VnReview
Hà Nội

Australia chê Apple Pay... cổ lỗ sĩ

Quá trình ra mắt trên toàn cầu của dịch vụ chi trả di động gắn mác Táo đã không thể diễn ra êm đẹp như mong đợi, nhưng có lẽ chỉ riêng tại Úc, dịch vụ này bị chê là... đi sau thời đại.

Quá trình ra mắt trên toàn cầu của dịch vụ chi trả di động gắn mác Táo đã không thể diễn ra êm đẹp như mong đợi, nhưng có lẽ chỉ riêng tại Úc, dịch vụ này bị chê là... đi sau thời đại.

Cũng giống như Apple Music, dịch vụ chi trả trực tuyến đầy tham vọng Apple Pay hiện đang gặp phải hàng loạt vấn đề trên toàn cầu. Tại Anh, cơ quan quản lý tàu ngầm yêu cầu hành khách phải sử dụng duy nhất 1 thiết bị (không được chuyển giữa iPhone và Apple Watch khi lên xuống tàu) và cũng phải đảm bảo rằng thiết bị Apple của họ không được phép... hết pin trong suốt hành trình. Tại Mỹ, mức độ phủ sóng của dịch vụ này có vẻ không cao như mức kỳ vọng của Apple, buộc Tim Cook phải "úp mở" về con số thật trong quá trình kinh doanh.

Đến giờ thì Apple Pay lại gặp rắc rối với các ngân hàng tại Úc.

Với Apple Pay, người dùng có thể sử dụng iPhone hoặc Apple Watch để thực hiện thanh toán tại các cửa hàng thông qua các thẻ tín dụng của Visa, MasterCard và American Express. Tuy vậy, để có thể thực sự đi vào hoạt động, Apple sẽ phải đạt được thỏa thuận với các ngân hàng trực tiếp phát hành thẻ. Tại Australia, cả 4 ngân hàng lớn nhất của đất nước này đều vẫn đang trong giai đoạn đàm phán giằng co với Apple.

Trong năm ngoái, các ngân hàng tại Úc thu được 2 tỷ đô la Australia (AUD) tiền phí dịch vụ từ các cửa hàng (để có thể cho phép khách hàng thanh toán qua thẻ, các cửa hàng bán lẻ sẽ phải chi ra một khoản để sử dụng hạ tầng dịch vụ thẻ của một ngân hàng nào đó). Mức phí dịch vụ mà các ngân hàng tại Úc đặt ra thấp hơn tại Mỹ khá nhiều, do đó việc các ngân hàng này không muốn chia phần cho Apple là hoàn toàn dễ hiểu.

Quá trình ra mắt trên toàn cầu của dịch vụ chi trả di động gắn mác Táo đã không thể diễn ra êm đẹp như mong đợi, nhưng có lẽ chỉ riêng tại Úc, dịch vụ này bị chê là... đi sau thời đại.

Các thông tin hiện tại đều cho rằng Ngân hàng Quốc gia Australia sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Apple, song có lẽ các ngân hàng nhỏ hơn cũng sẽ vượt mặt các ngân hàng lớn và chịu chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với Apple để thu hút thêm khách hàng iFan.

"Chúng tôi đi trước Apple từ 18 tháng đến 2 năm"

Trả lời phỏng vấn với Fairfax, ông Ian Narev, CEO của Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia (Commonwealth Bank of Australia) bày tỏ sự hoài nghi đối với tính cần thiết của Apple Pay tại thị trường Úc. Theo nhà lãnh đạo này, ngành ngân hàng Australia đang đi trước Mỹ tới vài năm về tính sáng tạo và công nghệ:

"Dựa theo phần lớn các tiêu chuẩn toàn cầu, khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng của ngành ngân hàng Australia nói chung và Commonwealth Bank nói riêng đã vượt xa các thị trường mà Apple đang kinh doanh tốt. Có những tính năng của Apple Pay mà chúng tôi đã đưa ra thị trường từ cách đây 18 tháng – 2 năm rồi".

Quá trình ra mắt trên toàn cầu của dịch vụ chi trả di động gắn mác Táo đã không thể diễn ra êm đẹp như mong đợi, nhưng có lẽ chỉ riêng tại Úc, dịch vụ này bị chê là... đi sau thời đại.

Sự thật là các loại thẻ tín dụng và ghi nợ không cần chạm (người dùng chỉ cần chạm thẻ lên đầu đọc là được thanh toán) của Australia đang vượt xa mức độ tiện dụng của các loại thẻ phổ biến tại Mỹ. Một số ngân hàng cũng đã ra mắt các phiên bản Apple Pay của riêng mình. Ví dụ, cả Commonwealth Bank lẫn Westpac đều đã có tính năng "chạm & thanh toán" thông qua các ứng dụng di động trên Android.

Đó là còn chưa kể Apple cũng sẽ phải đối mặt với các dịch vụ đến từ các đối thủ truyền kiếp, ví dụ như Samsung Pay. Song, tại Australia, tất cả các dịch vụ này có thể không phải là đủ mạnh để vượt qua các sáng tạo của ngành ngân hàng tại đây: "Nếu Apple không thành công thì Google có thể thành công. Nếu không phải Google thì có thể là Samsung, nếu không là Samsung thì có thể là Amazon. Nếu không là Amazon thì có lẽ là bất kỳ ai đó".

Lê Hoàng

Theo Mashable

Chủ đề khác