VnReview
Hà Nội

Ông chủ Foxconn biết cách làm cho các chính trị gia Trung Quốc hài lòng

Để thuận tiện trong việc kinh doanh ở Trung Quốc, chủ tịch của các tập đoàn cần phải kết thân với các chính trị gia, hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội và Terry Gou - CEO Foxconn cũng không ngoại lệ.;

> Foxconn tham vọng thoát khỏi cái bóng của iPhone. 

> Foxconn muốn mua lại bộ phận chip nhớ của Toshiba.

> Sharp chính thức về tay Foxconn với giá 3,4 tỷ USD.

Bên trái là ông Terry Gou đang bắt tay với chủ tịch TQ Tập Cận Bình (phải) tại một sự kiện ngoại giao ở Bắc Kinh vào tháng 2/2014. Ông Gou luôn thận trọng trong các mối quan hệ chính trị của mình

Theo Nikkei Asian Review, người sáng lập Hon Hai Precision Industry (còn gọi là Foxconn)Terry Gou được mệnh danh là người luôn biết cách ứng xử với các chính trị gia Trung Quốc. Ngày 26/5, ông Gou đã gặp gỡ Chen Min'er, bí thư tỉnh Quí Châu, tại Big Data Expo 2017 ở Quý Dương, tây nam Trung Quốc: "Rất vui khi được gặp lại ông trong năm nay. Sự phát triển của tỉnh Quí Châu thực sự rất tuyệt vời, có thể khai thác tối đa những công nghệ mới nhất như nguồn dữ liệu lớn, bền vững, hài hoà với môi trường".

Sơ lược đôi chút về Chen Min'er: ông đến từ Chiết Giang, từng là trưởng ban tuyên giáo Chiết Giang vào năm 2002. Đến nay ông đã trở thành người thân cận của một ứng cử viên chủ tịch Trung Quốc và đang được ủng hộ thành đại biểu trong Ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc).

CEO Foxconn lần đầu gặp ủy viên Chen trong chuyến thăm Đài Loan vào năm 2013. Sau đó ông đã ghé thăm tỉnh Quý Châu vài lần và quyết định chọn thủ đô Quý Dương là nơi xây dựng nhà máy lắp ráp máy chủ và smartphone vào năm 2015 và 2016. Các máy chủ được cung cấp cho HP và những hãng khác trong khi điện thoại thông minh lại cung ứng cho các công ty như Huawei Technologies. Bên cạnh việc tạo việc làm cho người dân, nhà máy sản xuất này cũng đã giúp tỉnh thu hút nhiều ngoại tệ. Đầu tư vào Quý Châu là một bước đi khôn ngoan - đã giúp Terry Gou có được mối quan hệ tốt hơn với Chen Min'er, người đàn ông có thể sớm trở thành một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc.

Việc Foxconn xây dựng nhà máy sản xuất tại Quý Châu đã thay đổi bộ mặt của một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc

Chen không phải là chính trị gia duy nhất Gou đã làm quen và tạo dựng mối quan hệ. Ngày 1/3, Chủ tịch tập đoàn Foxconn đã tham dự lễ động thổ nhà máy sản xuất màn hình LCD tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và đã bắt tay làm quen với bí thư Đảng bộ tỉnh Quảng Đông Hu Chunhua. Ngoài ra, Hu Chunhua còn lại người bảo trợ của nguyên chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhưng Terry Gou lại không quan tâm mấy đến việc giữ lại Hồ Cẩm Đào khi ông đã đầu tư 61 tỷ nhân dân tệ (8,97 tỉ đô la) vào nhà máy sản xuất bo mạch chủ, là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ ​​trước tới nay ở tỉnh Quảng Đông. Không dừng lại ở đó, Terry Gou còn là đồng hương Thâm Quyến với chủ tịch Tập Cận Bình khi ông gặp lại Gou vào năm 2013 ngay sau khi lên làm Chủ tịch.

Thâm Quyến đã trở thành nền tảng kinh doanh của Foxconn tại Trung Quốc và công ty đã tăng trưởng nhanh chóng. Bây giờ họ tự hào khi có khoảng 40 nhà máy sản xuất và lực lượng lao động khoảng 700.000 nhân công. Xuất khẩu của công ty ra ngoài Trung Quốc lên tới 115,9 tỷ đô la vào năm 2016, chiếm khoảng 4% tổng giá trị thương mại cả nước. Các nhà lãnh đạo địa phương rất muốn Foxconn thành lập nhà máy ở khu vực của họ để họ có thể ghi điểm với chính quyền trung ương về thúc đẩy việc làm và doanh thu thuế.

Theo một nhà quản lý kỹ thuật của Foxconn cho biết công ty đã yêu cầu các chính quyền địa phương cung cấp các địa điểm thích hợp xây dựng nhà xưởng, tòa nhà. Điện và nước với chi phí ít hoặc không tốn kém, mang lại lợi thế vượt trội so với các đối thủ: "Khi lựa chọn địa điểm cho các nhà máy, chúng tôi đã nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo quốc gia và các ứng cử viên tiềm năng, ngoài tính hợp lý kinh tế. Dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân, công ty thường thành lập nhà máy ở tỉnh Giang Tô. Sau đó, công ty quyết định sản xuất iPhone ở tỉnh Sơn Tây, nơi mà người ta nói hai chính trị gia là Ling Jihua (Lệnh Kế Hoạch) và Bo Xilai (Bạch Hy Lai) đã có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Ling là lực lượng chính trong chính quyền Hồ Cẩm Đào, trong khi Bo được coi là đối thủ của Tập Cận Bình, mặc dù cả hai người này cuối cùng đã mất quyền lực.

Khi Foxconn xây dựng một nhà máy sản xuất iPad ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã có tin đồn nói rằng nhà máy liên quan đến quan chức hàng đầu của tỉnh là Liu Qibao (Trưởng ban Tuyên truyền của Trung ương và là người thân cận với Hồ Cẩm Đào) đã có một cuộc nói chuyện để giúp ông ta có thể trở thành thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị. Theo một lý thuyết cạnh tranh khác cho rằng nhà máy này liên quan nhiều hơn đến mối quan hệ cá nhân của Gou với Chu Vĩnh Khang, một cựu thành viên Bộ Chính trị, người sau đó đã có ảnh hưởng ở Tứ Xuyên nhưng lại mất đi quyền lực không lâu sau đó. Tương tự, lý do đằng sau quyết định sản xuất iPhone tại tỉnh Hà Nam của công ty có thể là do cựu thủ tướng Li Keqiang (Lý Khắc Cường) đề nghị.

Giá trị xuất khẩu của Foxconn trong 20 năm trở lại đây

Tuy nhiên, Foxconn đã gặp nhiều rắc rối trong việc quản lý lực lượng lao động khổng lồ của mình. Hơn 10 công nhân nhà máy ở Thẩm Quyến và những nơi khác đã tự sát vào năm 2010, gây ra một cơn sốt. Công ty tăng tiền lương và cố gắng cải thiện điều kiện làm việc như cho phép người lao động nhập cư sống với bạn bè đồng hương, cắt giảm nhiệm vụ của con người thông qua việc tự động hóa. Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại. Mùa hè năm 2016 là mùa bận rộn cho sản xuất iPhone lại có thêm vụ nhân công tự tử. Ông Gou đã có những quan hệ cá nhân sâu sắc với các chính trị gia Trung Quốc, từ đó ảnh hưởng của ông đối với nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên theo bước đi của Trung Quốc. Nhưng điều gì đã xảy ra trong khi chủ tịch Foxconn tiếp tục làm bạn với chính phủ Trung Quốc, giá trị xuất khẩu của công ty ra quốc tế đã giảm xuống còn 115,9 tỷ đô la vào năm 2016, giảm so với mức đỉnh điểm là 129,5 tỷ đô la vào năm 2012.

Gou có thể nhận ra sự nguy hiểm của việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và đã mua lại nhà sản xuất thiết bị điện tử Sharp (Nhật Bản). Và vào cuối tháng 4, ông đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng thảo luận về điều kiện để được xây dựng nhà máy ở Mỹ. Tại một cuộc họp cổ đông vào ngày 22/6, Gou tuyên bố ông đang cân nhắc đầu tư tổng cộng 10 tỷ USD vào 6 tiểu bang của Hoa Kỳ, bao gồm Wisconsin và Ohio. Đó là dấu hiệu cho rằng ông có thể giải quyết một cách khéo léo với cả chính trị gia toàn cầu và trong nước khi tìm kiếm con đường tăng trưởng tiếp theo cho công ty mình.

Thái Âu

Chủ đề khác