VnReview
Hà Nội

Phía sau sự suy tàn của LeEco: những báo cáo giả, nợ nần chồng chất

Từ "Netflix của Trung Quốc" đến một đế chế tàn lụi.

Phía sau cánh cửa khách sạn 5 sao Bohao Radegast tại khu Trung tâm thương mại của Bắc Kinh, tập đoàn công nghệ Trung Quốc LeEco đang tổ chức một cuộc họp cổ đông bất thường để lựa chọn những vị giám đốc mới. Bên ngoài, hàng chục người biểu tình đặt các bảng hiệu yêu cầu được trả tiền. Theo nhiều nguồn tin, họ đến từ 20 tỉnh thành ở khắp Trung Quốc vì món nợ 33 triệu Nhân dân tệ (khoảng 5 triệu USD). Nhiều người yêu cầu gặp Jia Yueting, nhưng không ai biết người sáng lập tỉ phú của công ty ở đâu.

Người sáng lập LeEco - Jia Yueting

Sự suy tàn của LeEco là một sự suy tàn ngoạn mục. Từng được ngợi ca là "Netflix của Trung Quốc", startup này cùng với người sáng lập đủ ngông cuồng, liều lĩnh để thách thức Tesla và chỉ trích Apple là "lỗi thời". Nhưng những tháng gần đây, công ty đang phải đối mặt với hàng loạt thất bại và có thể dẫn đến phá sản. Jia đã từ chức Chủ tịch và CEO vào tháng 5, trong khi công ty tiếp tục phải đối mặt với những nhà cung cấp không ngừng tổ chức biểu tình bên ngoài trụ sở chính tại Bắc Kinh. Phía bên kia Thái Bình Dương, LeEco phải cắt giảm ồ ạt các hoạt động tại Mỹ, cho thôi việc hàng trăm công nhân, trong khi đang đối mặt với 2 vụ kiện từ nhà sản xuất tivi của Mỹ là Vizio. Faraday Future, một công ty xe hơi có quan hệ mật thiết với LeEco, gần đây cũng đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 1 tỉ USD tại Nevada.

Đây là hệ quả của việc phát triển quá nhanh, cho thấy một tham vọng phát triển trên một nền tảng tài chính không vững chắc có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ như thế nào. Chỉ một việc đơn giản lần theo dòng tiền của LeEco cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, vì các hoạt động tài chính của công ty bị che đậy bởi một cơ cấu tổ chức rắc rối gồm một công ty cổ phần được niêm yết công khai, một tổ chức thuộc sở hữu cá nhân và hàng tá các công ty con.

Thật không thể tin được LeEco có thể hoạt động lâu như vậy mà không gặp bất kỳ rắc rối pháp lí thực sự nào. Nhưng kể từ năm 2016, công ty này đã vướng vào vài vụ kiện. Các đối tác sản xuất tại châu Á, bao gồm hãng Công nghệ điện tử Zhejiang Haosheng, Compal Electronics và Truly International Holdings đã khởi kiện vì những khoản nợ quá hạn. Hay vụ việc đang gây chú ý gần đây yêu cầu bồi thường 100 triệu USD do thất bại trong thương vụ thu mua Vizio trị giá 2 tỉ USD.

Từ các cuộc phỏng vấn với những nhà cung cấp, cựu nhân viên và các nhà đầu tư mà LeEco còn nợ, có thể thấy tương lai của LeEco đang gặp rắc rối nghiêm trọng.

Khi LeEco bắt đầu được biết đến trên đất Mỹ cách đây 2 năm, giới truyền thông đã rất háo hức. Mối liên quan giữa Jia và Faraday Future vừa phức tạp, vừa kích thích trí tò mò. Những ngày đầu này rất dễ để mọi người tin rằng một công ty vô danh trước đó lại có cách để theo đuổi tất cả các thoả thuận của mình. Nhưng hơn hết, LeEco nổi tiếng ở Trung Quốc với vai trò là một công ty khởi nghiệp nhanh chóng leo lên top đầu trên bảng chỉ số ChiNext của sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.

