VnReview
Hà Nội

Hiệp định TPP có thể là dấu chấm hết cho các website chia sẻ

Một phần nội dung đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ nằm trong thỏa thuận thương mại lớn của TPP vừa bị rò rỉ thông qua Wikileaks. Trong đó quy định các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể buộc phải chặn các website lưu trữ nội dung vi phạm bản quyền.

Hiệp định TPP có thể là dấu chấm hết cho các website chia sẻ lậu

Hiệp định TTP có thể là dấu chấm hết với các website chia sẻ nội dung vi phạm bản quyền. (Ảnh: LatinContent/Getty Images).

Lưu ý là chương về bản quyền vừa bị rò rỉ trong hiệp định TPP (tên đầy đủ là Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương) này chỉ là một phần của văn bản thỏa thuận mà 12 quốc gia vừa đàm phán, phần còn lại của thỏa thuận vẫn được bảo vệ kỹ lưỡng và bí mật cho tới khi được công bố đầy đủ trong những tháng tới.

Theo thông tin rò rỉ, Canada hiện đang là quốc gia duy trì hệ thống kiểm duyệt thông thoáng nhất, ít nhất là khi so sánh với Mỹ, nơi mà hệ thống của họ sẽ thông báo tới tất cả các bên liên quan trước khi có bất cứ hành động (gỡ bỏ) nào. Tuy nhiên, việc tuân theo thỏa thuận này cũng có cái giá của nó: Các nhà cung cấp dịch vụ Internet buộc phải "gỡ bỏ hoặc chặn truy cập" tới các nội dung "được nhận diện" là vi phạm bản quyền theo quyết định của tòa án. Theo chuyên gia pháp lý Michael Geist, phán quyết tòa án (trong ngữ cảnh này) có thể đến từ bất kỳ quốc gia thành viên TPP nào.

"Với việc cung cấp nội dung số rộng rãi, giờ đây (theo thỏa thuận mới) có thể buộc các ISP của Canada phải chặn (block) nội dung của các website sau khi nhận được thông báo từ một tòa án nước ngoài cáo buộc – mà thậm chí không cần phải tham chiếu các điều luật của Canada như thông lệ," Geist viết trong blog vào hôm 9/10 vừa qua.

Điều đó có nghĩa là nếu một tòa án của Mỹ cho rằng, họ tìm thấy một website phổ biến chia sẻ nội dung gồm các bộ phim có bản quyền phát hành của Hollywood, thì các ISP nằm trong tất cả các quốc gia tham gia hiệp định TPP phải chặn truy cập tới website đó.

Cho đến giờ, các bản thảo rò rỉ của các chương trong bản thỏa thuận này chưa được cập nhật tiến độ, khiến nhiều người dự đoán có thể còn có nhiều bổ sung trong bản tài liệu chính thức (final).

Tuy nhiên, kể cả khi văn bản TPP có thể đã được hoàn thiện, các thỏa thuận này vẫn cần phải được các quốc gia tham gia ký kết phê chuẩn, điều này đôi khi buộc phải đẩy lùi thời gian thực thi hoặc thậm chí phải từ bỏ quy định (nếu không thể thống nhất được). Ít nhất, thông qua đàm phán thì các quy định chặn nội dung này có thể được tái đánh giá và làm rõ, Geist said, nhưng không chắc chắn xảy ra.

"Canada trước giờ không quá quan tâm cũng như tiếng nói trong nhiều vấn đề liên quan tới bản quyền, nhưng giờ đây họ buộc phải chú trọng," Geist chia sẻ với tác giả bài báo này trong một email. "Dù không dám chắc việc đi sau như vậy sẽ có lợi ích hay không."

Nội dung chương bị rò rỉ cũng xác nhận việc các nhà đàm phán của Mỹ đã thành công trong việc thúc đẩy việc mở rộng kỳ hạn thực thi bản quyền, kéo dài tới 70 năm tương ứng với tuổi đời của một tác giả, cho tất cả các quốc gia tham gia hiệp định TPP, bao gồm cả những nước đang phát triển như Malaysia, Peru và Vietnam.

Phần còn lại của các chương trong TPP sẽ sớm được công bố trong những tháng tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo như vậy vào hôm thứ Hai vừa rồi, và nếu những nội dung về bản quyền trong văn bản rò rỉ là xác thực, có lẽ sẽ sớm có nhiều điều "không mấy dễ chịu" sắp xảy ra với các trang web chia sẻ nội dung số hiện nay.

Tại Việt Nam, một thành viên của TPP, vấn đề bản quyền số sẽ được thực thi như thế nào? Và các doanh nghiệp, website chia sẻ nào có thể bị ảnh hưởng nhất? Chúng tôi sẽ cập nhật trong những bài viết tới, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

H.T

Theo Vice Media/Michael Geist's blog

Chủ đề khác