VnReview
Hà Nội

Taobao dẹp các cửa hàng Trung Quốc "lợi dụng" trẻ em Châu Phi

Nhiều cửa hàng trên nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc Taobao đã sử dụng hình ảnh và video liên quan đến trẻ em châu Phi để quảng cáo nhưng chỉ trả thù lao bằng những gói bim bim hoặc vài đô la.

Alibaba, công ty sở hữu trang mua sắm trực tuyến Taobao khẳng định, họ đã khởi động chiến dịch loại bỏ các chủ cửa hàng có hành vi lợi dụng trẻ em châu Phi để quảng cáo trái phép.

Các nhà cung cấp trực tuyến là những đơn vị phân phối nội dung quảng cáo gồm ảnh và video, giá cho dịch vụ chỉ từ 18 USD, kèm hình ảnh có sẵn hoặc không có. Đa số các doanh nghiệp và chủ cửa hàng nhỏ đều sử dụng loại dịch vụ này để quảng cáo trực tuyến.

Tuy nhiên vấn đề chỉ xảy ra khi các nhà cung cấp dịch vụ này đã đi quá đà. Họ lợi dụng trẻ em Châu Phi cho các mục đích quảng cáo phi pháp.

Những bức ảnh quảng cáo lợi dụng trẻ em châu Phi cầm một bảng viết bằng tiếng Trung với các nội dung chào mời, ví dụ như: "Bạn đang tìm kiếm khoản vay mua xe. Hãy tới Brother Long. Tiết kiệm tiền bạc, không còn rắc rối. Dịch vụ sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc". Và còn rất nhiều câu từ quàng cáo tương tự.

BBC đã thử liên lạc với một người mua video, ảnh quảng cáo này. Ông Zhang cho biết đã trả 30 USD cho một đoạn video có trẻ em châu Phi quảng cáo bán xe đạp cho ông. Zhang khẳng định, hình thức quảng cáo này là một phương pháp tiếp thị tốt và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Khi được hỏi về việc liệu tiền thù lao có tới tay các trẻ em châu Phi hay không, Zhang hầu như không quan tâm. Ông chia sẻ: "Tại sao tôi phải quan tâm quá nhiều tới điều đó. Tôi chỉ quan tâm đến hiệu quả quảng cáo mà thôi".

Thực tế phũ phàng, trẻ em Châu Phi không nhận được thù lao xứng đáng

Một số nhà cung cấp trên Taobao thậm chí còn ghi nhãn những video quảng cáo này là một "hoạt động từ thiện". Họ khẳng định, hầu hết số tiền thu được sẽ dành cho trẻ em. Nhưng thực tế có như vậy hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Một nghiệp ảnh gia đã liên lạc với tờ Beijing Youth Daily xác nhận, nhiều trẻ em chỉ được nhận một gói snack hay một vài đô la cho mỗi quảng cáo như trên.

William Nee, một nhà nghiên cứu Trung Quốc đến từ tổ chức Ân xá Thế giới cho rằng, đây là một hình thức bóc lột sức lao động trẻ em đã khá rõ ràng. Về khía cạnh nhân quyền, đây là hành động bóc lột lao động trẻ em đáng xấu hổ.

Hồi năm ngoái, một quảng cáo chất tẩy đã tạo làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc. Đoạn quảng cáo sử dụng một người da đen, sau khi bị đẩy vào máy giặt và dùng chất tẩy đã "biến hóa" thành một người Trung Quốc da trắng hơn. Chủ thương hiệu chất tẩy Qiaobi thậm chí chỉ nhận ra "vấn đề phân biệt chủng tộc" sau khi tranh cãi nổ ra.

Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc, đặc biệt là người da đen ở Châu Phi phổ biến nhất trên thế giới.

Mai Huyền

Chủ đề khác