Việc mở rộng chóng mặt của LeEco sau khi niêm yết năm 2010 quả thực ấn tượng. Trong vài năm, công ty đã mở rộng các dịch vụ của mình từ video trực tuyến đến một hệ sinh thái các phần cứng, bao gồm smart TV, smartphone, xe đạp và xe hơi. Sự đa dạng hóa về loại hình này yêu cầu một lượng tiền mặt khá lớn và chỉ phù hợp nếu đây là một công ty hái ra tiền.

Nhiều công ty khởi nghiệp tại thung lũng Silicon dựa vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong nhiều năm ngay cả khi kiếm được lợi nhuận. Snap và Uber báo cáo thua lỗ hàng trăm triệu mỗi năm khi vẫn tiếp tục sống nhờ vào các khoản đầu tư. Nhưng Uber tập trung vào dịch vụ đi chung xe và xe tự lái, trong khi Snap vẫn tiếp tục thử sức ở mảng phần cứng cao cấp. LeEco không giống các công ty khởi nghiệp khác, lại mở rộng ở bảy lĩnh vực. Nhưng cả Uber hay Snap đều không bị kiện vì những hoá đơn chưa thanh toán hay bị cáo buộc chưa thanh toán cho nhà thầu nào cả.

Công ty mẹ của LeEco cho rằng "mô hình hệ sinh thái cải tiến của mình đã được công nhận rộng rãi ở cả Trung Quốc và nước ngoài", đồng thời nhấn mạnh mô hình nhận được Giải thưởng 'North America Smart Technologies Visionary Innovation' (Đổi mới tầm nhìn công nghệ thông minh khu vực Bắc Mỹ) từ Công ty Frost và Sullivan vì "đã tạo ra một hệ sinh thái đa ngành cho phép tính kết nối liền mạch và trải nghiệm nội dung chia sẻ qua sự đa dạng cả về nguồn gốc và môi trường hình thành".

"Một trò cờ bạc khi chuyển tiền từ một công ty sang một công ty khác"

Năm 2015, LeEco đã huy động được ít nhất 805 triệu nhân dân tệ (119 triệu USD) từ quỹ tài trợ Series A cho mảng thể thao trực tuyến cũng như bán khoảng 500 triệu cổ phần. Trong lúc đó, một công ty bình phong được niêm yết công khai của LeEco, LeShi Internet, đã báo cáo doanh thu khoảng 13 tỉ Nhân dân tệ (1,9 tỉ USD) năm 2015, và lợi nhuận 573 triệu nhân dân tệ (85 triệu USD). Nhưng do cơ cấu công – tư của mình, con số này thậm chí chỉ nói lên một nửa sự thật.

Trong nhiều năm, khi đang huy động tiền, LeEco có vẻ vẫn ổn. Theo tạp chí Caixin, công ty đạt mức "tăng trưởng 2 con số trong 5 năm liên tiếp" bắt đầu từ 2010. Nhưng phần lớn việc kinh doanh, bao gồm một công ty con thuộc sở hữu tư nhân, có phần lớn cổ phần tại ít nhất 39 chi nhánh tại Trung Quốc, lại không tiết lộ hoạt động tài chính của mình.

Các cựu nhân viên cho biết LeEco đánh tráo các quỹ giữa các chi nhánh của mình để che đậy việc thua lỗ. Một cựu nhân viên nói: "Đây là một trò cờ bạc khi chuyển tiền từ một công ty sang một công ty khác và nếu thông tin xuất phát LeEco thì không thể tin tưởng được". Zhou Hang, cựu CEO của dịch vụ gọi xe Yidao Yongche mà LeEco đã mua 70% cổ phần trong 2 năm, cáo buộc tập đoàn về những nguồn quỹ [đang] lạm phát để trang trải các khoản nợ của mình. Yidao và LeEco phủ nhận những cáo buộc này.

Năm 2016, công ty đã lập ra những kế hoạch táo bạo và nhận được thậm chí nhiều đầu tư hơn. Mảng thể thao trực tuyến, LeSports, huy động được 1,2 tỉ USD, trong khi bản thân LeEco đạt được 1,08 tỉ USD từ việc đầu cơ xe và sau đó là 600 triệu USD từ một số công ty Trung Quốc và bạn bè của Jia. Tờ New York Times đưa tin LeEco đã huy động được khoảng 2,1 tỉ USD từ đầu năm 2016, một phần từ việc kết hợp đặt quan hệ môi giới chứng khoán và bán các sản phẩm quản lý tài sản cho người dân Trung Quốc.

Năm đó, công ty đã đổi thương hiệu từ LeTV sang LeEco và thúc đẩy hoạt động của mình tại Mỹ bằng sự kiện ra mắt đáng chú ý. LeEco mua mặt bằng Santa Clara có diện tích 49 mẫu của Yahoo dùng làm trụ sở toàn cầu "EcoCity" cho 12.000 nhân viên, thông báo thương vụ sát nhập 2 tỉ USD với hãng sản xuất tivi Vizio và cho biết có thể đầu tư 3 tỉ USD vào nhà máy sản xuất xe hơi tại Trung Quốc.

Tiếp tục kí những giao dịch đắt đỏ, LeEco sớm phải vật lộn để trả tiền cho các chủ nợ của mình. Tin tức về những rắc rối tài chính của công ty đã vượt ra khỏi châu Á, khiến Jia sau đó phải thừa nhận rằng năm đó việc kinh doanh đã bị mở rộng quá mức. Nhiều tháng sau, LeEco phải cho 325 công nhân tại Mỹ nghỉ việc và thông báo sẽ tập trung vào việc bán hàng cho các hộ gia đình nói tiếng Trung. Thương vụ Vizio thất bại vào tháng 4, công ty được cho là cố bán mặt bằng Santa Clara và Faraday Future hủy bỏ kế hoạch xây dụng nhà máy Nevada.

Jia Yueting thông báo thương vụ thu mua lại Vizio của LeEco tại Hollywood

Cho đến tận đầu năm 2017, những nỗ lực huy động vốn của LeEco đạt được thành công đáng ngạc nhiên, vậy toàn bộ số tiền ấy đi đâu? Nguồn tiền ấy không đổ vào túi của những nhà cung cấp mà công ty còn nợ tiền. Hoàn cảnh trở nên tồi tệ đến nỗi LeEco đã phải thỏa thuận với những người đình công đang bức xúc ngay tại cửa, cầm những bảng hiệu và hô vang "Trả lại tiền mồ hôi công sức cho tôi".

Phóng viên Keith Yim từ trang tin công nghệ của Hong Kong ePrice.com.hk cho biết vào dịp tết nguyên đán của Trung Quốc tháng Hai năm nay, LeEco vẫn còn nợ website của ông 2 triệu đô Hong Kong (256.000 USD) phí quảng cáo. Khi Yim làm việc với một đại lý quảng cáo đã môi giới thỏa thuận này thì công ty của ông đã được trả tiền. Yim cho biết, bên môi giới đã phải trả tổng số tiền ước tính 5 triệu đô Hong Kong (640.000 USD) mà LeEco còn nợ đến một nhóm các đại lý công nghệ trong khu vực do họ giới thiệu, tất cả đều hiển thị các quảng cáo banner hoặc gói quảng cáo cho LeEco.

Yim cũng thừa nhận các nhà sản xuất khác đã gọi cho phòng tài chính của LeEco hằng ngày vì các khoản phí còn nợ. Theo ông, một nửa các nhà sản xuất được nói đến đã được thanh toán trước kì nghỉ lễ Tết nguyên đán, trong khi số còn lại được hứa hẹn trả sau đó.

Pixels, một đại lý quảng cáo lớn hoạt động tại Đông Nam Á và đặt trụ sở tại Hong Kong, cũng vướng vào những rắc rối tương tự. Người đồng sáng lập và CEO, Kevin Huang cho biết mình đã dừng chấp thuận các đơn hàng từ LeEco vào tháng 10 năm ngoái sau khi tập đoàn công nghệ này phải chịu các khoản thanh toán bị chậm. Huang nói đại lý của mình đã đăng các quảng cáo và bài viết PR cho LeEco trong khoảng 2 năm. "Tôi nhớ không có vấn đề gì lúc bắt đầu, giống như những thỏa thuận thông thường giữa bên quảng cáo và các công ty truyền thông", ông cho biết. "Họ thanh toán đúng hạn, và tiếp tục đặt hàng, và mọi việc tiếp diễn như vậy trong khoảng 1 năm rưỡi".

Khoảng giữa năm ngoái, Huang cho biết các khoản thanh toán của LeEco bị trì hoãn khoảng 70 ngày.

LeEco sau đó đề nghị thanh toán các khoản nợ bằng cách trả góp hàng tháng. Dù không tiết lộ số tiền thực nợ và thời hạn trả, Huang giải thích, "Theo lịch trình là 6 tháng. Họ đã ngừng trả nợ sau 5 tháng, sau đó chúng tôi đã phải thúc ép họ". Đến nay, Huang cho biết LeEco vẫn còn nợ Pixels một khoản tương đối nhỏ 200.000 đô-la Hong Kong (26.000 USD).

"Toàn ngành công nghiệp đã không gặp may"

Công ty môi giới Innity, đặt trụ sở tại Malaysia, đã kiện LeTV Sports vì khoản tiền gần 3,8 triệu đô Hong Kong (khoảng 487.000 USD) vì nợ phí quảng cáo. "Toàn bộ ngành công nghiệp đều không may mắn. Trong số những người kém may mắn đó, chúng tôi là người may mắn nhất", Huang cho biết khi nói đến khoản tiền nhỏ công ty của ông còn bị nợ.

Một hãng quảng cáo khác tại Hong Kong cũng bị LeEco nợ phí quảng cáo, đó là tạp chí Mobile. Từ một trao đổi qua email, nhân viên của LeEco đề xuất thời gian thanh toán theo hình thức trả góp với kỳ hạn đến tháng 8 và tháng 11 năm nay. Tương tự Pixels, các nguồn chạy quảng cáo cho LeEco trong một khoảng thời gian không gặp vấn đề gì, nhưng các khoản thanh toán bị chậm vào tháng 5 năm ngoái. Tạp chí Mobile từ lúc đó đã nộp đơn kiện lên các tòa án ở Hong Kong với nỗ lực được hoàn trả lại tiền. Đó là một nước cờ lớn đối với một đại lý nhỏ, nhưng là cần thiết.

Huang cho biết: "Trên thực tế, đối với vấn đề nợ nần liệu có phải người hô to nhất sẽ nhận được tiền đầu tiên"? Khi bạn lớn tiếng, nếu họ sợ hãi, họ sẽ phải trả tiền bạn trước tiên".

Bên trong LeEco, tình hình cũng chẳng tốt đẹp hơn. Các cựu nhân viên đã vẽ bức tranh một doanh nghiệp liên tục bỏ qua các khoản thanh toán và một CEO ngồi trên một "ngai vàng" trong khi nhân viên thì khốn khổ. Họ cho biết một số chi nhánh của LeEco đã trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu nhỏ chậm nhất có thể như là một "biện pháp cắt giảm chi phí". Một vài nhân viên cho biết các khoản lương trước khi bị sa thải hàng loạt cũng bị trì hoãn, trong khi việc thanh toán các chi phí thì càng ngày càng mất nhiều thời gian hơn.

Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình từ những bài đánh giá nặc danh trên Glassdoor khiếu nại công ty "không trung thực với nhân viên về việc sa thải tạm thời và tình trạng công ty". Nhiều người cho rằng văn phòng ở Mỹ có thể cất đi "chiếc ghế sang chảnh" hoặc "ngai vàng" khi Jia viếng thăm và thuê nội thất từ sảnh tòa nhà "để khiến chúng tôi giống như đang làm việc cho một công ty thực sự". Một ý kiến khác cho rằng;"ngai vàng" bây giờ "được phủ nhiều bụi trong kho" hơn cả những chiếc bàn trống mà những nhân viên bị sa thải trước đó sử dụng.

Dẫu vậy, không phải tất cả nhân viên LeEco sa thải đều có một trải nghiệm tồi tệ. Shiraz Datta, cựu giám đốc nghiên cứu và chiến lược cấp cao của công ty tại Mỹ, cho biết sau khi rời đi những nỗ lực làm việc hết mình là một điểm tích cực. "Vâng, luôn có những thử thách, nhưng tôi đã tìm được chỗ của mình", ông cho biết và xác nhận đã nhận được một khoản bồi thường.

Theo báo cáo, công ty tiếp tục phải chịu các khoản nợ và bỏ mặc các khoản thanh toán đúng hạn cho nhân viên, LeEco tiếp tục rót tiền vào mảng sản xuất xe hơi LeSEE. Nỗi ám ảnh của Jia với xe tự lái bắt đầu với việc đầu tư cá nhân vào Faraday Future và sau đó ông ràng buộc vận may của công ty với chính mình. Người đồng sáng lập LeEco, Ding Lei giữ chức CEO toàn cầu tại Faraday Future vì đam mê và cũng đứng đầu mảng LeSupercar của các công ty Trung Quốc. Các công ty xác định mối quan hệ "đối tác chiến lược" và theo các nguồn tin người ta đã từng thấy nhân viên Faraday tại các văn phòng của LeEco, trong khu vực được phân cho những nhân viên làm về mảng xe hơi. Một báo cáo của BuzzFeed cho biết từ năm ngoái các nhân viên của Faraday Future đã thiết kế những bản vẽ xe hơi của LeSEE và công ty không được bồi hoàn cho công việc đó.

Công ty mẹ của LeEco cho biết "tập trung nhiều hơn vào việc xử lý những rắc rối mà chúng tôi gặp phải khi phát triển kinh doanh. Chúng tôi luôn duy trì những mối liên hệ chủ động và minh bạch với các nhà cung cấp và nhân viên để nhận được sự thấu hiểu và hỗ trợ của họ, cùng lúc đó chúng tôi thúc đẩy mọi nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong khuôn khổ hợp tác".

Trong khi đang ngập trong núi nợ nần, LeEco đồng ý mua cổ phần của một công ty sản xuất do vợ của Jia, Gan Wei thành lập.

Những dấu hiệu tập thể về nỗi lo tài chính đến từ việc quản lý kém cỏi. Bản thân Jia thậm chí thừa nhận trong một bức thư gửi các nhân viên rằng công ty "đã mù quáng khi tăng tốc quá nhanh""quy mô việc huy động vốn bên ngoài gặp rắc rối khi đáp ứng những yêu cầu mở rộng quá nhanh của chúng ta". Nhưng thay vì kéo lại những dự án đói tiền năm 2016, LeEco lại tiếp tục tìm kiếm nhiều nguồn tài chính, đề nghị bán ngày càng nhiều cổ phiếu hơn.

Dù đang vật lộn để thoát khỏi đống nợ nần chất cao như núi, công ty vẫn thông báo các kế hoạch thu mua một công ty sản xuất phim và web TV do vợ của Jia, Gan Wei thành lập. Theo tin từ Reuters, LeEco mua 47,8% cổ phiếu trong hãng Le Yong Pictures để "tuân thủ các quy định" và giải quyết một "vấn đề cạnh tranh của ngành công nghiệp". LeEco đang nhận được 50% chiết khấu trên giá trị cổ phiếu hiện tại, nhưng thậm chí ở tỉ lệ đó, theo nhiều nguồn tin, Gan sẽ có lợi hơn gấp 30 lần so với khoản đầu tư ban đầu.

Tháng 1 năm nay, sau một cuộc họp kéo dài 6 tiếng, LeEco đã nhận được khoản cứu trợ trị giá 2 tỉ USD từ gã khổng lồ bất động sản Sunac China Holdings Ltd. nhưng phải chuyển giao 33% số cổ phần kinh doanh của mình. Số phận hoá ra chỉ hơn cái dây buộc tạp dề. Trong lúc nhận được sự ủng hộ từ một công ty lớn và ổn định khi mua lại thời đại LeEco và giúp trì hoãn với các chủ nợ cũng như sự dìu dắt từ một người giàu kinh nghiệm, thì vẫn cần cả sự hy sinh. Vào tháng 5, Jia công khai từ chức CEO của công ty, theo nguồn tin là do áp lực từ Sunac và một số vị trí khác trong công ty.

LeEco, dù vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng có thể không kéo dài nữa. Những nhà cung cấp chưa được trả tiền tiếp tục đóng đinh tại trụ sở chính của công ty, trong khi những ồn ào bên ngoài cuộc họp cổ đông bất thường cần đến cả sự can thiệp của cảnh sát. Sự vắng mặt dễ thấy của Jia khiến giới truyền thông Trung Quốc suy đoán Jia đang ở Mỹ trong khi chờ vở kịch qua đi – một việc mà ông đã từng làm trong hoàn cảnh tương tự.

LeEco cũng phải đối phó với các vụ kiện của Vizio, yêu cầu phải trả ít nhất 50 triệu USD vì vi phạm điều khoản đảm bảo cùng với điều khoản phí bồi thường 100 triệu USD là một phần trong thỏa thuận sát nhập trị giá 2 tỉ USD đã thất bại. Thậm chí cả hai công ty còn đổ lỗi cho nhau về "việc làm trái quy định" ở thời điểm đó, Vizio từ đó cho rằng nguyên nhân thực sự là do vấn đề tiền nong của LeEco và giao dịch này chỉ mang nghĩa che đậy những rắc rối đó. Trên thực tế, theo hồ sơ của Vizio, vào thời điểm đàm phán sát nhập, LeEco "và đế chế doanh nghiệp đa ngành đã bắt đầu sụp đổ do dòng tiền thiếu hụt và các vấn đề tài chính của mình".

Vizio cho rằng:

"Họ liều lĩnh nhằm kiếm được sự ổn định về tài chính, sự tín nhiệm và các nguồn lực trong chốc lát từ việc sát nhập với Vizio đem lại hay ít nhất là để tạo ra ấn tượng rộng khắp và sâu sắc với công chúng về tình hình tài chính ổn định và phúc lợi để phát triển hoặc tiếp tục kinh doanh đi cùng với thông báo về việc sát nhập dự kiến".

Những sự kiện gần đây cũng kéo theo sự bất bình của người đồng sáng lập của Tencent, Liqing Zeng. Ông gọi LeEco là đồ lừa đảo trên profile WeChat của mình, nói rằng "những ai không nhận ra âm mưu hiển nhiên như vậy thì cũng không xứng đáng chạy đua vào vòng quay đầu tư và cũng không phù hợp với tinh thần doanh nhân khởi nghiệp". Quả thực, một vài nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm đã cố gắng thoát ra trước khi tất cả điều tồi tệ xảy đến. Bridge Capital của Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của LeEco trước khi Sunac nhảy vào đã bán 60 triệu cổ phần của công ty vào tháng 3 và 4.

Một nhà đầu tư cũ cho biết LeEco "gần như không thể cứu vãn". Theo một nguồn tin từ người có mối quan hệ tốt trong cộng đồng đầu tư Trung Quốc, suy đoán việc Sunac mua LeEco có thể là "cách khôn ngoan" nhưng cũng "đi kèm với việc tái cơ cấu lại toàn bộ việc kinh doanh".

Công ty mẹ của LeEco cho biết không có bình luận nào về việc kiện tụng và "người dùng nằm ở trung tâm trong hệ sinh thái của [chúng tôi], và chúng tôi đã luôn chủ động tìm hiểu phản hồi/bình luận của người dùng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Nhưng điều này không bao gồm các bình luận ác ý hay các suy đoán vô căn cứ về công ty".

Tại một cuộc họp cổ đông hồi tháng 7, chủ tịch của Sunac, Sun Hongbin cùng hai giám đốc khác đã được lựa chọn vào ban điều hành của LeEco. Một cổ đông tham gia sự kiện cho tờ South China Morning biết Sun có khả năng được chỉ định là chủ tịch tiếp theo trong cuộc họp sắp tới.

Trong khi đế chế của Jia tiếp tục suy tàn, một cựu nhân viên cho hay Faraday Future có thể là công ty tiếp theo vấp ngã. Nhà sản xuất xe điện đã đi quá xa khi thiết kế một khuôn viên có diện tích khoảng 130.000 m2 trên Mare Island, California, nhưng bị cáo buộc về việc không trả nợ đúng kỳ hạn cho các nhà cung cấp giống LeEco trước đó. Tờ The Verge cũng báo cáo về việc xáo trộn nội bộ và "quản lý tài chính kém cỏi" tại Faraday cuối năm ngoái, trích lời một cựu nhân viên mô tả về mối quan hệ của công ty xe hơi này với LeEco giống như "sự quy phục bởi giao kèo".

Faraday Future từ lúc đó đã hủy các kế hoạch tại khuôn viên Mare Island để "tập trung" các nỗ lực của [mình] vì sự phát triển của một cơ sở sản xuất, nhưng trước khi thế giới bị phân tâm bởi một công ty khác hậu thuẫn cho Jia đang bên bờ vực phá sản, câu chuyện cảnh giác của LeEco thành ra lại là di sản cuối cùng mà công ty này để lại.

Thu Phan

Theo Engadget

Chủ đề khác