VnReview
Hà Nội

Intel gặp khó khi định luật Moore bị phá vỡ?

Intel, kẻ thống trị trên thị trường sản xuất chip, đang đối mặt với những thử thách cực lớn. Hãng này có thể bị vượt qua hoặc lại đằng sau so với các đối thủ cạnh tranh.

Mới đây, Intel tuyên bố rằng Cannonlake, dòng chip 10 nm của hãng, sẽ ra mắt vào cuối năm 2017, muộn hơn một năm so với kỳ vọng của Phố Wall. CEO Intel, ông Brian Krzanich, chia sẻ với các nhà phân tích rằng Intel đang gặp khó trong việc thu nhỏ kích thước chip bởi mỗi tiến trình sản xuất có một công thức riêng và phức tạp.

Định luật Moore bị phá vỡ, Intel gặp khó?

Đây không phải là một tuyên bố bất ngờ bởi thời gian gần đây đã xuất hiện những tiên đoán về cái chết của định luật Moore. Nhiều khả năng định luật Moore - định luật về tốc độ thu nhỏ transistor của chip - sẽ bị phá vỡ trong thời gian tới.

Sẽ là thảm họa đối với Intel nếu họ không thể duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường sản xuất chip. Tuy nhiên, không chỉ mình Intel gặp khó khi định luật Moore bị phá vỡ. Các đối thủ của Intel như Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) và Samsung Electronics đều phải đối mặt với những thách thức về vật lý như Intel.

Định luật Moore bị phá vỡ, Intel gặp khó?

Gordon Moore, cha đẻ của định luật Moore

Nếu TSMC và Samsung xử lý các vấn đề ;không tốt bằng Intel, Intel sẽ vẫn mạnh mẽ hơn. Công ty này sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường điện toán di động và thậm chí giành quyền sản xuất chip cho iPhone của Apple - hợp đồng béo bở nhất trong thị trường sản xuất chip di động. Samsung và TSMC đang cạnh tranh gay gắt trong việc giành hợp đồng sản xuất chip cho Apple. Mỗi năm, hai hãng này cung cấp cho Apple tới 200 chiệu con chip.

Các nhà phân tích đưa ra nhiều nhận định trái chiều về tương lai của Intel.

"Intel cho biết hãng này vẫn đang vượt trội hơn so với Samsung và TSMC về mặt công nghệ. Tuy nhiên, những tuyên bố của Samsung và TSMC và các nguồn tin trong ngành công nghiệp lại phủ nhận điều này. Đây là một cuộc đua tam mã và Intel chẳng có lợi thế gì trong cuộc đua này", Robert Maire, nhà phân tích của hãng Semiconductor Advisors cho biết.

Định luật Moore bị phá vỡ, Intel gặp khó?

Dan Armbrust, cựu quản lý nhà máy chip của IBM, đồng sáng lập của hãng phát triển bán dẫn Silicon Catalyst, lại nghiêng về phía Intel. "Intel đang đầu tư mạnh vào R&D để tiếp tục nâng cao công nghệ, họ có đủ nguồn lực để làm điều này. Tất cả các hãng sản xuất chip đều gặp chung một khó khăn và tôi nghĩ Intel sẽ sớm giải quyết được vấn đề", Armbrust chia sẻ.

Nhà phân tích chính của The Linley Group, Linley Gwennap, lại tỏ ra khá trung lập. Ông cho rằng không chỉ riêng Intel gặp khó khăn với công nghệ chip thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, việc gã khổng lồ Intel trì hoãn kế hoạch ra mắt chip mới tới một năm sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.

Việc Intel trì hoãn ra mắt chip mới cũng tiếp thêm động lực cho các đối thủ cạnh tranh như Qualcomm và ARM Holdings. "Chúng tôi thấy Chromebook đang phát triển mạnh mẽ", Gwennap nói. Dòng laptop hiệu suất thấp, giá rẻ này có thể sử dụng những con chip không phải của Intel như Qualcomm. "Khi bạn nắm trong tay 90% thị phần chip cho máy tính như Intel, bạn có một con đường duy nhất đó là mở rộng kinh doanh để mở rộng thị trường do vậy trì hoãn kế hoạch chẳng mang lại lợi ích gì".

Định luật Moore bị phá vỡ, Intel gặp khó?

Chip Intel Curie, giải pháp của Intel dành cho các thiết bị wearable

Krzanich sẽ dành phần còn lại của năm nay và năm tới để thay đổi trọng tâm của Intel nhằm giảm sự phụ thuộc của hãng này vào thị trường máy tính cá nhân. Intel cũng không thể mãi dựa vào mảng kinh doanh máy chủ bởi doanh số mảng này cũng đang duy trì ở mức thấp.

Intel vừa mua lại Altera với giá 17 tỷ USD nhằm phát triển một loại chip hoàn toàn khác. Trước đấy, Krzanich cũng đề cập tới việc Intel hợp tác cùng Micron Technology nhằm phát triển một con chip nhớ flash mới.

Ngay sau khi Intel công bố kế hoạch trì hoãn ra mắt chip mới, mỗi cổ phiếu của hãng đã tăng 1% giá trị lên mức 29,47 USD. Các nhà phân tích dự đoán trong năm nay Intel sẽ kiếm về khoản tiền mặt lên tới 11,4 tỷ USD, bao gồm cả những khoản đầu tư.

ĐHK

Theo Barron

Chủ đề khác