VnReview
Hà Nội

Nửa đầu 2017 với những sai sót ngớ ngẩn của làng smartphone thế giới

Nhiều quảng cáo, pin kém, lỗi hiển thị, dù đã là năm 2017 nhưng sao các hãng smartphone vẫn mắc phải những lỗi như thế này?

Theo XDA-developers, vào năm ngoái, dường như tất cả các tai tiếng trong ngành smartphone đều tập trung vào một thương hiệu là Samsung: Samsung Galaxy Note 7 sẽ vẫn luôn là một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong ngành công nghiệp này bất chấp sự hồi sinh của nó dưới cái tên mới Fan Edition sau gần một năm.

Mặc dù đã có rất nhiều ngòi bút chỉ trích hướng về thất bại của Samsung nhưng họ đã mặc kệ tất cả, vượt qua mọi tổn thương sau cú ngã đau đớn bằng sự thành công của Galaxy S8 năm nay. Nhiều người cho rằng sự vực dậy này có được là do họ có một trong những ngân sách tiếp thị lớn nhất trong ngành công nghiệp này, hay thậm chí là vì Samsung là cái tên lớn trong ngành, chỉ đứng sau Apple.

Trong năm 2017 không có vấn đề như Note 7, nhưng ta nên hiểu rằng, trong thời đại mà truyền thông ăn nên làm ra trên những sự thất bại, đổ vỡ của doanh nghiệp, những sai lầm nhỏ đôi khi lại bị xé ra to bởi internet.

Lỗi hiển thị, cuộc gọi khẩn cấp

OnePlus dường như có một mối quan hệ khá phức tạp đối với sự thành công, đôi khi là bạn, nhiều lúc lại thành thù. Bằng chứng là khi OnePlus One và OnePlus 3 (hoặc 3T) đều thành công khi vừa ra mắt, thì OnePlus 2 và hiện tại là OnePlus 5 lại đối nghịch hoàn toàn. May mắn thay, mặc dù OnePlus 2 là một thất bại trên nhiều phương diện (và hơn thế nữa), nhưng OnePlus 5 không phải là quá tệ. Tuy nhiên, do OnePlus là một thương hiệu đã trưởng thành trong suốt những năm qua và dần vươn ra thị trường cao cấp và cao giá, nên thiết bị mới nhất của họ sẽ nhận được và đáng được nhận sự kiểm tra một cách khắt khe hơn so với các sản phẩm trước.

Và lần này, thật không may cho OnePlus, sản phẩm mới này mắc khá nhiều lỗi nhỏ, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, không gì có thể vượt qua đôi mắt và bàn phím của khách hàng cũng như những người bình luận trên internet. Ban đầu người ta phát hiện OnePlus 5 đã gian lận điểm benchmark, và sau đó chuyển sang vấn đề tương tự như vụ tai tiếng ăng ten của iPhone 4 hồi năm 2011, kiểu "hình như mình cầm điện thoại sai cách rồi thì phải" dẫn đến sóng 5GHz WiFi đột ngột biến mất khi tay người dùng che mất góc trên bên phải của máy. Thử nghiệm của XDA cũng xác nhận vấn đề này.

OnePlus hầu như không có thời gian nghỉ ngơi trước khi các sản phẩm mới được tung ra, đồng nghĩa với việc không có thời gian chuẩn bị cũng như cải tiến một số phần cứng, và trong đó có hiển thị. Màn hình của máy bị xoay rất kỳ quặc, gây ra hiệu ứng bị bóp méo và cả hiệu ứng Jelly, mặc dù không phải ai cũng gặp những vấn đề này hoặc bị ảnh hưởng bởi nó, nhưng nó thực sự gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dùng. Và cuối cùng, trong tuần này thông tin rằng OnePlus 5 không thể gọi các dịch vụ khẩn cấp ở Hoa Kỳ đã xuất hiện và nhanh chóng bị chỉ trích trên Reddit, đứng vị trị thứ 9 những tin được quan tâm nhiều nhất trên internet. Mặc dù vấn đề này cũng xảy ra với các điện thoại khác nhưng thương hiệu bị thiệt hại lớn nhất vẫn là OnePlus, và như chúng ta đã nói ngay từ đầu, có thể nó sẽ bị khuếch đại lên như sự cố Note 7, và mọi sự chỉ trích sẽ có xu hướng nhắm vào công ty do các cuộc tranh luận gần đây.

Mặc dù vậy, OnePlus vẫn đang làm mọi thứ tồi tệ hơn, hỗ trợ OnePlus trở nên thờ ơ hơn bao giờ hết, thậm chí điều này còn thúc đẩy một số người dùng tạo ra các chương trình troll trên Twitter, nó tự cập nhật mọi dòng tweet OnePlus gửi đi nhưng dưới dạng đảo ngược mọi thứ (troll màn hình của máy bị đảo ngược).

