VnReview
Hà Nội

Uber uất ức vì bị Tencent "chơi bẩn"

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của cả dịch vụ nhắn tin WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của dịch vụ chat WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Uber nhận "trái đắng" tại Trung Quốc sau khi tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD để phát triển dịch vụ tại đất nước này.

Với khoảng 600 triệu người dùng phần lớn tập trung tại Trung Quốc, WeChat đang là dịch vụ OTT phổ biến nhất tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Tại đây, WeChat không chỉ được sử dụng cho mục đích liên lạc với bạn bè, người thân mà còn là một công cụ để các nhãn hàng, dịch vụ có thể tiếp cận với người tiêu dùng Trung Quốc một cách dễ dàng.

Đáng tiếc là có một dịch vụ không (được) sử dụng WeChat tại Trung Quốc: Uber. Theo tuyên bố mới nhất của công ty này, các tài khoản WeChat của Uber bắt đầu biến mất một cách khó hiểu bắt đầu từ ngày 16/3, trong đó tài khoản hỗ trợ khách hàng tại Hàng Châu và Bắc Kinh là hai "nạn nhân" đầu tiên. Trong vòng vài tháng tiếp theo, Tencent (chủ sở hữu của WeChat và cũng là một trong các chủ đầu tư chính của DiDi Kuadi, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Uber) bắt đầu chặn toàn bộ các tài khoản liên quan tới Uber trên WeChat.

Đây là lần đầu tiên Uber công khai chỉ trích hành vi chơi xấu của Tencent. Trong tuyên bố hé lộ về hành vi độc quyền này, Emil Michael, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh của Uber và cũng là người đang lãnh đạo quá trình gây vốn của dịch vụ này tại Trung Quốc khẳng định rằng mối quan hệ giữa Tencent và Uber trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Didi Dache (do Alibaba và Softbank Nhật Bản đầu tư) sáp nhập cùng Didi (do Tencent làm chủ đầu tư chính) vào ngày 14/2 vừa qua.

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của dịch vụ chat WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Các ứng dụng nội địa của Trung Quốc luôn áp đảo các đối thủ đến từ nước ngoài, và Didi Kuaidi cũng vậy.

"Bắt đầu từ thời điểm đó, chúng tôi nhận thấy môi trường cạnh tranh ở đây bắt đầu xuống cấp và đạt tới đỉnh điểm khi các tài khoản của chúng tôi bị đóng vào tháng Ba", ông Michael khẳng định.

Hiện tại, Uber đang đầu tư rất mạnh vào Trung Quốc. Theo một bức thư gửi tới các nhà đầu tư, dịch vụ chia sẻ hành trình này sẽ đầu tư tới 1 tỷ USD vào đất nước đông dân nhất thế giới trong năm nay. Trung Quốc hiện đang chiếm một nửa danh sách 10 thành phố đứng đầu thế giới về số lượt gọi xe qua Uber.

Song, Uber vẫn bị Didi Kuaidi bỏ xa về thị phần. Theo số liệu của Analysis International, tập đoàn khổng lồ này đang chiếm 78% tổng doanh thu của mảng kinh doanh dịch vụ xe cá nhân tại Trung Quốc.

Ban đầu, Tencent khẳng định lý do chặn Uber trên Trung Quốc là do các tài khoản của công ty này vi phạm chính sách sử dụng. Về sau, tập đoàn này lại viện cớ... vấn đề kỹ thuật. Khi Uber lên tiếng "tố cáo" Tencent về hành vi cạnh tranh không lành mạnh này, cả Tencent lẫn Didi Kuaidi đều không hề lên tiếng bình luận.

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của dịch vụ chat WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Là ứng dụng OTT phổ biến nhất tại Trung Quốc và cũng đang tham vọng mở rộng ra nước ngoài, WeChat là công cụ hiệu quả để Tencent "chơi xấu" các đối thủ trong và ngoài nước.

Gene Cao, một chuyên gia phân tích thị trường chuyên về mảng ứng dụng chia sẻ hành trình/gọi xe tại Trung Quốc của Forrester Research khẳng định: "Họ rất nhạy cảm về vấn đề này. Tencent và đặc biệt là mảng WeChat của họ thường khá cứng nhắc trong việc bình luận công khai về chiến lược của WeChat".

Cạnh tranh "bẩn" tại Trung Quốc

Vấn đề cạnh tranh bẩn giữa các công ty tại Trung Quốc không còn là chuyện xưa nay hiếm. Vào năm 2013, Alibaba cố tình chặn nhiều dịch vụ nhắn tin của Tencent, trong khi Tencent cũng quay ra chặn dịch vụ chi trả Alipay của Alibaba trên WeChat. Tencent sau đó tiếp tục mạnh tay chặn nhiều dịch vụ của Alibaba sau khi đạt được thỏa thuận với JD, một đối thủ của Alibaba trên mảng thương mại điện tử.

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của dịch vụ chat WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Không phải lúc nào mọi chuyện cũng êm đẹp giữa Tencent và Alibaba.

Ngay chính cả Kuaidi Dache (một phần của Didi Kuaidi trước khi sáp nhập) cũng là nạn nhân của tình trạng "chơi xấu" giữa 2 ông lớn Trung Quốc: Tencent đã từng chặn không cho phép Kuaidi Dache chia sẻ coupon trên WeChat. Một nạn nhân khác của Tencent là công ty bảo mật Qihoo 360 tại Trung Quốc.

Dĩ nhiên là các công ty đến từ Mỹ cũng có những chiến lược độc quyền để làm hại các đối thủ cạnh tranh: vào năm ngoái, ứng dụng đặt xe Lyft đã từng tố cáo bị nhân viên của Uber cố tình thực hiện các lượt gọi xe "ảo" nhằm gây tổn thất cho Lyft. Sau đó, Uber công khai yêu cầu các nhà đầu tư của mình không nên góp vốn vào Lyft.

Nhưng cuộc chiến tại Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Uber phải trả giá đắt, bởi WeChat là công cụ phổ biến nhất cho phép các công ty hoặc các nhân vật công chúng tại đây có thể tiếp cận với người tiêu dùng. Vào tháng 10/2014, Tencent cho biết WeChat bản tiếng Trung đang có tới 8 triệu tài khoản dành cho các dịch vụ. Trước tháng Ba năm nay, dịch vụ này là công cụ quan trọng nhất để Uber tiếp xúc với người dùng Trung Quốc.

Theo lời tố cáo của Uber, Tencent - chủ sở hữu của dịch vụ chat WeChat và ứng dụng gọi taxi phổ biến nhất Trung Quốc Didi Kuadi đã cố tình chặn các tài khoản của Uber trên WeChat.

Bài học của Qualcomm cho thấy Uber không nên tìm cách đấu lại Tencent một cách quá cứng rắn.

Gần như chắc chắn, chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ đứng về phía Tencent nếu như cuộc đấu pháp lý giữa Uber và Tencent có diễn ra. Các công ty đến từ Thung lũng Silicon đã liên tục bị chính quyền Tập Cận Bình làm khó, điển hình là vụ việc Qualcomm bị phạt 975 triệu USD tiền chống độc quyền cũng như vụ điều tra, lục soát nhắm vào Microsoft trong năm 2014.

Trong tuyên bố của mình, Uber bày tỏ hy vọng rằng Tencent sẽ chấp nhận nhượng bộ. Phó chủ tịch Michael của Uber khẳng định: "Tôi nghĩ rằng khi chúng tôi tiếp tục thành công, và khi mọi thứ rõ ràng rằng chúng tôi sẽ theo đuổi thị trường này lâu dài – chúng tôi có các nhà đầu tư Trung Quốc đứng phía sau; chúng tôi có mối quan hệ hợp tác với nhiều thành phố; chúng tôi dành tiền cho nền kinh tế địa phương; các nhà đầu tư địa phương có phần trong thành công của chúng tôi – thì chúng tôi sẽ có thể hạ nhiệt được mối quan hệ căng thẳng này".

Lê Hoàng

Theo Bloomberg

Chủ đề khác