VnReview
Hà Nội

Tim Cook có thực sự là truyền nhân của Steve Jobs? (Phần 2)

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Sau khi Steve Jobs từ bỏ vị trí CEO của mình tại Apple chỉ một năm trước ngày qua đời, người ta vẫn nhắc đến tên của vị CEO kế nhiệm Tim Cook nhiều hơn cả. Song, những câu chuyện về Steve Jobs và Tim Cook gần như không bao giờ nói về những triết lý thiết kế đã làm nên tên tuổi của Apple. Vinh hạnh đó thuộc về Jonathan Ive, một nhà thiết kế đã gắn bó với Apple từ trước khi Steve Jobs quay trở lại vào năm 1997.

Có thể nói, tại Apple, Jony Ive (tên thân mật của Jonathan Ive) quan trọng không kém gì Tim Cook hiện nay và Steve Jobs trong quá khứ. Chính nhà thiết kế này mới là người đã đưa ra ý tưởng iMac vào năm 1997, khởi đầu cho cuộc hồi sinh ngoạn mục của Apple sau này. Trong suốt những năm tháng Steve Jobs còn tại vị, người ta ít nghe đến tên gọi của Jony Ive, song thực tế nhà thiết kế của Apple đều đóng phần quan trọng trong các sản phẩm "đỉnh" của Quả Táo: Bob Mansfield, một "huyền thoại" thiết kế tại Apple, đã từng đưa ra nhận xét "Khi iPhone ra mắt vào năm 2007, Ive đã trở thành trục bánh xe của Apple".

3 năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple không chỉ thực hiện một cuộc cách mạng lớn về phần mềm mà còn bước chân vào một phân khúc hoàn toàn mới: đồng hồ thông minh. Đằng sau cả 2 sự kiện này đều có bàn tay của Jony Ive.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Jony Ive về làm việc cho Apple trước cả khi Steve Jobs quay lại vào năm 1995. Chiếc iMac đình đám là tác phẩm của Ive và Jobs.

Khi phần cứng và phần mềm của Apple trở về chung một mối

Khi còn sống, Steve Jobs là người đã định hình nên " vị Táo" cho máy tính Mac, iPhone và iPad. Thành công của Apple về mặt thiết kế được kéo dài suốt từ thập niên 70, 80 cho tới nay là nhờ một triết lý xuyên suốt: hãy chế tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Minh chứng điển hình cho điều này là font chữ tuyệt đẹp trên máy Mac xưa cũ cho đến vòng xoay Clickwheel trên iPod.

Đối với phần mềm, triết lý này được áp dụng thành một ngôn ngữ thiết kế có tên "thiết kế giả chất liệu". Khi đi theo xu hướng này, các nhà thiết kế đồ họa phần mềm sẽ sử dụng những hình ảnh từ thế giới thực để đại diện cho các tính năng phần mềm tương ứng. Ví dụ, trên các đời iOS cũ, giao diện của ứng dụng ghi chú thậm chí còn có các đường viền chỉ y hệt như bìa vở trong đời thực.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Giao diện "giả chất liệu" lỗi thời đã được Apple tận dụng tới 6 năm, từ iPhone 1 cho đến tận iPhone 5.

Trải nghiệm phần mềm Apple trước khi Jony Ive "lên ngôi" là vậy, nhưng phần cứng thì sao? Hãy cùng nhìn lại dấu ấn phần cứng đáng ghi nhớ nhất của Jony Ive: iPod. Chiếc máy nghe nhạc này không hề có thiết kế mô phỏng các loại máy chơi băng cassette, máy chơi CD hay thậm chí là bút USB. Cũng giống như các sản phẩm của Apple sau này, iPod đi theo ngôn ngữ thiết kế rành mạch, rõ ràng, tập trung vào thẩm mỹ và tính năng riêng hơn là chạy theo các sản phẩm cũ mà chúng đóng vai trò thay thế. Câu chuyện tương tự xảy ra với iPhone và iPad: iPhone không hề "ăn theo" những chiếc điện thoại Samsung vỏ sò hay Nokia thanh kẹo, còn iPad thì giống iPhone hơn là giống với netbook và laptop.

Rõ ràng là ngôn ngữ thiết kế phần mềm và phần cứng của Apple trong thời kỳ Steve Jobs rất mâu thuẫn nhau. Thật trùng hợp, Jony Ive cũng không hề ưa trưởng bộ phận thiết kế phần mềm của Apple - Scott Forstall, một nhân vật trọng yếu cũng đã từng được coi là cánh tay phải của Jobs. Lý do duy nhất khiến cho những chiếc iPhone và iPod mang trong mình cả 2 ngôn ngữ thiết kế này là bởi Jobs có đủ quyền lực để giữ được thế cân bằng giữa Ive và Forstall. Chưa kể, nhà sáng lập của Táo cũng là một fan của ngôn ngữ giả chất liệu.

Nhưng đến khi Steve Jobs qua đời thì Tim Cook lại thực hiện một bước đi chiến lược khác: cho Scott Forstall về vườn và để Jony Ive lên nắm quyền điều khiển cả thiết kế phần cứng lẫn thiết kế phần mềm. Năm 2013, Apple cho ra mắt chiếc iPhone cuối cùng còn lại một chút dấu ấn thiết kế của Steve Jobs (iPhone 5s) và cùng lúc tiến hành cuộc cách mạng đầu tiên về giao diện cho iOS với iOS 7.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Giao diện phẳng tuyệt đẹp của iOS 7.

Khi nhìn nhận một cách thực tế, iOS 7 có lẽ là bước ngoặt mang tính chất quan trọng không kém gì iPhone 4 hay iPhone 6. Giao diện "giả chất liệu" tối tăm và rối mắt của các đời iOS cũ bị thế chỗ bởi một giao diện phẳng với các màu sắc đơn giản, rõ nét. Đó là một bước thay đổi hoàn toàn hợp lý, bởi người dùng của năm 2013 không cần phải được hướng dẫn rằng "đây là ứng dụng ghi chú vì nó giống như quyển sổ" như những năm 90 nữa.

Khi các lớp vân bề mặt đã bị loại bỏ để thay thế bằng nền trắng dễ đọc cho font chữ còn các biểu tượng thì chỉ còn lại một vài màu sắc cơ bản, hệ điều hành của Táo đã "ăn nhập" với phần cứng Táo hơn rất nhiều. Tất cả các dấu ấn của Forstall đã bị loại bỏ, bất kể rằng ngôn ngữ "giả chất liệu" của ông đã từng được Steve Jobs ưa thích. Suốt từ iOS 7 lên iOS 9, phần mềm của iPhone và iPad chỉ phục vụ cho tư tưởng của Ive: "Khi phát triển iOS 7, chúng tôi hiểu rằng người dùng đã quá quen thuộc với màn hình cảm ứng; họ không cần nút bấm vật lý và họ cũng đã hiểu rõ lợi thế của cảm ứng. Chúng tôi tìm ra sự tự do tuyệt vời khi không cần phải cố gắng liên hệ giữa phần mềm và đời thực một cách thô kệch như vậy. Và chúng tôi tạo ra một trải nghiệm phần mềm không quá bó hẹp. Và lúc đó thiết kế không còn là một trở ngại của trải nghiệm người dùng".

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Mac OS X cũng đang dần "phẳng hóa" theo hướng của người em iOS.

Thật trớ trêu rằng, Scott Forstall đã từng có lúc than phiền rằng Apple thời kỳ hậu-Jobs không còn một người đủ độc đoán để đưa ra các quyết định chiến lược giúp Quả Táo vượt lên. Đến khi vị phó chủ tịch này bị buộc phải ra đi, Jony Ive thay thế ông để trở thành ông chủ của cả iOS lẫn Mac OS X. Dĩ nhiên, người cuối cùng từng được coi là một vị chủ nhân tuyệt đối như vậy là Steve Jobs. Nhìn từ khía cạnh này, bạn có lẽ sẽ thấy Tim Cook giống như là một người chuyên lo về hậu cần hơn là một truyền nhân Steve Jobs thứ thiệt.

Apple Watch: "One More Thing" của Tim Cook hay Jony Ive?

Năm 2014, thế giới chứng kiến bước ngoặt lớn của Apple: lần đầu tiên ra mắt iPhone cỡ lớn (4.7 inch và 5.5 inch). Với 2 chiếc iPhone chạy theo thời thế, Tim Cook chính thức thoát khỏi cái bóng của Jobs bằng cách đưa Apple lên mức trị giá gấp 3 lần thời điểm 2010, khi nhà sáng lập của Apple vẫn còn tại vị. Quan trọng hơn hết, 4 năm sau khi Steve Jobs qua đời, lần đầu tiên bước chân vào một danh mục sản phẩm mới kể từ khi Steve Jobs ra đi với một chiếc đồng hồ thông minh tuyệt đẹp. Khi giới thiệu về chiếc Apple Watch, CEO Tim Cook đã sử dụng lại câu nói "One More Thing" từng được Steve Jobs sử dụng để ra mắt iPhone.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Jony Ive không phải là một người thích lên sân khấu lớn, thích trở thành trọng tâm như Tim Cook.

Nhưng theo lời phó chủ tịch Jeff Williams, Apple Watch không hẳn là thành quả của Tim Cook, mà lại là sản phẩm "mang đậm dấu ấn của Ive hơn tất cả các sản phẩm Apple trước đó".

Ý tưởng về một chiếc smartwatch mang mác Táo được Ive nảy sinh vào gần với ngày qua đời của Steve. Vào thời khắc đó, Apple vội vàng đi tìm kiếm các sản phẩm mới để đập tan nỗi sợ "mất Steve Jobs là mất tất cả". Bên cạnh một loạt những chiếc iPhone có màn hình từ 4 inch đến hơn 6 inch với bước chênh lệch thử nghiệm là 0.1 inch, mùa thu 2011 cũng đánh dấu thời điểm smartwatch Apple đi từ ý tưởng lên thành một sản phẩm thực tế.

Quá trình thiết kế Apple Watch đánh dấu rất nhiều thay đổi của Apple. Đầu tiên là ý tưởng về chiếc đồng hồ này: một thiết bị điện tử không đóng vai trò ngăn cách con người như Google Glass (một sản phẩm bị Ive đả kích kịch liệt) hay ngay như chính những chiếc iPhone, iPad của Táo. Đi cùng với sự bùng nổ của phân khúc thời trang công nghệ và quan điểm rằng "cổ tay là điểm đến tự nhiên tiếp theo của công nghệ", Apple Watch ra đời.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Khi Steve Jobs không còn, Jony Ive thay ông giữ vững tiêu chuẩn thiết kế ngặt nghèo của Apple: hình ảnh bông hoa trên mặt đồng hồ của Apple Watch là tác phẩm của... 34.000 lần chụp.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Để tạo ra hình ảnh mặt đồng hồ hình cá mực, Apple đã dùng đến camera chuyên dụng Phantom có tốc độ 300 khung hình/giây.

Theo lời Bob Mansfield, người đã từng có thời điểm tham gia vào dự án này, vai trò của Ive đối với Apple Watch giống như là "cả Ive lẫn Steve Jobs cộng lại trước đây". Quá trình khởi động dự án cũng không hề là dễ dàng đối với Ive: nội bộ Apple có rất nhiều thế lực không đồng tình với phân khúc sản phẩm này. "Họ không rõ sẽ trưng bày đồng hồ trong cửa hàng thế nào; và cũng có lo ngại rằng Apple Watch sẽ tạo ra ngăn cách giữa khách hàng giàu có và ít giàu có hơn", Mansfield hồi tưởng. Nhưng, khi đã đủ sự hậu thuẫn, Ive buộc Apple phải lần lượt thâu tóm các vị lãnh đạo của các công ty thời trang như Yves Saint Laurent, TAG Heuer và Burberry. Trên khía cạnh công nghệ, Táo thâu tóm Kevin Lynch, giám đốc công nghệ của Adobe, người đã từng "dám" lên tiếng đấu đá với Apple xung quanh chuẩn video flash. Quá rõ ràng, Ive là người bảo hộ, là người đại diện cho Apple Watch.

Quá trình phát triển thực tế của chiếc Watch cũng tương tự như quá trình phát triển iPhone hay iPad dưới thời Steve Jobs: "Chúng tôi thử nghiệm rất nhiều thứ, và chúng tôi chấp nhận rằng phần lớn các ý tưởng này sẽ không được tiếp tục". Nhưng, đằng sau những câu nhận định khá quen thuộc đó lại là những câu chuyện mang đậm màu tỉ mẩn, cầu toàn gợi nhớ đến Steve Jobs: để tìm ra âm gõ thích hợp cho Watch, Jony Ive sẽ gặp gỡ hàng tuần với đội ngũ phần mềm và giao diện của Táo. Với từng âm gõ, Ive sẽ đưa ra những nhận định dạng như "quá kim loại, không đủ tính tự nhiên". Huyền thoại thiết kế của Apple mất tới một năm trời để tìm ra được âm gõ thích hợp cho Touch.

Tương tự, sau gần một năm trời thử nghiệm nhiều mẫu vòng đeo cho Apple Watch, Ive mới quyết định lựa chọn mô hình tùy biến dây đeo thông qua cơ chế gắn khe độc đáo như hiện nay.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Cũng giống như những chiếc iPod và iPhone trước đó, Apple Watch là sản phẩm chắt lọc từ hàng nghìn ý tưởng, cũng như một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm đầy gian nan.

Nhưng khi nói về Apple Watch, vòng xoay Digital Crown có lẽ sẽ là minh chứng quan trọng nhất cho thấy Apple thời kỳ Tim Cook và Jony Ive vẫn có thể tạo ra những sản phẩm mang đậm tính bất ngờ như thời kỳ Steve Jobs. Máy Mac đã từng tạo dựng tên tuổi bằng chuột vi tính, iPod đã từng tạo dựng tên tuổi bằng vòng xoay Clickwheel, iPhone đã từng tạo dựng tên tuổi bằng màn hình cảm ứng đa điểm cỡ lớn. Với Apple Watch, yếu tố cách mạng nằm ở vòng xoay Digital Crown có thể giúp người dùng cuộn trang và lựa chọn các biểu tượng trên màn hình smartwatch, vốn thường có kích cỡ 1,5 inch. Một lần nữa, Apple lại gây bất ngờ vì đưa ra một trải nghiệm dễ dàng, tiện lợi mà không một đối thủ (đi trước) nào nghĩ đến. Lần này, yếu tố bất ngờ của Apple không hề có bàn tay của Steve Jobs.

Apple Watch là vậy, còn những sản phẩm do Steve Jobs tiên phong thì sao? Chiếc iPhone mới nhất (iPhone 6) mang trong mình thiết kế gợi nhắc khá nhiều đến iPhone đời đầu và cũng gây tranh cãi không hề nhỏ khi ra mắt, song cuối cùng vẫn đè bẹp các đối thủ như Galaxy S6, HTC One M9 hay LG G4 về doanh số. Chiếc MacBook 12 inch được trang bị khá nhiều cải tiến kể từ MacBook Air. iPad tuy có doanh số sụt giảm nhưng là vì xu hướng chung của thị trường. Xét về thiết kế, iPad Air 2 đang là sản phẩm hoàn mỹ nhất của Apple với thân hình mỏng nhẹ trong khi vẫn nắm giữ cấu hình ấn tượng nhất trong gia đình iOS. Nói tóm lại, dưới bàn tay của Jony Ive, toàn bộ các sản phẩm mang nhãn Táo đang thoát dần ra khỏi cái bóng của Steve Jobs và gắn mác Ive nhiều hơn.

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

iPhone 6, một sản phẩm gây tranh cãi vì từ bỏ ngôn ngữ thiết kế trên iPhone 4 và iPhone 5 - những chiếc iPhone cuối cùng có bàn tay Steve Jobs

"Apple Ive" có vượt ra khỏi cái bóng của "Apple Jobs" hay không?

Mới chỉ cách đây vài ngày, Apple đã công bố kết quả kinh doanh của quý 2/2015, trong đó doanh số Apple Watch được công bố vào mức "tốt hơn iPhone và iPad khi ra mắt". Tim Cook không đưa ra các con số cụ thể, song ước tính thị trường cho biết doanh số quý vừa qua của Apple Watch là 4,2 triệu chiếc, chiếm 75% thị phần đồng hồ thông minh toàn cầu. Trong cả 3 quý tài chính gần đây nhất, Apple đều lập kỷ lục về doanh thu, trong đó sức hút khổng lồ của iPhone 6 và 6 Plus rõ ràng là sức hút chính của Quả Táo.

Điều này có nghĩa rằng 4 năm sau ngày Steve Jobs ra đi, Apple vẫn đang lớn mạnh và vẫn tiếp tục tạo ra các sản phẩm có sức hút lớn với người dùng – bao gồm cả các sản phẩm hoàn toàn mới không có ảnh hưởng của Jobs. Bộ đôi Tim Cook và Jony Ive đang dần tạo ra một cỗ máy Apple hoàn hảo hơn trước, trong đó vị CEO sẽ chỉ tập trung vào kinh doanh, còn Ive, người bạn thân thiết của Jobs, sẽ tập trung hết sức lực vào thiết kế.

Khi nhìn từ góc độ này, câu hỏi "Ai là truyền nhân của Steve Jobs tại Apple?" đã có câu trả lời quá rõ ràng. Song, việc Tim Cook không hẳn là một "Steve Jobs thứ 2" cũng không phải là một vấn đề trầm trọng đối với Apple. Trái lại, bộ máy lãnh đạo của Apple đang đạt được sự cân bằng rất tốt giữa kinh doanh và sản phẩm. Đó là còn chưa kể, Apple vẫn còn nắm giữ các tài năng khác như Craig Federighi (kỹ nghệ phần mềm), Phil Schiller (marketing) hay Jimmy Iovinne (kinh doanh âm nhạc).

Sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook đã giúp cho Apple đạt được vị thế áp đảo về doanh thu và lợi nhuận trên đấu trường di động. Nhưng, ai mới là người nắm giữ "hương vị Táo" trong suốt 4 năm vừa qua?

Câu hỏi đặt ra cho tương lai sẽ là: liệu Tim Cook và Jony Ive có tiếp tục giữ được cho Apple tiếp tục vững bước trong tương lai, hay liệu Quả Táo sẽ có lúc rơi vào tình cảnh thảm hại như Nokia, Nintendo và Kodak? Câu trả lời có lẽ sẽ chỉ phụ thuộc nhiều hơn vào Jony Ive, bởi xét cho cùng, lý do Apple vươn lên vị trí số 1 thế giới là do Steve Jobs có thể tạo ra những sản phẩm không ai nghĩ đến nhưng lại rất thân thuộc với người dùng.

Theo bạn đọc, các sản phẩm "Apple Ive" liệu có thoát ra khỏi cái bóng của "Apple Jobs" hay không? Hãy cùng chia sẻ với VnReview trong phần bình luận dưới đây.

Bài liên quan:

Tim Cook có thực sự là truyền nhân của Steve Jobs? (Phần 1)

Steve Jobs đã thuyết phục Tim Cook gia nhập Apple như thế nào?

Apple bổ nhiệm Jony Ive làm Giám đốc thiết kế

Những chuyện chưa kể về thiên tài thiết kế của Apple - Jonathan ;Ive

 

Lê Hoàng

Chủ đề khác