VnReview
Hà Nội

Nhìn lại sai lầm của Google Glass

Hai năm sau ngày ra mắt, Google Glass đã chính thức chìm vào quên lãng. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mắc phải những sai lầm nào khiến cho một sản phẩm từng được hy vọng sẽ mở đường cho một phân khúc thiết bị đeo quan trọng lâm vào tình cảnh hiện tại?

Nhìn lại những sai lầm của Google đối với Glass

Khi truy cập trang web của Google dành riêng cho chiếc Glass, bạn sẽ đọc được thông điệp "Cảm ơn vì đã cùng chúng tôi khám phá. Hành trình chưa kết thúc tại đây".

Và đó là một hành trình không mấy êm ả.

Để hiểu rõ được mức độ thất bại khủng khiếp của Google Glass, hãy thử tưởng tượng kịch bản giả tưởng sau đây: Apple ra mắt một chiếc iWatch xấu xí, đầy lỗi và thậm chí vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm rồi mang bán tới hàng nghìn người dùng với giá… 1.500 USD. Ngay sau đó, rất nhiều khách hàng nổi tiếng, từ giới blogger quyền lực cho tới các tên tuổi công nghệ lớn, bỏ một đống tiền ra mua chiếc đồng hồ này chỉ để chua chát nhận ra rằng đây là một sản phẩm vô dụng. Chỉ ít lâu sau, Apple "mang con bỏ chợ" và tuyên bố ngừng cả dự án đồng hồ này lẫn cả các hoạt động hỗ trợ.

Một sai lầm tầm cỡ "thảm họa" như vậy có đủ khả năng để quật ngã Apple. Câu chuyện của Google Glass thậm chí còn tồi tệ hơn. Sai lầm đầu tiên của Google là ở chỗ gã khổng lồ tìm kiếm đã không tính đến các quan ngại về quyền riêng tư, trong khi chiếc Glass thực chất lại là một chiếc camera gắn trên kính mắt.

Một cơn bão dư luận nhanh chóng nổ ra, trong đó phần đông người dùng đều lo sợ sẽ bị nghe lén/quay lén bằng Glass. Nhiều cửa hàng nhanh chóng ra lệnh cấm sử dụng chiếc kính thông minh của Google. Do là sản phẩm đầu tiên (và cũng là sản phẩm đình đám nhất) trong thị trường kính thông minh mới mẻ, chiếc Glass bỗng dưng trở thành "bia ngắm bắn" duy nhất cho những lời chỉ trích nhắm vào thị trường non trẻ này.

2 năm sau ngày ra mắt, Google Glass đã chính thức chìm vào quên lãng. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mắc phải những sai lầm nào khiến cho sản phẩm từng được hy vọng sẽ mở đường cho một phân khúc thiết bị đeo quan trọng (kính thông minh) này lâm vào tình cảnh hiện tại?

Nhà sáng lập Sergey Brin của Google với chiếc Glass trên mắt

Bên cạnh các lo ngại về quyền con người, Google cũng đã không thể đưa ra những lời giải thích thuyết phục về các vấn đề an toàn (ví dụ như hành vi vừa đi xe vừa sử dụng Glass) hoặc sức khỏe. Xét cho cùng, công nghệ vẫn chưa đủ thân thiện để con người có thể thoải mái đeo một thiết bị có gắn Wi-Fi lên đầu trong hàng giờ liền.

Sai lầm tiếp theo là ở định hướng phát triển và quảng bá sản phẩm. Chiếc kính của Google liên tiếp lên trang nhất của các tờ báo công nghệ đình đám nhất trên thế giới, xuất hiện trên cả tạp chí lẫn các show diễn thời trang. Tất cả sự nổi tiếng này bỗng trở nên tiêu cực khi suốt từ giai đoạn thử nghiệm beta cho đến tận cuối đời, Google không hề cải thiện tính năng của Glass một cách hiệu quả.

Đến tháng 3/2015, một vị lãnh đạo của Google lần đầu tiên thừa nhận thất bại và làm rõ sai lầm về chiến lược marketing đối với Glass. Trong một cuộc trò chuyện tại Hội thảo South by Southwest, Astro Teller, lãnh đạo phòng nghiên cứu Google X cho biết khi cố thu hút sự chú ý của công chúng, Google đã khiến sản phẩm của mình bị "soi" theo cách tiêu cực. Đó là còn chưa kể, tình trạng và định hướng của Google Glass cũng không được làm rõ. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không nhận ra rằng Glass chỉ là một sản phẩm mang tính chất thử nghiệm chứ không phải là một sản phẩm hoàn thiện.

2 năm sau ngày ra mắt, Google Glass đã chính thức chìm vào quên lãng. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mắc phải những sai lầm nào khiến cho sản phẩm từng được hy vọng sẽ mở đường cho một phân khúc thiết bị đeo quan trọng (kính thông minh) này lâm vào tình cảnh hiện tại?

Thái tử Charles là một trong số những người nổi tiếng đã từng đeo Google Glass

Vậy, Google đang làm gì với dự án Glass? "Đội ngũ Glass đang bận rộn nghiên cứu tương lai cho sản phẩm", đại diện Google trả lời câu hỏi phỏng vấn của Fox News.

Cho dù chương trình thử nghiệm Explorer đã bị ngừng vào tháng 1 vừa qua và thế hệ Glass đầu tiên đã bị "khai tử", dự án Glass vẫn chưa kết thúc. Trong tuyên bố của mình, Google cho biết đã đưa Tony Fadell lãnh đạo của Nest (công ty sản xuất thiết bị nhà thông minh được Google mua lại 2 năm trước) vào phụ trách phiên bản Glass mới. Các nguồn tin rò rỉ cho biết Fadell sẽ phải "thiết kế lại Glass từ đầu". Lần này, Google đã rút ra được bài học và quyết định sẽ không công bố những chiếc Glass tương lai cho đến khi đã có sản phẩm hoàn thiện trong tương lai.

Điều đó có nghĩa rằng "hành trình vẫn chưa dừng lại ở đây", theo đúng những gì Google khẳng định trên trang chủ dành cho Glass. Lý do vì sao Google kiên quyết sửa sai cho "thảm họa" này cũng là rất dễ hiểu: Thị trường thiết bị đeo thông minh đang bùng nổ cả về cung lẫn cầu. Mới gần đây, IDC tung ra một bản báo cáo cho biết tổng số thiết bị đeo thông minh xuất xưởng trong năm 2015 sẽ là vào khoảng 72,1 triệu chiếc, tăng gần 3 lần so với con số 26,4 triệu vào năm ngoái.

2 năm sau ngày ra mắt, Google Glass đã chính thức chìm vào quên lãng. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mắc phải những sai lầm nào khiến cho sản phẩm từng được hy vọng sẽ mở đường cho một phân khúc thiết bị đeo quan trọng (kính thông minh) này lâm vào tình cảnh hiện tại?

Hãy cùng chờ đợi xem liệu Google có sửa được sai lầm của thế hệ Glass đầu tiên hay không

Trong khi Apple đã đạt được một số thành công với chiếc Apple Watch, Google sẽ buộc phải tìm lại danh dự của mình với Glass. Đó là còn chưa kể, thị trường kính thông minh cho tới giờ vẫn chưa chật chội và khốc liệt như thị trường smartwatch. Để chiếm lĩnh miếng mồi béo bở này, Google sẽ phải nhớ thật kỹ những bài học từ "thảm họa" mang tên Glass 2013.

Lê Hoàng

Theo BGR

Chủ đề khác