VnReview
Hà Nội

Từ iPhone, Foxconn vươn lên sản xuất robot

Công ty gia công thiết bị điện tử Đài Loan đã tiếp nhận một thử thách mới: sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật).

Pepper, robot được quảng cáo là "hiểu cảm xúc của con người".

Hon Hai Precision Industry (Foxconn), công ty sản xuất thiết bị điện tử thường được biết đến với vai trò gia công iPhone cho Apple, đã đón nhận thêm một thử thách mới: sản xuất robot Pepper cho Softbank (Nhật Bản). Dự án mới mẻ này đã đem đến cho Foxconn rất nhiều thử thách mới, nhưng công ty Đài Loan này cũng đã nhanh chóng khởi động thành công quá trình sản xuất đại trà Pepper.

"Cải tiến. Cải tổ. Cách mạng hóa" là những dòng slogan dễ nhận thấy khi đến thăm nhà máy của Foxconn đặt tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), nơi những chú robot Pepper đầu tiên đang được sản xuất. Những dòng chữ được viết màu đỏ đẹp mắt này có thể được coi là tuyên bố cam kết chất lượng của nhà máy Foxconn tại Sơn Đông.

Trên sàn sản xuất, các dây chuyền lắp ráp chiếm diện tích tương đương với một sân bóng đá. Với chiều dài khoảng 20 mét, các dây chuyền này được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ dựa theo bộ phận linh kiện robot như tay, chân, thân, ngực... Mỗi dây chuyền có khoảng 20 công nhân mặc áo đồng phục trắng. Tổng thời gian lắp ráp một chú robot Pepper là 30 giờ.

Càng ngày càng hoàn thiện

Công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới của Đài Loan đã tiếp nhận và chinh phục thử thách sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật) một cách ấn tượng.

"Anh nên làm cho khớp nối chắc chắn hơn", một kỹ sư quản lý sản xuất nói khi hướng dẫn cho khoảng 20 công nhân lắp ráp. Hiện tại, nhà máy Yên Đài của Foxconn đang có tổng cộng khoảng 150 kỹ sư đóng vai trò quản lý, hỗ trợ công nhân và phát hiện vấn đề trong khâu sản xuất. Đồng phục của các kỹ sư này được phân chia thành nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào vai trò trách nhiệm của họ: màu vàng cho kỹ sư quản lý chất lượng, màu hồng cho kỹ sư sửa chữa...

"Nếu như chúng tôi tìm ra vấn đề, chúng tôi sẽ ngay lập tức nghiên cứu để tìm cách giải quyết, bất kể là vấn đề đó là gì", Jay Chang, người quản lý tầng sản xuất cho biết.

Nhà máy ở Sơn Đông hoạt động từ 7h40 sáng đến 6h40 chiều. Tất cả các vấn đề phát sinh trong mỗi ngày đều được tổng hợp lại. Đến ngày hôm sau, những người quản lý dây chuyền sẽ cùng nhóm họp và lên kế hoạch sản xuất nhằm cải thiện chất lượng hơn nữa.

Công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới của Đài Loan đã tiếp nhận và chinh phục thử thách sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật) một cách ấn tượng.

Foxconn đang đặt các nhà máy lớn tại Trịnh Châu, Yên Đài, Thâm Quyến và Thành Đô.

Foxconn cũng đã lên kế hoạch tự động hóa một vài chu trình trên dây chuyền sản xuất. Nhờ đó, năng suất nhà máy đã đạt đến 10 đơn vị thành phẩm mỗi giờ. 6 tháng trước, khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, năng suất của nhà máy này chỉ là 5 đơn vị/giờ.

Thử thách lớn

"Sản xuất robot là thử thách lớn", ông Frank F.H. Lin, phó chủ tịch phụ trách nhóm sản phẩm Người tiêu dùng và Điện toán của Foxconn khẳng định.

Công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới của Đài Loan đã tiếp nhận và chinh phục thử thách sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật) một cách ấn tượng.

Pepper là thương vụ hợp tác đình đám nhất giữa Softbank, Alibaba và Foxconn.

Trước đó, Foxconn chưa bao giờ sản xuất một sản phẩm lớn như Pepper. Để đạt được mức độ chính xác cần có, Foxconn đã phải nhiều lần đánh giá thiết kế, khuôn đúc và tất cả các thành phần khác của chu trình sản xuất một cách kỹ lưỡng. Nhà máy Yên Đài cũng đã thực hiện nhiều sản phẩm mẫu trước khi đi vào sản xuất hàng loạt.

"Chất lượng sản phẩm cuối cùng cũng đã ổn định sau nhiều tháng cố gắng", phó chủ tịch Lin khẳng định.

Các chuyển động giống người của Pepper là một thử thách khác cho Foxconn, bởi các thiết bị điện tử mà nhà máy này sản xuất trước đó (ví dụ như iPhone) đều không đòi hỏi các chuyển động cơ khí phức tạp. Các robot được hoàn thiện cũng sẽ được đưa vào kiểm tra chất lượng gắt gao, vốn bao gồm cả hoạt động "nhảy theo điệu nhạc" của Pepper. Điều này dĩ nhiên là không dễ dàng. Bằng cách theo dõi chuyển động của robot, các nhân viên quản lý chất lượng sẽ đánh giá mức độ hoạt động của các linh kiện và cảm biến.

Công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới của Đài Loan đã tiếp nhận và chinh phục thử thách sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật) một cách ấn tượng.

Cảnh tượng 100 chú robot Pepper cùng nhảy múa theo điệu nhạc trên sàn nhà máy sẽ khiến những người chứng kiến cảm thấy vô cùng ấn tượng, nhưng quá trình thử nghiệm để tìm ra phương hướng kết nối các linh kiện hiệu quả nhất thì chưa được như vậy. Hiện tại, lượng robot đòi hỏi phải được điều chỉnh hoặc chế tạo lại từ đầu đã lên tới 10%. Dần dần, mục tiêu giảm con số này xuống còn 5% sẽ trở nên thực tế hơn đối với Foxconn.

Những chặng đường tiếp theo

Foxconn hiện đang tìm cách nâng cao sản lượng robot. Ban đầu, nhà máy Yên Đài sẽ nâng số lượng công nhân lắp ráp từ 700 lên 1.000. Bằng cách lắp ráp các máy móc mới và gia tăng quá trình tự động hóa, Foxconn hy vọng sẽ nâng năng suất lên 50% để đạt mức 15 đơn vị/giờ vào cuối năm nay.

Công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới của Đài Loan đã tiếp nhận và chinh phục thử thách sản xuất robot cho nhà mạng Softbank (Nhật) một cách ấn tượng.

Bằng cách gia tăng kinh nghiệm trong ngành sản xuất robot, Foxconn đang tìm cách nắm giữ vị thế là nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới.

Lê Hoàng

Theo Nikkei

Chủ đề khác