VnReview
Hà Nội

Samsung và Apple mất thị phần vào tay các công ty Trung Quốc

Vị thế của Samsung và Apple đang dần bị suy giảm, "miếng bánh" smartphone càng ngày càng được chia đều cho nhiều nhà sản xuất điện thoại hơn.

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Gartner, trong quý I năm nay, thị phần của Samsung và Apple đang bị sụt giảm. Cụ thể, thị phần của Samsung đã giảm từ 24,1% xuống còn 23,2% tính đến quý I năm 2016. Trong khi đó, thị phần của Apple giảm từ 17,9% xuống còn 14,8% vào quý I/2016. Huawei và Oppo trở thành hai nhà sản xuất smartphone được hưởng lợi nhiều nhất ;từ sự sa sút của hai ông lớn.

Thị phần của Huawei đã tăng từ 5,4% lên 8,3% vào quý I năm nay, trong khi đó Oppo đã tăng gấp đôi từ 2% lên đến 4,6%. Sự thay đổi này có vẻ không đáng kể nhưng rất đáng ghi nhận nếu xem xét các lô hàng điện thoại của Oppo đã tăng 145%. Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 5 trên thế giới lại có thị phần không dao động là bao, giảm từ 4,4% xuống còn 4,3%.

Bảng thông kê số lượng smartphone bán trên toàn thế giới trong quý I/2015 và quý I/2016. (Đơn vị tính: x1000 chiếc)

"Thị trường smartphone bị chững lại do các hãng đang phải trải qua giai đoạn bão hòa tăng trưởng, những thương hiệu mới đang dần phá vỡ mô hình kinh doanh bấy lâu nay của nhiều thương hiệu, nhằm tăng thị phần cho chính họ", nhà nghiên Anshul Gupta giám đốc Gartner giải thích. "Với những biến động không ngừng từ thị trường điện thoại, các thương hiệu Trung Quốc đã nổi lên như là thương hiệu toàn cầu mới. Nếu vào quý I/2015 chỉ có hai hãng nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất toàn thế giới và chiếm lĩnh 11% thị trường, thì sang tới quý I/2016, Trung Quốc đã có tất cả 3 thương hiệu  và họ đã đạt được 17% thị trường.

Bảng thống kê các hệ điều hành được sử dụng trên smartphone bán ra trong quý I/2015 và quý I/2016. (Đơn vị tính: x1000 chiếc)

Tất nhiên, điều này chưa chắc sẽ gây bất lợi cho Apple hay Samsung. Bởi, ngay chính bản thân Apple luôn xứng danh là "cỗ máy" kiếm tiền tốt nhất trong mảng smartphone. Gartner cũng cho biết các nhà sản xuất Android vẫn tìm kiếm những "thách thức lợi nhuận," tức là các công ty không nhất thiết phải tìm cách kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Dù trong lĩnh vực điện thoại thông minh, họ đã tạo được dấu ấn lớn hơn so với những hệ điều hành khác.

Hạnh Nhi

Theo technobuffalo

Chủ đề khác