VnReview
Hà Nội

Cuộc chiến 50 năm giữa LG và Samsung. Phần 1: 2 Nhà Thông Gia

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Máy giặt của LG trình diễn tại CES 2015

Tại hội chợ MWC diễn ra vừa qua, LG và Samsung bỗng dưng dành cho nhau những lời "có cánh". JK Shin, lãnh đạo bộ phận di động của Samsung và cũng là 1 trong 3 vị CEO của tập đoàn, lên tiếng khen ngợi chiếc đồng hồ LG Watch Urbane, còn lãnh đạo bộ phận di động của LG, ông Juno Cho cũng dành cho 2 chiếc Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge.

Sở dĩ, câu chuyện hiếm có này xảy ra là bởi tại MWC 2015, LG và Samsung không ra mắt những sản phẩm cạnh tranh nhau (Samsung không ra mắt smartwatch, còn chiếc smartphone đầu bảng G4 của LG vẫn "bặt vô âm tín"). Mới chỉ trước đó một tháng, 2 ông lớn này vẫn còn lùm xùm vì sự việc một lãnh đạo cấp cao LG cố tình phá hoại máy giặt tại một cửa hàng của Samsung. Để đáp trả, LG lên tiếng khẳng định máy giặt hỏng là do... Samsung thiết kế ra cửa lồng giặt quá yếu. Vụ việc đáng xấu hổ này sau đó đã được hai bên làm hòa, nhưng sự thật là mối "thâm thù" giữa 2 tập đoàn số 1 của Hàn Quốc đã kéo dài trong suốt 5 thập kỷ và gần như chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Trong khi trên đấu trường thế giới, Samsung và LG được biết tới nhiều nhất thông qua các mẫu smartphone đỉnh cao và các loại TV cao cấp thì tại quê nhà, các vị chủ tịch của 2 tập đoàn này được hâm mộ không kém gì các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh. Báo giới tại xứ sở kim chi cũng góp phần không nhỏ vào mối quan hệ không mấy êm ả giữa LG và Samsung, nhưng bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy vì sao 2 ông lớn này lại "ghét" nhau tới vậy: sau khi tập đoàn Huyndai được phân chia thành nhiều nhóm kinh doanh nhỏ, vị trí "Chaebol số 1 Hàn Quốc" chỉ còn là cuộc tranh đấu giữa Samsung và LG. Trong bối cảnh các công ty Âu Mỹ bắt đầu rời xa các mảng sản xuất phần cứng và các tên tuổi Nhật Bản đang ngày một phai nhòa, cuộc đấu giữa Samsung và LG không dừng lại ở ngôi vương Hàn Quốc, mà là cho cả châu Á lẫn thế giới.

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Trong ngành công nghiệp điện tử, LG và Samsung đang là 2 trong số những thế lực lớn mạnh nhất thế giới

Chính mô hình Chaebol (mô hình kinh doanh rất đặc trưng tại Hàn Quốc: các công ty đa quốc gia, đa ngành nghề đều được tập trung dưới sự điều khiển của một vị chủ tịch quyền uy) cũng là điểm đặc biệt nhất về mối quan hệ lâu đời và phức tạp giữa LG và Samsung. Ít ai biết rằng, 2 vị chủ tịch sáng lập ra 2 tập đoàn này từng có mối quan hệ thông gia hữu hảo. Tất cả kết thúc khi một trong số hai vị chủ tịch nọ nhảy vào lĩnh vực mà người còn lại đã góp phần khai phá tại Hàn Quốc: lĩnh vực điện tử dân dụng.

Sự khởi đầu khiêm tốn

Samsung hiện đang là là chaebol lớn nhất Hàn Quốc, nhưng ngay cả câu nói đó cũng không thể hiện hết được tầm quan trọng của tập đoàn này tại quê nhà: trong năm 2013, doanh thu 334 nghìn tỷ won (khoảng 304 tỷ USD) của Samsung chiếm tới 25% tổng GDP cho đất nước kim chi. Dù không thể vượt mặt được Samsung nhưng LG cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc: dựa theo số liệu của Ủy ban Thương mại Tự do Hàn Quốc, trong năm 2014, 3 mảng kinh doanh điện tử, hóa chất và viễn thông của LG mang về 116 nghìn tỷ won (104 tỷ USD) doanh thu. Số liệu do chính LG Group cung cấp cho biết doanh thu của tập đoàn này trong năm trước là 150 nghìn tỷ won (136 tỷ USD).

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Nhà sáng lập Lee Byung-chul của Samsung

Cả Samsung và LG đều có những khởi đầu khá khiêm tốn. Chủ tịch Lee Byung-chul thành lập công ty thương mại Samsung vào năm 1938, trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang bị Phát-xít Nhật chiếm đóng. Trải qua cuộc nội chiến Triều Tiên, ông Lee mất gần như toàn bộ tài sản của mình. Với những đồng vốn còn lại, ông mở một nhà máy tinh luyện đường và được lính cứu trợ Mỹ đặt biệt hiệu "Sugar BC" (Sugar: đường; BC: viết tắt của Byung-chul).

Dù đang đứng sau Samsung cả về danh tiếng lẫn doanh thu nhưng LG mới là tập đoàn đi trước về lĩnh vực điện tử. Sau một số thành công khá hạn chế trong lĩnh vực nhập khẩu, nhà sáng lập Koo In-hwoi của LG mở cửa nhà máy mỹ phẩm Luk Hai vào năm 1947. Một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của Luk Hai là kem dưỡng da "Lucky" – được lấy tên từ một từ tiếng Anh do ông Koo "học lỏm" từ lính Mỹ.

Đến năm 1958, ông Koo bước chân vào lĩnh vực điện tử và mở công ty thứ hai có tên "Goldstar" – công ty sau này sẽ sáp nhập với Lucky và trở thành LG Electronics (bộ phận chuyên sản xuất thiết bị điện tử hiện nay của LG). Goldstar nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ sản xuất A-501, loại máy vô tuyến tại gia đầu tiên của Hàn Quốc.

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Nhà sáng lập Koo In-hwoi của Lucky Goldstar (LG)

Là đồng hương (ông Koo và ông Lee thậm chí còn học chung một trường tiểu học) và đều là những người đi lên từ gian khó, cả 2 nhà sáng lập vĩ đại của LG và Samsung đều rất kính nể nhau và coi nhau là những người bạn thân thiết. Thậm chí, con trai thứ 3 của ông Koo còn lấy con gái thứ 2 của ông Lee và cũng đã từng làm việc cho Samsung. Dưới thời của 2 vị chủ tịch đáng kính này, 2 tập đoàn số 1 hiện tại của Hàn Quốc còn từng bắt tay để thành lập đài truyền hình Tongyang Broadcasting, Mối quan hệ giữa Lee và Koo tưởng chừng không thể thân thiết hơn được nữa, cho đến khi vị chủ tịch của Samsung bước chân vào thị trường "sân nhà" của LG: điện tử.

"Chiến tranh giữa các vì sao" bắt đầu

Ngày 19/6/1969, chính phủ Hàn Quốc dưới quyền Tổng thống độc tài Park Chung-hee ra mắt kế hoạch 8 năm với mục tiêu thúc đẩy ngành công nghệ điện tử tại đất nước này. Lý do là bởi tổng thống Park đặc biệt quan tâm đến mảng thiết bị điện tử vốn còn khá mới mẻ. Ông thậm chí còn cấm nhập lậu các loại máy vô tuyến của nước ngoài để bảo vệ cho doanh thu trong nước của LG.

Giáo sư Choo Yong-soo, Khoa Kỹ thuật Điện, Đại học Chung-ang cho biết: "Tôi nghĩ quyết định thúc đẩy mảng kinh doanh điện tử công nghệ cao của chính phủ lúc đó là rất khôn ngoan, bởi Hàn Quốc không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Các mảng thương mại, xây dựng và công nghệ nặng, vốn là các ngành công nghiệp đã từng giúp chúng tôi tăng trưởng mạnh, giờ đều đã suy giảm, nhưng IT là lĩnh vực mà Hàn Quốc vẫn nằm trong top thế giới, nhờ có LG và Samsung".

