VnReview
Hà Nội

Các nhà sản xuất Android cần thôi "học hỏi" chiến lược của Apple

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Cách đây khoảng 10 năm, thị trường smartphone không đơn điệu như bây giờ. Cả 3 nhà sản xuất smartphone lớn nhất lúc đó là Nokia, BlackBerry và Palm giờ đây chỉ còn lại có một. Và ngay cả tên tuổi cuối cùng ấy (BlackBerry) cũng đang tính đường từ bỏ smartphone.

Khái niệm smartphone vào lúc đó rất khác với năm 2015. Những chiếc điện thoại thông minh vào thời kỳ đó có đủ loại hình dáng lẫn tính năng khác biệt nhau: chiếc thì có màn hình (hơi) lớn với bút cảm ứng, chiếc thì có bàn phím vật lý, chiếc thì lại có bàn phím gập lên che một nửa màn hình. Các nhà sản xuất ra mắt smartphone bất cứ khi nào họ muốn, và khái niệm "chu kỳ nâng cấp" không hề tồn tại.

Đến năm 2007, Apple ra mắt iPhone.

Bất kể là bạn có thích iPhone hay không, sự thật là sự kiện WWDC 2007 đã thay đổi cả thế giới công nghệ lẫn cuộc sống hàng ngày. Bắt đầu kể từ iPhone, "smartphone" dần dần tiến hóa để trở thành một thế giới dành riêng cho những khối chữ nhật chứa màn hình cảm ứng như hiện nay.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Những chiếc smartphone được Steve Jobs định nghĩa.

Sẽ tốn rất nhiều thời gian để bàn lại về những thay đổi to lớn mà Apple đã mang đến cho thế giới smartphone (thiết kế, mô hình ứng dụng, cuộc đua độ phân giải...), song trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ bàn về một yếu tố duy nhất: chiến lược làm mới sản phẩm của Táo.

Cứ mỗi năm 1 lần, Apple lại nâng cấp iPhone lên một thế hệ mới với số lượng thay đổi khá hạn chế. Sau mỗi lần làm mới thiết kế (ví dụ như iPhone 4, iPhone 5 và iPhone 6), Apple lại tập trung vào cải tiến cấu hình và phần mềm trên các đời S (iPhone 4S, iPhone 5s và sắp tới là iPhone 6s/6s Plus).

Bởi vậy mà mỗi chiếc iPhone mới thường không khác biệt quá nhiều so với iPhone của năm trước. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trên những chiếc iPhone đời "S" như iPhone 4S và iPhone 5s, song vẫn đúng với cả những chiếc iPhone có thiết kế mới hoàn toàn. Hãy thử nhìn lại câu chuyện iPhone trong 2 năm vừa qua: iPhone 5s trông giống hệt iPhone 5 về thiết kế, còn iPhone 6 thì không có gì thay đổi đáng giá về cấu hình. Để tạo sự cân bằng giữa các đời iPhone, Apple đã rất khôn khéo lựa chọn thế hệ S để ra mắt các tính năng trọng tâm như trợ lý ảo, thiết kế hệ điều hành mới hay kiến trúc vi xử lý mới.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Thiết kế iOS mới và chip 64-bit là những điểm đáng chú ý nhất của iPhone 5s.

Nhưng dù cho iPhone từ đời cũ sang đời mới có không thay đổi nhiều, Apple vẫn cứ liên tục phá từ kỷ lục này sang kỷ lục khác. Sớm muộn gì iPhone cũng có lúc đạt đến điểm bão hòa, nhưng bão hòa ở con số 75 triệu máy cao cấp mỗi quý vẫn còn tốt hơn là suy giảm ở con số 75 triệu máy từ cấp thấp đến cao cấp như Samsung.

Ấy vậy mà khi chưa đạt đến thành công như Apple, các nhà sản xuất Android đã vội vàng "học" theo chiến lược của Táo. Đầu tiên vẫn là Samsung: chiếc Galaxy S4 ra đời sau Galaxy S III vẫn giữ nguyên một ngôn ngữ thiết kế và cũng chẳng có gì thực sự ấn tượng, thực sự "gây sốc" về tính năng. Một năm sau đó, Samsung vẫn ngoan cố ở lại với chất liệu nhựa trên Galaxy S5, và sự chịu đựng của các fan coi như đã hết.

Thật trớ trêu, năm 2014 lại là năm Apple ra mắt thiết kế mới, và Samsung nhanh chóng chịu ảnh hưởng nặng nề. Galaxy S6 ra mắt quá muộn để "cứu" Samsung, và các vị lãnh đạo của công ty Hàn Quốc có lẽ đang ngồi nuối tiếc vì sao lại không ra mắt S6 từ 3 năm trước.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Samsung lẽ ra đã đè bẹp Apple nếu ra mắt Galaxy S6 từ 2013.

Tiếp bước Samsung, các nhà sản xuất khác cũng mắc sai lầm tương tự. LG sau khi đem màn hình độ phân giải siêu cao lên G3 thì lại ra mắt một chiếc G4 chẳng có gì thú vị, và con số tăng trưởng vốn đang tăng một cách ấn tượng qua từng năm đến 2015 thì chững lại. Đau lòng hơn cả là HTC: chiếc One M9 của hãng cũng không có mấy thay đổi về mặt thiết kế so với M8, và quá trình hồi sinh của HTC suốt từ thời M7 (2013) đến nay coi như đi vào ngõ cụt. Nhưng, đáng trách hơn cả vẫn là Sony: suốt từ Xperia Z (2012), Sony đã ra mắt thêm 4 đời đầu bảng mà chẳng thèm đoái hoài thay đổi thứ ngôn ngữ thiết kế đã quá lỗi thời của mình.

Bạn có thể là fan của Apple hay Samsung, LG, Sony... và cũng sẽ có quan điểm của riêng mình về hệ điều hành tốt nhất, smartphone tốt nhất. Nhưng, một sự thật khác không thể chối cãi là smartphone ngày nay không còn quá khác biệt. Bạn có thể rất ghét iPhone hay rất ghét Android, nhưng cuối cùng thì các hệ điều hành cũng đã đủ mượt mà, ổn định, và các sản phẩm phần cứng cũng đã có những tính năng tương đương nhau như cảm biến vân tay, camera chụp sắc nét hoặc màn hình cỡ lớn. Nếu chỉ tính riêng chất lượng sản phẩm, không một chiếc smartphone đầu bảng nào, bao gồm cả iPhone, dở tới mức "không thể chấp nhận được", và không một chiếc nào tỏ ra hoàn toàn áp đảo những chiếc khác cả.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Thật là thảm họa.

Vậy thì tại sao Apple cứ phá kỷ lục còn các nhà sản xuất smartphone Android vẫn cứ tiếp tục khó khăn?

Câu trả lời là bởi xuất phát điểm của Apple khác với các nhà sản xuất còn lại, và thương hiệu iPhone vẫn đáng giá hơn nhiều so với Galaxy hay Xperia.

Apple đã đi trước các nhà sản xuất khác trong cuộc đua smartphone, và bởi vậy, ngay từ ban đầu Steve Jobs đã xây dựng được hình ảnh về một chiếc smartphone thực sự khác biệt và thực sự cao cấp. Về sau, khi Android đã tràn ngập thị trường, Steve Jobs và Tim Cook vẫn kiên quyết tránh xa phân khúc giá rẻ để giữ được cảm giác đẳng cấp cho các iFan. Bên cạnh hình ảnh đó, những chiếc iPhone cũng hội tụ đủ yếu tố chất lượng để thu hút người dùng: thiết kế đẹp, tiện dụng và hệ điều hành ổn định ngay từ đầu. Trải qua 8 năm, lợi thế ban đầu vẫn được Apple giữ vững; lượng người dùng trung thành cũng ngày một càng đông đảo hơn.

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Galaxy Note có thể coi là dòng smartphone xứng danh "đột phá" duy nhất kể từ thời iPhone tới nay.

Do là kẻ đến sau nên Samsung, LG, HTC và Sony không có được lợi thế về hình ảnh thương hiệu. Lựa chọn tham gia vào các phân khúc tầm thấp cũng khiến cho quá trình xây dựng thương hiệu cao cấp ít nhiều bị ảnh hưởng. Qua nửa thập kỷ, các nhà sản xuất Android chưa đưa thương hiệu của mình lên cùng một đẳng cấp với iPhone mà đã vội học theo chiến lược "lười biếng" của Táo (Thực chất, chiến lược sản phẩm này rõ ràng sẽ giúp cho Apple đạt tỷ suất lợi nhuận rất lớn).

Đâu đó trong lịch sử, các hãng Android vẫn ra mắt được những sản phẩm thực sự choáng ngợp như Galaxy S III, HTC One M7, LG G2, Xperia Z hay Galaxy Note. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, cải tiến từ năm này qua năm khác của các dòng Android đầu bảng, cũng giống như iPhone, là không hề đáng giá và cũng không tạo ấn tượng mạnh gì cả. Hãy thật lòng trả lời câu hỏi sau đây: Bạn đã từng nghe thấy ai đó nói "Ôi camera được nâng cấp từ 13MP lên 16MP, ấn tượng quá" hay "Tôi háo hức chờ đợi cảm biến vân tay trên Galaxy mới" hay chưa?

Khi không ở vị trí áp đảo như Apple, các nhà sản xuất Android không được sử dụng chiến lược "tick-tock" lười biếng của Tim Cook và đồng sự.

Khi chưa là Apple, đừng vội copy paste!

Các nhà sản xuất Android đang ở vào một vị trí rất dễ mắc sai lầm. Những chiếc smartphone đầu bảng của năm nay như One M9, G4 hay Xperia Z4/Z3+ đều có thể coi là các sản phẩm "tốt", nhưng chỉ "tốt" thôi thì không đủ. Chúng không có gì thực sự mới mẻ, thực sự choáng ngợp để giúp cho các nhà sản xuất này đưa hình ảnh của mình lên một vị thế khác. Vị thế của Apple.

Điều đó có nghĩa là Apple thì đã hội tụ đủ thế mạnh để ra mắt những chiếc smartphone "tốt, nhưng nhàm chán" mỗi năm. Còn Samsung, LG, HTC và Sony thì không được quyền làm như vậy. Samsung phải thường xuyên tạo ra những bất ngờ như Galaxy S III và S6, còn HTC thì không được quyền ra mắt những chiếc smartphone nhàm chán như One M9 sau khi đã làm nức lòng người hâm mộ với One M7 và One M8. Quan trọng hơn, thế giới smartphone rất cần những tính năng mới thực sự đáng giá như khả năng thay vỏ lưng và màn hình "gõ để mở khóa" do Motorola tiên phong.

iFan ít ra còn biết rằng họ sẽ không được đón nhân thiết kế mới vào những năm "S". Chẳng phải ra mắt một chiếc "Galaxy S3S" rồi gọi nó là "Galaxy S4" sẽ là quá thất vọng hay sao?

Lê Hoàng

Chủ đề khác