VnReview
Hà Nội

Apple, Samsung bị tố sử dụng lao động trẻ em châu Phi

Theo BBC, tổ chức Amnesty International đã đưa ra cáo buộc rằng nhiều công ty công nghệ và hãng sản xuất xe hơi lớn đang sử dụng nguyên liệu cobalt từ các mỏ khai thác trái phép tại Congo.

Theo BBC, tổ chức Amnesty International đã đưa ra cáo buộc rằng nhiều công ty công nghệ và hãng sản xuất xe hơi lớn đang sử dụng nguyên liệu cobalt từ các mỏ khai thác trái phép tại Congo.

Congo Dongfang Mining, một công ty Trung Quốc đang là đầu mối khiến cho các hãng công nghệ lớn phải đối mặt với cáo buộc sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng.

Cuộc điều tra do tổ chức Amnesty International đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu: các công ty công nghệ lớn (Apple, Sony, Samsung, Microsoft, LG), các công ty Trung Quốc (Huawei, ZTE, Lenovo) và các hãng sản xuất xe điện (Volkswagen, Daimler) đều đang sử dụng cobalt (cô-ban) được đào từ các hầm mỏ sử dụng lao động trẻ em tại Cộng hòa Congo.

9to5Mac cho biết các công ty này không trực tiếp sử dụng cobalt được khai thác trái phép tại Congo. Amnesty International cho hay tất cả các cáo buộc đều quy về một đầu mối duy nhất là công ty xử lý, kinh doanh khoáng sản Zhejiang Huayou Cobalt Ltd (Trung Quốc). Một chi nhánh con của Zhejiang có tên gọi Congo Dongfang Mining (CDM) đang là một trong những đơn vị thu mua cobalt rộng khắp nhất tại Congo, quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng cobalt. CDM sau đó sẽ bán lại khoáng sản của mình cho các nhà sản xuất pin, và đến lượt các nhà sản xuất này cung cấp pin cho các thiết bị hàng đầu của Apple, Samsung...

Theo BBC, tổ chức Amnesty International đã đưa ra cáo buộc rằng nhiều công ty công nghệ và hãng sản xuất xe hơi lớn đang sử dụng nguyên liệu cobalt từ các mỏ khai thác trái phép tại Congo.

Cũng giống như các công ty khác, pin của Samsung có sử dụng nguyên liệu Cobalt.

Trong cuộc điều tra nói trên, Amnesty International đã phỏng vấn 87 thợ đào hầm hiện vẫn đang còn làm việc hoặc đã nghỉ việc, trong đó có 17 người vẫn còn ở độ tuổi trẻ em. Các em này cho biết mỗi ngày phải làm việc 12 tiếng trong hầm mỏ, thực hiện các công việc nặng nhọc với đồng lương chỉ 1 – 2 đô la Mỹ. Một em còn cho biết phải làm việc theo ca 24 tiếng. Hiện tại, ở Congo có khoảng 40.000 trẻ em đang bị bóc lột sức lao động trong các hầm mỏ; độ tuổi thậm chí chỉ từ 7 tuổi trở lên.

Sau khi nhận được thông tin này Apple đã ngay lập tức gửi phản hồi tới BBC. Công ty của Tim Cook khẳng định: "Bóc lột lao động trẻ em sẽ không bao giờ được chấp nhận trong chuỗi cung ứng của chúng tôi, và chúng tôi rất tự hào vì đã đi đầu ngành công nghệ trong việc đưa ra các biện pháp đảm bảo mới. Chúng tôi đang đánh giá hàng chục loại nguyên liệu, bao gồm cả cobalt, để nhằm tìm ra các nguy cơ về lao động và môi trường cũng như để mang tới sự thay đổi hiệu quả, có thể mở rộng và bền vững".

Theo BBC, tổ chức Amnesty International đã đưa ra cáo buộc rằng nhiều công ty công nghệ và hãng sản xuất xe hơi lớn đang sử dụng nguyên liệu cobalt từ các mỏ khai thác trái phép tại Congo.

Các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE và Lenovo cũng bị chỉ tên trong báo cáo của Amnesty International.

The Verge cho biết cả Apple và Microsoft đều khẳng định không thể xác nhận liệu cobalt trong chuỗi cung ứng của họ có được cung cấp từ CDM hay Zhejiang Huayou (Trung Quốc). Samsung SDI, công ty cung ứng pin cho cả Samsung Electronics lẫn Apple cũng cho rằng việc xác định cobalt đang sử dụng có đến từ Congo hay không là "bất khả thi", đồng thời cũng cho biết CDM và Zhejiang Huayou (Trung Quốc) không có trong chuỗi cung ứng của họ. Volkswagen, Daimler và Huawei (Trung Quốc) cũng đều đưa ra các khẳng định tương tự, song Samsung và Volkswagen đã xác nhận có liên quan tới các công ty khác được đề cập trong báo cáo của Amnesty International.

Lê Hoàng

Chủ đề khác