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Tổng thống Park Chung-hee trong một cuộc gặp gỡ với John F. Kennedy

Nhưng Samsung đã có ý định bước chân vào mảng sản xuất thiết bị điện tử từ trước khi tổng thống Park công bố kế hoạch 8 năm nói trên. Theo hồi ký của con trai ông Lee, nhà sáng lập của Samsung đã gặp mặt trực tiếp với ông Koo để thông báo kế hoạch dấn chân vào thị trường điện tử còn tương đối mới mẻ lúc đó. Ông Koo đón nhận thông tin này với một thái độ không mấy dễ chịu: nhà sáng lập của LG lớn tiếng "quát mắng" thông gia của mình ngay khi nghe tin. Ông Lee, sốc nặng với phản ứng tiêu cực của ông Koo, bỏ về, và từ đó trở đi hai huyền thoại của LG và Samsung không bao giờ thân thiết trở lại nữa.

Theo lời kể của Koo Cha-kyung, người con trai cả của Koo In-hwoi và cũng là vị chủ tịch thứ hai của LG, nhà sáng lập của LG lúc đó cảm thấy rất tức giận vì ông thông gia của mình lại muốn tham gia vào lĩnh vực LG đã làm chủ từ trước – trong khi ông Koo đã từng ra quyết định sẽ không bao giờ nhảy vào thị trường tinh luyện đường (mảng làm ăn lớn nhất của Samsung vào thời kỳ đó) để tỏ lòng kính trọng với ông Lee.

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

A-501, chiếc máy radio đầu tiên của LG

Thực tế, gia đình của ông Koo rất tôn sùng Nho giáo – loại tôn giáo truyền thống của Triều Tiên. Điều này khiến cho nền văn hóa doanh nghiệp của LG, cho đến tận bây giờ, vẫn được coi là đặc biệt "cổ hủ" khi so sánh với các chaebol khác (các chaebol thường xây dựng văn hóa dựa theo tính cách của các vị chủ tịch). Thậm chí, LG cũng là chaebol tuân theo nguyên tắc "trao ngôi cho con trưởng" rõ rệt hơn hẳn các chaebol khác. Koo Cha-kyung, con trai trưởng của ông In-hwoi, kế thừa ngôi vị chủ tịch của cha, và sau đó cũng trao lại ngôi vị chủ tịch cho con trai trưởng của mình, Koo Bon-Moo. Ông Bon-Moo không có con trai, và bởi vậy đã nhận cháu ruột của mình làm con nuôi – một bước đi được báo giới Hàn Quốc coi là chuẩn bị cho việc "trao ngôi" tại LG trong tương lai.

Quay trở lại với câu chuyện về hai nhà sáng lập, bước đi của ông Lee bị ông Koo coi là "không thể tha thứ được", và mối quan hệ hữu hảo giữa hai gia đình nhanh chóng đổ vỡ. Con trai của ông Koo (và cũng là con rể của ông Lee) nhanh chóng rời khỏi Samsung. Hai vị chủ tịch đầu tiên của LG và Samsung đi đến quyết định không thể cùng phối hợp điều hành Tongyang được nữa, và cuối cùng ông Koo bán hết cổ phần của mình tại đài truyền hình này.

Một vài tháng sau, bộ phận xuất bản báo giấy của Samsung bắt đầu đăng tải các bài viết do chính Lee Byung-chul làm tác giả để nói về tầm quan trọng sống còn của ngành công nghiệp điện tử đối với tương lai của đất nước Hàn Quốc. Để đáp trả, tờ báo thuộc quyền sở hữu của LG cho đăng tải các bài viết công kích bước đi "phản bội" của Samsung. Cuối cùng, ông Lee trực tiếp đến gặp tổng thống Park để xin cho Samsung được tham gia vào sản xuất thiết bị điện tử (vào thời kỳ đó, chính quyền độc tài Park Chung-hee có những điều luật nghiêm ngặt cấm các công ty không được tham gia sản xuất vào một số ngành nghề khi chưa được sự cho phép của chính quyền).

Trong bối cảnh các công ty công nghệ Nhật Bản đang ngày một mờ nhạt, sâu khấu di động nói riêng và điện tử người tiêu dùng nói chung đã được nhường lại cho các ông lớn Hàn Quốc. Hãy cùng nhìn lại 50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao" của LG và Samsung.

Các sản phẩm điện tử, điện lạnh đầu tiên của Samsung

Vị tổng thống của Hàn Quốc gật đầu. "Cuộc chiến tranh giữa các vì sao" giữa Samsung ("3 Sao" trong tiếng Hàn Quốc) và LG (từ ghép của "Lucky" và "Goldstar" – "Ngôi sao vàng") bắt đầu từ đây.

(còn tiếp)

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác