng". Với font chữ này, người dùng có thể nhận biết các ký tự trên mặt đồng hồ một cách dễ dàng hơn.

Thoát khỏi lối mòn với vô vàn lựa chọn

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Apple Watch sẽ có 3 dòng sản phẩm với mức giá rất khác biệt

Một khi đã giải quyết vấn đề về phần cứng và phần mềm, Apple lại phải đối mặt với một vấn đề mới: Apple Watch là một phụ kiện thời trang. Đây là lúc Apple cần phải từ bỏ triết lý "hạn chế số lượng lựa chọn" truyền thống: dù đều có tính năng giống hệt nhau, Apple Watch sẽ có tới 3 phiên bản với 3 mức giá khác biệt: Sport, Watch và Edition. Trong con mắt của Dye, chiếc Sport 350 USD (khoảng 7,5 triệu đồng) và chiếc Edition trị giá 17.000 USD (khoảng 367 triệu đồng) là những sản phẩm hoàn toàn khác biệt.

Với nhà thiết kế giao diện người dùng này, bài học số 1 khi bước chân thị trường đồng hồ là tìm cách để "cá nhân hóa" sản phẩm của bạn. Khác với những chiếc iPhone hay iPad chỉ có 3 màu riêng biệt, cách duy nhất để bạn thuyết phục người dùng mua Apple Watch là đưa cho họ rất nhiều lựa chọn: kích cỡ mặt đồng hồ, vật liệu vỏ đồng hồ và dây đồng hồ. "Bạn không thể không dành sự chú ý tới một thiết bị đeo trên cổ tay được", Dye khẳng định.

Tuyên bố tạo ra "1 triệu phiên bản Apple Watch" của Apple là hoàn toàn có thật: chiếc smartwatch này có 2 kích cỡ mặt đồng hồ, 3 phân khúc giá khác nhau (dựa theo chất liệu vỏ đồng hồ), các loại dây đeo cho phép thay đổi dễ dàng cũng như hàng chục nghìn thiết kế mặt đồng hồ. Dĩ nhiên, với một thiết bị thông minh như vậy, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt bằng cách lựa chọn các thông tin phù hợp với bạn - chỉ riêng mình bạn, ví dụ như thông tin thời tiết, mức độ hoạt động thể thao... Dye tự hào tuyên bố: "Chúng tôi không chỉ muốn 3 phiên bản. Chúng tôi muốn có hàng triệu phiên bản. Với phần mềm và phần cứng, chúng tôi sẽ làm được điều đó".

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

Apple Watch: Bước ngoặt cho cả Apple lẫn người tiêu dùng

Với những chiếc iPhone tiếp tục ngự trị trên đỉnh cao của phân khúc smartphone cao cấp, Apple Watch là bước đi tiếp theo của Apple để chuyển hóa thành một thương hiệu hàng sang trọng. Thực tế, chiếc Watch không chỉ là một loại phụ kiện "sành điệu" để bạn đọc thông báo Facebook: chiếc smartwatch này là một tuyên ngôn về thời trang! Trong thời đại các thiết bị điện tử được chế tạo để dành cho tất cả mọi người, Apple cần phải thuyết phục người dùng rằng họ nên bỏ ra một số tiền bằng một nửa chiếc iPhone (hoặc 20 lần chiếc iPhone) để mua chiếc đồng hồ mác Táo đầu tiên. Ý nghĩa của bước đi này là rất lớn: nếu như Apple có thể bán được những chiếc smartwatch 17.000 USD, điều gì sẽ ngăn cản Tim Cook và đồng sự tiếp tục xâm chiếm các thị trường đồ xa xỉ khác, ví dụ như xe hơi cao cấp chẳng hạn?

Apple hoàn toàn có thể thành công. Lý do là bởi ngay từ bây giờ, Quả táo đã nắm trong tay một phân khúc người dùng vô cùng tiềm năng: những người dư dả về kinh tế và sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để sở hữu cảm giác "đẳng cấp". Đây cũng chính là phân khúc người dùng mà các thương hiệu đồng hồ nhắm tới. Trong chiếc bánh 20 tỷ USD/năm mà những chiếc đồng hồ cao cấp mang tới hiện nay, chắc chắn Apple sẽ chiếm được một phần không hề nhỏ.

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà thiết kế của Apple đã tìm được lý do dành cho sự tồn tại của Apple Watch: chiếc smartwatch này sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào "cơn bão" thông báo đến từ iPhone. Liệu Apple Watch có hoàn thành được nhiệm vụ của mình?

15 năm trước, không ai nghĩ rằng Apple sẽ sản xuất đồng hồ. Và cũng không ai nghĩ rằng Apple sẽ sản xuất điện thoại.

Tạm gác khía cạnh kinh tế sang một bên, Apple Watch cũng hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề lớn nhất đối với cuộc sống số của con người hiện nay. Công nghệ, mà đặc biệt là những chiếc smartphone, khiến cho con người càng ngày càng sống xa rời thực tế, xa rời những gì trước đây là thực sự ý nghĩa: gia đình, bạn bè, khung cảnh trời mưa choáng ngợp ngoài cửa sổ hay một nụ cười ở góc phòng. Những chiếc smartwatch là minh chứng cho thấy công nghệ có thể trả lại (một phần) những khoảnh khắc như vậy. Một tiếng rung nhẹ trên cổ tay. Bạn giơ đồng hồ của mình lên, nhận ra đó chỉ là một tin nhắn từ một cô nàng tẻ nhạt cùng lớp. Bạn đặt tay xuống và trở lại với cuộc trò chuyện vui vẻ cùng gia đình mình. Công nghệ vừa lấy mất của bạn 1 giây, nhưng 1 giây ngắn ngủi đó là không đủ để "cắt" bạn ra khỏi cuộc sống thực. Chiếc iPhone của bạn vẫn đang nằm yên trong túi quần.

Gần 10 năm trước, iPhone ra mắt và thay đổi cả thế giới. Với "cơn lốc notification", những chiếc smartphone, bao gồm cả iPhone lẫn các "bản sao" Android, đều đã góp phần khiến con người ngày một xa rời nhau hơn. Liệu Apple Watch có thể đảo ngược được những gì mà đàn anh huyền thoại của mình đã làm hay không? Câu trả lời sẽ có vào ngày 24/4 sắp tới, khi chiếc smartwatch đầu tiên gắn mác Táo lên kệ.

Lê Hoàng

Theo Wired

www.wired.com/2015/04/the-apple-watch/

Chủ đề khác