Quảng cáo ở đây, ở kia, quảng cáo ở khắp nơi

Mọi;người đều ghét quảng cáo. Chúng ta rất ghét khi thấy nó trên truyền hình nhà mình, đó là lí do DVR ra đời. Chúng ta ghét thấy quảng cáo trên trang web  mình đang xem, đó là lí do trình chặn quảng cáo ra đời. Còn trên điện thoại? Chúng ta gỡ bỏ các ứng dụng, root Android, hoặc jailbreak iPhone… và thậm chí là sử dụng các trình duyệt của Samsung.

HTC đã phát hiện ra rằng bán hàng cho bên thứ ba đôi khi có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn khi mà phần mềm bàn phím crapware được cài đặt từ TouchPal bắt đầu hiển thị quảng cáo trên không gian nhập. Nó không giống như không có một bàn phím Google, AOSP, hay Sense được cài đặt trước, phải không? Mặc dù chúng ta sẽ chấp nhậ việc hiển thị quảng cáo trên nhiều ứng dụng, nhưng bàn phím là nơi cấm kị, và rất nhiều người dùng Reddit cùng các hình thức truyền thông khác để bày tỏ sự không hài lòng về vấn đề này.

HTC một thương hiệu mà ít người còn nhớ đến là sản xuất điện thoại, đã trở thành trò cười cho thiên hạ khi bị bêu riếu trên Reddit về lỗi lập trình (như ảnh trên). Mặc dù đây không phải lỗi trực tiếp của HTC và mặc dù không có ác ý nhưng nó cho thấy rõ những rủi ro khi bạn bán cho bên thứ ba một chức năng quan trọng của thiết bị. Không phải chỉ mỗi HTC, ứng dụng quản lí thiết bị của Samsung được hỗ trợ bởi Clean Masterm, ASUS cũng có một lịch sử nổi tiếng về vấn đề phần mềm và Lenovo (công ty mẹ Motorola) cũng có lịch sử dính rắc rồi về phần mềm độc hại trên máy tính của họ. Nhưng không may là lỗi lần này của HTC có thể xem là đỉnh điểm của rắc rối, nó đã làm lu mờ việc HTC dự định tích hợp Alexa trên các thiết bị U11 của Mỹ, và đây thực sự là một vết mực đen vấy lên số phận của một công ty đã đấu tranh để có thể duy trì đến ngày nay.

Bixby, trò chơi mèo vờn chuột giữa hãng và người tiêu dùng

Từ trước tới giờ chúng ta vẫn luôn chờ đợi Samsung trở nên đúng hẹn hơn trong việc cập nhật cho các thiết bị của mình. Ngay cả khi gần đây nhất chính là Galaxy S7, Samsung đã trì hoãn cập nhật hàng tháng trời để vá lỗ hổng bảo mật, và trong một vài trường hợp, bản cập nhật với bản có sẵn trên thiết bị lại cùng một phiên bản Android, thế thì cập nhật làm gì? Samsung đã đáp lại sự chỉ trích bằng cách hứa hẹn sẽ đưa ra các bản cập nhật thường xuyên hơn và họ sẽ theo dõi nhiều hoặc ít hơn trước đó. Thật không may, nhanh quá cũng dẫn đến những tác dụng phụ, Bixby hiện đang đứng cuối trong bảng xếp hạng những trợ lý thông minh thực sự hữu ích. Dù vậy nhưng với sự khôn ngoan của mình, Samsung vẫn nghĩ Bixby của họ sẽ là một ứng dụng hữu ích và họ thậm chí sẽ cung cấp một chìa khóa phần cứng cho nó, vài thứ hoặc thậm chí nhiều hơn các trợ lí phát triển như Siri và Google Assistant.

Điều này thông thường không phải là vấn đề vì Android là một hệ thống mở, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra một giải pháp để làm những gì chúng ta muốn, chứ không phải những thứ Samsung muốn. Và điều này chỉ làm tốt được khoảng một ngày khi Samsung nhanh chóng vượt qua và ngăn chặn khả năng sửa lại khóa phần cứng dành riêng cho Bixby. Mọi chuyện không dừng lại ở đó, bởi sau một khoảng thời gian những phương pháp khác lại được tìm thấy và nhờ việc đưa ra các bản cập nhật sớm hơn, Samsung vẫn giữ được cái khóa của mình. Samsung hoàn toàn có thể cung cấp khóa phần mềm cho dịch vụ của họ, nhưng cách một nhóm nhỏ các cá nhân sử dụng để sửa đổi thiết bị là chống lại người tiêu dùng. Người dùng thường xuyên các thiết bị của Samsung có thể sẽ quen với việc giải quyết các gói phần mềm và trong khi một số cho rằng việc đó sẽ gây ra các tác động tiêu cực tới thiết bị, nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu bạn hiểu biết về nó, chúng rất hữu ích trong tay những người dùng thông minh. Có thể bạn không thể root một chiếc Galaxy S8 US, nhưng bạn có thể tắt gần như mọi phần của các ứng dụng nhà sản xuất vô ích mà Samsung nghĩ là cần thiết. Không biết bao lâu nữa thì Samsung mới khóa nốt các công cụ này nhỉ.

Sẽ thật tuyệt nếu Samsung làm các bản cập nhật phần mềm một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, Samsung buộc người dùng phải dùng phần mềm của họ, điều đó thật chả ra làm sao, chưa kể đến việc phần mềm của họ kém hơn các lựa chọn khác và khá vô dụng. Và họ lờ đi tất cả, thậm chí còn dành riêng cả một phần cứng cho nó, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Samsung có thể sẽ lại đi vào vết xe đổ một năm trước và đẩy những người dùng lớn đi thêm một lần nữa. Trước đó, Samsung đã cam kết rằng Bixby sẽ có những tính năng hữu ích khác với những trợ lí ảo đã có trước đó, và sự cam kết đó chính là điều người tiêu dùng muốn tìm lại, và đây có thể sẽ là thời điểm lựa chọn hoặc tùy biến ngay cả với những người tiêu dùng chính thống.

Nhỏ liệu có võ ? Hay....

Ở thời điểm hiện tại, thị trường di động đang khó khăn hơn bao giờ hết. Apple dường như đang thực hiện một số bước đi quan trong với iPhone. Mặt sau bằng kính, tính năng sạc không dây, màn hình OLED tràn cạnh là một trong số những thứ có thể giúp họ có được mô hình hàng đầu trong năm nay. Bất chấp tất cả những điều này, các nhà sản xuất Android vẫn mắc những sai lầm nhỏ ngớ ngẩn khiến họ chả nhận được gì.

LG G6 được dự đoán là một sản phẩm đầy hứa hẹn trước khi được công bố trong năm nay, nhưng nó đã sa vào bãi lầy bởi chưa có sự phá cách, còn bị nhầm lẫn với các với các sản phẩm độc quyền trong khu vực và ngay lập tức, nó được thay thế bởi một sản phẩm khác – LG G6+. Nhưng LG G6+ thực sự không phải một sản phẩm mới, có cảm giác nó chỉ được phát hành với mục đích gây sự chú ý lớn tới khách hàng, và họ vẫn chưa đủ khả năng mang lại cho người dùng SOC mới nhất và tuyệt vời nhất từ Qualcomm vào giữa 2017 với giá 700$.

Nói về Motorola, cái tên đã được Lenovo mua lại cũng có một thành công cho riêng mình qua sản phẩm Moto Z Play. Đây là một thiết bị khá nổi bật, nhất là dung lượng pin khá khủng (3510mAh). Năm nay, Motorola khá quan tâm lí do thành công của Z Play, và thật khó hiểu là sau đó lại làm điều ngược lại với Moto Z 2 Force. Trong khi chính Z Play 2 lại là một bản cải tiến, với dung lượng RAM hơn, máy ảnh tốt hơn, và một thiết kế bóng bẩy – như chúng ta vẫn mong đợi. Nhưng trong những bước đi đầu tiên, hãng đã tiến hành thay đổi bộ vi xử lí (thay vì Snapdragon 660 thì lại là Snapdragon 835) và tăng giá. Và vì một lí do nào đó, họ giảm pin thiết bị, như thể quá nhiều pin là vấn đề của ở sản phẩm đầu tiên. Và Motorola hoàn toàn quên mất vì sao Z Play thành công? Một mức giá tuyệt vời, hiệu năng và máy ảnh xuất sắc, pin khủng, đó là ba yếu tố cấu nên tam giác thành công cho sản phẩm. Còn quay lại với Z2 Force, có vẻ việc mỏng hơn, sang chảnh hơn đã làm nó bị sụt giảm năng lượng pin hơn 20%, đối với một sản phẩm cao cấp thì điều này là không chấp nhận được, mặc cho những phần khác đang làm tốt, thiết bị được hỗ trợ Snapdragon 835 rất hiệu quả, một cam khủng với 21MP đã bị thay bởi cụm cam kép 12MP.

Gần như tất cả các OEM bên ngoài Samsung đều chỉ duy trì ở mức lợi nhuận nhỏ bé và mắc những lỗi như OnePus, hay thu hẹp pin như Motorola, nhưng những lỗi này hoàn toàn có thể tránh khỏi. Năm 2017 chỉ còn lại một nửa và trong nửa trước đây đã có quá nhiều câu chuyện vè những sai lầm, sai lầm nhỏ nhưng hậu quả to, làm giảm sự phấn khích của người tiêu dùng sau mỗi lần phát hành, khiến họ dần có ác cảm mỗi khi thấy một sản phẩm mới trên thị trường.

Trần Vũ Đức

Chủ đề khác