VnReview
Hà Nội

Cuộc chiến 50 năm LG và Samsung (phần cuối): ván bài di động

Trải qua hơn 40 năm cạnh tranh, cả Samsung và LG đều đã vươn lên trở thành những tên tuổi hàng đầu trong 2 mảng thị trường béo bở nhất: TV và smartphone. Hãy nhìn lại cuộc tranh đấu khốc liệt đã đưa Samsung lên vị trí số 1 thế giới cũng như những sai lầm khiến LG không thể trở nên "khổng lồ" như Samsung.

TV và cuộc lật đổ ngoạn mục của Samsung dành cho Sony

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Đã có thời, TV Samsung và LG bị coi là các món hàng chất lượng kém khi sánh cùng Sony

Nhưng thành công của Sony cũng chính là cái bẫy đẩy tập đoàn Nhật Bản vào khủng hoảng: Sony cùng các thương hiệu Nhật khác quá mải mê chạy theo thành công của CRT mà bỏ quên mất LCD – công nghệ của tương lai. Dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 vẫn còn rõ, nhưng Samsung và LG đã nhanh chóng đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ màn hình tinh thể lỏng. Đi cùng với cơn sốt laptop cũng như các trào lưu công nghệ nổi trội khác cùng thời (điện thoại di động, PDA...), màn hình LCD nhanh chóng trở nên vượt trội so nhờ một đặc tính nổi trội: độ dày siêu thấp khi so sánh cùng CRT. Đến năm 1998, Samsung trở thành nhà sản xuất LCD số 1 thế giới.

8 năm sau, vào năm 2006, Samsung chính thức chiếm danh hiệu nhà sản xuất TV số 1 thế giới khỏi tay Sony. Bài học rút ra: "Samsung và LG đã chiếm lấy vị trí dẫn đầu từ tay người Nhật trong thập niên 2000 bằng cách đầu tư rất mạnh tay trong lĩnh vực LCD", Kim Byung-ki, một nhà phân tích tài chính tại Kiwoom Securities cho biết.

Trong cuộc đấu này, một lần nữa LG lại chậm chân hơn Samsung khi phải đến năm 1999 mới bắt tay cùng Philips (Hà Lan) để thành lập liên doanh LG Philips LCD. Tuy vậy, cũng giống như Samsung, LG cũng được "hưởng lây" từ cơn sốt LCD lúc đó đang bắt đầu đi vào giai đoạn "nóng" nhất. Thực tế, do Sony quá mải mê theo đuổi CRT, cuộc đấu LCD vào đầu thập niên 2000 gần như bị bỏ ngỏ hoàn toàn cho Samsung và LG độc chiếm. Điều này đã tạo ra vị thế khá cân bằng cho 2 công ty Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại: Samsung vẫn là nhà sản xuất TV số 1 thế giới, nhưng "ngai vàng" trên các mảng sản xuất tấm nền LCD cũng như màn hình độ phân giải siêu cao Ultra HD hiện đang thuộc về LG.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Nhưng đến giờ thì Samsung và LG đã vươn lên dẫn đầu với các sản phẩm đình đám nhất

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất giá rẻ đến từ Đài Loan và Trung Quốc đang gia tăng sức ép lên Samsung và LG. Song, không ai có thể phủ nhận vị thế hoàn toàn thống trị của Hàn Quốc trên lĩnh vực này. Không chỉ cùng nắm giữ gần một nửa thị trường TV toàn cầu, Samsung và LG cũng đang đi đầu trong các xu hướng mới của ngành sản xuất màn hình toàn cầu, bao gồm cả Ultra HD, màn hình cong (cả trên TV lẫn smartphone) và đặc biệt là OLED – loại công nghệ được kỳ vọng sẽ thay thế LCD trong tương lai.

Điện thoại di động và sự lựa chọn đúng đắn của chính phủ Hàn Quốc

Mảng kinh doanh điện thoại di động rõ ràng là nguồn sống của Samsung. Dĩ nhiên, vị thế của Samsung trong năm vừa qua không còn được vững chắc như những năm 2012 – 2013, song không một ai có thể phủ nhận được rằng Samsung hiện nay vẫn là công ty phần cứng duy nhất có thể được coi là đối thủ xứng tầm của Apple.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Khởi đầu khiêm tốn của nhà sản xuất điện thoại di động số 1 thế giới: chiếc Anycall

Thực tế, trong khi Apple vẫn chưa có nổi 10 năm sản xuất điện thoại, Samsung cho đến giờ đã có trong tay hơn 20 năm tham gia vào lĩnh vực di động. Thành công đầu tiên của Samsung đến vào năm 1994 với chiếc SH-770 Anycall – một chiếc điện thoại cho phép người gọi thực hiện cuộc gọi ngay cả trên vùng núi hiểm trở của Hàn Quốc. Trong năm 1995, Anycall trở thành nhãn hiệu thành công nhất của Hàn Quốc.

Cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên làm chủ thị trường di động toàn cầu của Samsung. Trong giai đoạn khó khăn này, chính phủ Hàn Quốc đưa ra một quyết định chiến lược: các mạng di động sẽ là động lực tăng trưởng chính của đất nước này. Ngay trong năm 2006, Hàn Quốc đã có mạng 3G, và đến nay, công nghệ 4G LTE đã trở thành tiêu chuẩn tại xứ sở kim chi. Vượt qua cả Mỹ và Tây Âu, Hàn Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu thế giới về hạ tầng viễn thông và tốc độ mạng.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Những chiếc điện thoại vỏ sò kém ấn tượng đã giúp Samsung bứt tốc mạnh mẽ

Nền tảng viễn thông vững chắc tại Hàn Quốc đã mang tới cho các nhà sản xuất như Samsung và LG tiềm năng tăng trưởng khổng lồ trong khoảng thời gian này: "Quá trình xây dựng 3G và 4G rất nhanh chóng của Hàn Quốc giúp cho Samsung và LG xác định được lịch trình phát triển phần cứng rất rõ ràng cho các thiết bị di động", ông John Park, một nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.

Cho đến tận nửa đầu của thập niên 2000, Nokia vẫn là vị vua thống trị thị trường điện thoại di động toàn cầu. Song, ngay từ những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, Samsung đã bắt đầu giành được thị phần đáng kể tại Mỹ và châu Âu. Năm 2002, chiếc SCH-X430S với biệt hiệu "Lee Kun-Hee Phone" theo tên vị chủ tịch huyền thoại của Samsung, trở thành chiếc điện thoại đầu tiên của công ty Hàn Quốc lập kỷ lục 10 triệu máy bán ra.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Thế mạnh của LG thời kỳ "điện thoại ngu": thiết kế đỉnh cao

Cũng giống như Samsung, LG cũng có lợi thế không nhỏ nhờ vào chính sách viễn thông của chính phủ Hàn Quốc. Năm 2005, chiếc Chocolate Phone giúp cho LG khai màn một cuộc chiến thiết kế mới. Cùng với những chiếc điện thoại phối hợp thiết kế cùng Prada, LG vươn lên dẫn trước Samsung trong cuộc chiến điện thoại có thiết kế đẹp – vốn là trào lưu "hot" nhất kể từ sau thành công khổng lồ của Motorola RAZR V3.

Với triết lý sản phẩm này, LG nhanh chóng bắt kịp Samsung và vươn lên trở thành tên tuổi đứng thứ 3 thế giới về sản lượng điện thoại di động trong năm 2009. Sản lượng của LG trong năm này đạt 117 triệu chiếc, trong khi Samsung đạt 227 triệu chiếc. Lúc đó, Nokia vẫn đang ở thế thống trị tuyệt đối với sản lượng 432 triệu máy, trong khi Sony Ericsson và Motorola chiếm nốt 2 vị trí còn lại trong top 5. Trong giai đoạn này, mức giá hấp dẫn cùng số lượng chủng loại sản phẩm phong phú đã giúp cho LG và Samsung gia tăng sức ép mạnh mẽ lên Nokia.

Cuộc cách mạng smartphone

Nhưng bắt đầu từ năm 2009, một bước đi "định mệnh" của LG đã khiến cho thế lực đứng thứ 3 thế giới này bị tuột dần khỏi top 5. Trong khuôn khổ MWC 2009, LG tuyên bố hợp tác chiến lược với Microsoft để sử dụng Windows Mobile làm hệ điều hành di động chính cho smartphone của mình.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Galaxy S II: Chiếc smartphone đầu tiên có thể được coi là đối thủ của iPhone

Vào thời điểm này, iPhone đã ra mắt được 2 năm. Nokia (cũng như Samsung) vẫn tiếp tục ngự trị trên đỉnh cao của thế giới di động nhờ sở hữu một khối lượng khổng lồ các dòng điện thoại tính năng giá rẻ. Nhưng cuộc cách mạng di động sau đó đã diễn ra quá nhanh: năm 2010, Apple khiến cả thế giới "phát cuồng" vì chiếc iPhone 4, một chiếc smartphone được coi là hoàn thiện cả về tính năng lẫn thiết kế. Trong những năm tiếp theo, smartphone nhanh chóng vượt mặt điện thoại tính năng để trở thành chủng loại điện thoại thống trị thế giới.

Samsung một lần nữa chứng tỏ khả năng thích ứng nhạy bén với những thay đổi của thời cuộc: trong năm 2010 và 2011, Samsung lần lượt ra mắt 2 chiếc Galaxy S đầu tiên với thiết kế "học hỏi" rất nhiều từ iPhone. Với chiếc Galaxy S3, Samsung thực sự đạt được "độ chín" về tính năng – lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc smartphone có thể đánh bại iPhone để nắm giữ vị trí smartphone bán chạy nhất trong quý.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Phải mất tới 2 năm LG mới có thể ra mắt những chiếc smartphone thực sự xứng danh "đầu bảng"

Nhưng trong khi smartphone cao cấp là cuộc đấu giúp tạo dựng tên tuổi cho Samsung, những chiếc smartphone tầm trung và cấp thấp mới là yếu tố thực sự làm nên thành công cho tập đoàn Hàn Quốc. Doanh số của Samsung nhanh chóng bùng nổ nhờ tấn công vào thị trường giá rẻ được Apple "bỏ ngỏ". Trong năm 2013,; tổng doanh số smartphone của Samsung lên tới 300 triệu đơn vị, gấp đôi số lượng máy bán ra của Apple.

Ngược lại, sai lầm của LG khi lựa chọn Windows Mobile làm hệ điều hành chính đã khiến cho tập đoàn này phải trả giá quá đắt. Thực tế, vào thời điểm 2009, Apple và Android là 2 cái tên duy nhất đáng nhắc tới khi trò chuyện về smartphone. Ấy vậy mà đến tận năm 2010, LG mới ra mắt chiếc smartphone đầu tiên của mình: Optimus Q với phiên bản Android... 1.6, trong khi các đối thủ đều đã bước chân lên Android 2.0 hoặc 2.1.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Cuộc chiến smartphone của Samsung và LG sang chương mới với các loại màn hình cong hoặc màn hình cạnh bên

Phải mất tới 2 năm, khi Apple và Samsung đã đứng ở vị thế quá vững chắc, LG mới lần đầu tiên ra mắt được một chiếc Optimus xứng đáng sánh ngang cùng các thế hệ iPhone và Galaxy S: Optimus G. Đến năm 2014, lần đầu tiên trong nhiều năm, những chiếc smartphone LG mới có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đã từng đứng thứ 3 thế giới về doanh số di động.

Nhưng cũng chính từ thời điểm Optimus G ra mắt, LG ghi dấu ấn của mình khi lần lượt đưa ra rất nhiều đột phá: từ lựa chọn đưa các nút bấm vật lý của điện thoại ra phía sau lưng, độ phân giải QHD trên LG G3 cho đến chiếc smartphone màn hình cong G Flex. Trong khi mẫu đầu bảng LG G2 ghi dấu ấn nhờ sở hữu cấu hình mạnh mẽ cùng thời lượng pin ấn tượng, với chiếc G3 mới nhất, LG khiến cả thế giới kinh ngạc khi mang màn hình 5.5 inch lên thân máy có kích cỡ gọn gàng không kém gì những chiếc smartphone 5 inch thông thường.

50 năm "Chiến tranh giữa các vì sao của Hàn Quốc"

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.

Bước chuyển nhanh chóng sang thị trường smarthome cho thấy khả năng thích ứng thần kỳ của công ty Hàn Quốc

Bước chân vào năm 2015, LG và Samsung đều phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là trên mảng di động. iPhone đã khẳng định được vị thế vững chắc trên phân khúc cao cấp, còn tại phân khúc cấp thấp, cả Samsung lẫn LG đều sẽ phải đối đầu với những công ty Trung Quốc mới nổi như OPPO hoặc Xiaomi. Để giữ được vị thế của mình, lời giải duy nhất dành cho LG và Samsung có lẽ sẽ là những chiếc smartphone thực sự cao cấp như Galaxy S6, hoặc vừa sáng tạo vừa mang tính thiết thực với cuộc sống như LG G Flex 2.

Nhưng, khi "Cuộc chiến giữa các vì sao Hàn Quốc" đã gần ngày kỷ niệm 50 năm, Samsung và LG vẫn có những thế mạnh của riêng mình để đón đầu với những xu thế mới. Trên lĩnh vực màn hình, LG và Samsung vẫn đang làm chủ 2 xu thế quan trọng nhất: màn hình cong/dẻo và OLED.  Để đón đầu tương lai, cả 2 công ty đều đang có những bước tiến vững chắc vào thị trường thời trang công nghệ và đặc biệt là thị trường nhà thông minh/Internet of Things – những thị trường được kỳ vọng sẽ thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người.

Samsung trở thành tên tuổi lớn đầu tiên ra mắt một chiếc smartwatch đáng chú ý (nếu như bạn bỏ qua 2 thế hệ Sony SmartWatch mờ nhạt đầu tiên), còn LG thì đồng hành cùng Motorola để trở thành 2 tên tuổi tiên phong cho Android Wear. Trên thị trường smarthome, các giải pháp nhà thông minh do Samsung và LG đưa ra tại CES 2014 nhanh chóng thể hiện được sự vượt trội so với các sản phẩm của Microsoft và Apple. Lý do là rất đơn giản: khác với các tên tuổi Tây Âu, Samsung và LG đang nắm trong tay một "hệ sinh thái" nhà thông minh đầy đủ, bao gồm các thiết bị di động lẫn các loại đồ gia dụng thông minh.

Khi xét tới lợi nhuận, chip bán dẫn không thể so sánh cùng các sản phẩm người tiêu dùng như TV. Sony đã từng đi đầu trong lĩnh vực màn hình CRT và cũng đã trở thành thương hiệu điện tử được thèm muốn nhất thế giới.  Bước chuyển nhanh chóng sang thị trường smarthome cho thấy khả năng thích ứng thần kỳ của công ty Hàn Quốc

Nền tảng webOS hứa hẹn mang tới cho LG nhiều giải pháp nhà thông minh và thời trang công nghệ đột phá

Nếu nhìn nhận một cách công bằng, câu chuyện về sự vươn lên của Samsung và LG cũng đáng khâm phục không kém gì câu chuyện khởi nghiệp của các huyền thoại Nhật Bản. Đi lên từ một cuộc nội chiến tàn khốc, ngày nay LG và Samsung không còn phải núp bóng các tên tuổi đến từ Mỹ hay Nhật nữa: "Cuộc chiến giữa các vì sao Hàn Quốc" ngày nay là một cuộc chiến mang tầm vóc quốc tế. Samsung đang là tên tuổi đi trước, nhưng liệu trong tương lai LG có tìm được con đường trở lại vị trí số 1 của mình trong quá khứ? Hãy chờ đợi câu trả lời trong  năm 2019 - thời điểm kỷ niệm 50 năm Samsung và LG chính thức chuyển từ 2 nhà thông gia sang thành 2 đối thủ tầm vóc thế giới.

Lê Hoàng

Theo Cnet & Fortune

Chủ đề khác