VnReview
Hà Nội

Tại sao với EU, Google không "dễ ăn" như Microsoft?

Vào thứ tư tuần trước, Ủy ban Châu Âu EC không chỉ chính thức đệ đơn kiện Google về hành vi độc quyền trong mảng dịch vụ tìm kiếm mà còn mở một cuộc điều tra mới về các hành vi độc quyền liên quan tới Android.

Vào thứ tư tuần trước, Ủy ban Châu Âu EC không chỉ chính thức đệ đơn kiện Google về hành vi độc quyền trong mảng dịch vụ tìm kiếm mà còn mở một cuộc điều tra mới về các hành vi độc quyền liên quan tới Android.

Vào ngày thứ tư tuần trước, công tố viên phụ trách thương mại bình đẳng của EC, bà Margrethe Vestage cho biết, EU sẽ chính thức đưa ra các cáo buộc đối với Google về hành vi lạm dụng vị thế áp đảo trên thị trường dịch vụ tìm kiếm để gây hại cho các đối thủ. Một vấn đề khác cũng sẽ khiến Google phải đau đầu là cuộc điều tra mới nhất của EC, theo đó Ủy ban Châu Âu sẽ đưa ra kết luận liệu các hành vi kinh tế của Google đối với Android có mang tính độc quyền hay không.

Cuộc điều tra nhắm vào Android có thể khiến Google gặp nhiều vấn đề, do hệ điều hành di động này đang chiếm vai trò ngày một quan trọng đối với gã khổng lồ tìm kiếm. Trong vòng 1 năm vừa qua, Google đã liên tục đưa ra nhiều dự án nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Android, trong đó có dự án smartphone Android siêu rẻ Android One và phiên bản Android cho smartwatch có tên Android Wear.

Cuộc điều tra nói trên cho thấy mối lo ngại ngày càng lớn của các nhà hành pháp về tầm ảnh hưởng sâu rộng của Google, đặc biệt là trong bối cảnh người dân toàn cầu đang ngày một phụ thuộc hơn vào smartphone và tablet.

Hệ điều hành miễn phí và mã nguồn mở

Vào thứ tư tuần trước, Ủy ban Châu Âu EC không chỉ chính thức đệ đơn kiện Google về hành vi độc quyền trong mảng dịch vụ tìm kiếm mà còn mở một cuộc điều tra mới về các hành vi độc quyền liên quan tới Android.

Trong khi Android là một hệ điều hành hoàn toàn miễn phí và mã nguồn mở, các nhà điều tra của EC sẽ tập trung vào các thỏa thuận giữa Google và các đối tác sản xuất để đưa ra kết luận liệu gã khổng lồ tìm kiếm có đặt ra các điều khoản mang tính ép buộc hay không. Ví dụ, một vài thỏa thuận sử dụng Android trên phần cứng sẽ buộc các nhà sản xuất phải sử dụng các ứng dụng của Google làm ứng dụng mặc định.

Các chuyên gia về luật nhanh chóng chỉ ra điểm tương đồng giữa cuộc điều tra nhắm vào Android lần này với vụ kiện của EC và Microsoft vào một thập kỷ trước. Trong vụ kiện này, Tòa án Châu Âu đưa ra kết luận rằng hành vi cài đặt Internet Explorer vào Windows là vi phạm luật chống độc quyền và buộc Microsoft phải đưa ra tùy chọn lựa chọn trình duyệt mặc định ngay từ lần khởi động đầu tiên của Windows.

Song, sự khác biệt giữa 2 vụ kiện này cũng là rất lớn. David Balto, một luật sư từng đảm nhiệm vai trò giám đốc chính sách tại Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ FTC cho biết trong khi hành vi cài đặt Internet Explorer kèm Windows của Microsoft sẽ giúp giảm bớt các hình thức cạnh tranh dành cho IE, "Khả năng người dùng được hưởng lợi từ các chiến lược của Google là khá rõ ràng". Vị luật sư này chỉ ra rằng sự có mặt của Android trên thị trường đã giúp giá smartphone giảm rất đáng kể, và bởi vậy EC khó có thể đem Google ra tòa nếu như người tiêu dùng đang được hưởng lợi từ Android.

Hiroshi Lockheimer, người lãnh đạo bộ phận Kỹ thuật Android của Google cho biết: "Google không phải là người duy nhất hưởng lợi từ thành công của Android. Mô; hình Android cho phép các nhà sản xuất tự cạnh tranh bằng các sáng tạo của riêng họ". Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng tái khẳng định rằng tất cả các thỏa thuận giữa Google và các nhà sản xuất đều mang tính tự nguyện.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa khung cảnh công nghệ hiện nay và 10 năm trước cũng sẽ giúp Google có những lợi thế không hề nhỏ khi đối đầu với EC. David Olson, giáo sư tại Đại học Luật Boston cho biết trong khi người dùng của 10, 15 năm về trước có thể không có đủ hiểu biết để tải về một trình duyệt thay thế cho Internet Explorer, người dùng hiện nay đủ thông thạo với smartphone để tải các ứng dụng mà họ cần. "Hình thức ràng buộc người dùng của Google và Microsoft không giống nhau", ông Olson khẳng định.

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác