VnReview
Hà Nội

Tại sao Tesla luôn lỗi hẹn?

CEO hãng xe hơi điện Tesla Motors nổi tiếng là người bắt tương lai đến sớm hơn. Nhưng dường như bản thân ông lại luôn luôn chạy sau kế hoạch. Một số người gọi đây là sự thất bại trong quản lý, nhưng nó có thể là một chiến lược kinh doanh.

Tesla Model 3

Đã có 400.000 đơn đặt hàng Tesla Model 3 trong khi công suất của hãng mới chỉ 50.000 xe/ năm

Có một cái gì đó như thế này: Con người làm công việc ‘thay đổi khuôn mẫu nhận thức' (paradigm shift) chỉ khi họ đang chịu áp lực rất lớn, vì vậy để đảm bảo đúng thời hạn luôn là điều không thể. Điều này có thể giúp giải thích tại sao ông Elon Musk, CEO Tesla chưa bao giờ giới thiệu sản phẩm đúng hạn, nhưng không ai dường như có thể bắt kịp được ông. Đó gọi là chiến thắng qua thất bại.

Theo Bloomberg, ông Musk năm nay 44 tuổi. Ông vừa mới quyết định ngày ra mắt mẫu xe Tesla Model 3 được thị trường Mỹ nóng lòng chờ đợi sớm một cách đáng kinh ngạc: Ngày 1/7/2017. Song ông cũng giải thích, cũng chưa hẳn là ngày đó. Bởi vì tất nhiên là Tesla đến ngày đó vẫn chưa đạt được quy mô sản xuất đại trà và để hãng tự tin đạt được sản lượng Model 3 vào cuối năm 2017 nên hãng thực ra phải định ngày ra mắt vào giữa năm sau để khiến mọi người, cả trong và ngoài công ty đều nóng như lửa đốt (để tăng tốc sản xuất/ tăng kỳ vọng đối với sản phẩm).

Lịch sử trễ hẹn của Tesla

Lịch sử trễ hẹn của Tesla

Điều khiến cho những lời hứa hẹn thời hạn "cao su" của Musk không bình thường là ông ấy công khai chúng và để các nhà đầu tư tin tưởng. Chẳng hạn như khi ông công khai kế hoạch "bom tấn" nói trên – một thời hạn sản xuất tham vọng nhất trong lịch sử ngành ô tô. Musk còn cho biết ông có kế hoạch sản xuất khoảng 50.000 chiếc xe hơi điện một năm tăng lên 500.000 chiếc vào năm... 2018.

Có nghĩa là chỉ còn có 2 năm nữa. Tất nhiên, các nhà đầu tư Phố Wall ngay lập tức đã bác bỏ ngay thời hạn này bởi nó gần như là không thể. Nhà phân tích Colin Langan của hãng UBS AG có nhận định điều đó là quá hung hăng, làm cho các nhà đầu tư thất vọng.;

Một số người thậm chí có thể xem chiến lược của ông Musk là thiên về động cơ tài chính hơn là động lực. Nhà phân tích Ryan Brinkman của JPMorgan Chase & Co. nói rằng mục tiêu mới này có thể được xem là một "lý do hoàn hảo để tăng vốn sở hữu quy mô lớn".

Song Tesla không nhất thiết cần một sự lý do cho việc huy động vốn. Hãng thu được 400.000 đặt cọc trước (có hoàn lại) mua Model 3. Mỗi khoản đặt cọc là 1.000 USD. Nó cho thấy nhu cầu cao bất ngờ chưa từng có. Nhưng mục tiêu năm 2018 đang khiến các nhà đầu tư lo lắng về việc hãng sẽ phải đốt tiền, rất nhiều tiền.

Ông Joseph Spak, nhà phân tích thuộc RBC Capital Markets cho rằng tất cả các nhà đầu tư đều có tinh thần đón nhận những mục tiêu rất mạnh mẽ nhưng Tesla đang gia tăng đòi hỏi nhà đầu tư vốn tham gia một giai đoạn sản xuất phức tạp mà họ tin rằng chưa từng xảy ra trước đó. Điều này đem lại cả kỳ vọng cao và rủi ro thực hiện lớn.

Thông thường thì các công ty thích làm thế nào thể hiện mình hoạt động tốt hơn kỳ vọng. Nhưng thay vào đó, ông Musk lại đang làm cho tương lai lại đến sớm hơn. Cách duy nhất làm cho thời hạn chót mới có ý nghĩa là áp dụng ‘học thuyết Musk'. Có nghĩa là nếu mục tiêu năm 2020 trông như thể nó thực sự đạt được thì mọi người có thể làm việc cật lực hơn, và do vậy các kỳ vọng sẽ được đẩy lên phía trước. Do vậy đó là điều ông Musk thực sự làm. Ông nay đặt mục tiêu doanh số bán 1 triệu xe hơi điện vào năm 2020!

Giải thích về sức ép thời hạn cho Model 3, ông Musk nói: "Nếu bạn có thể tạo ra một đứa trẻ con trong vòng 9 tháng thì bạn có thể tạo ra một công cụ trong 9 tháng".

Tuy nhiên, ông Elon Musk quên không nhắc đến việc thời gian mang thai không bao giờ là dễ dàng.

Hồng Hà

Chủ đề khác