VnReview
Hà Nội

Vì sao Alibaba và Tencent trở thành những nhà đầu tư mạnh nhất Trung Quốc?

Cách đây khoảng 10 năm, Xie Guomin đã tạo ra ngành kinh doanh âm nhạc trực tuyến cho Trung Quốc. Ông mất 8 năm mới giành được giấy phép của hàng ngàn bài hát, xây dựng một thư viện khổng lồ, biến ứng dụng âm nhạc của ông thành kho âm nhạc lớn nhất trong nước.

> Quá trình thống trị Trung Quốc của "vua sao chép" Tencent

>;10 thương hiệu đắt nhất thế giới: Tencent Trung Quốc "chen chân" vào danh sách toàn Mỹ

> Jack Ma muốn Alibaba trở thành thế lực kinh tế thứ 5 thế giới

Tuy nhiên, năm ngoái, Xie đã có quyết định bất ngờ đối với một CEO đang nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường: đó là ký kết sáp nhập 50-50 với một đối thủ nhỏ hơn, ít thành công hơn. Công ty của ông, China Music, có gấp đôi doanh thu và lượng người dùng so với đối tác mới, QQ Music.

Nhưng Xie và đối tác cổ phần tư nhân là Shan Weijian, chủ tịch kiêm CEO của công ty đầu tư PAG trụ sở ở Hong Kong, không còn lựa chọn nào. Sau tất cả, QQ Music do đại gia Internet Tencent Holdings sở hữu. Xie biết rằng những bản quyền mà China Music có rồi cũng sẽ phải đổi mới, thay thế và Tencent có thể dễ dàng vượt qua ông khi thời cơ tới.

"Ngày nay, chúng tôi có nhiều người dùng hơn Tencent", Xie nói tại thời điểm ký kết. "Nhưng nếu họ chọn đối đầu, và nếu họ không cần quan tâm đến tiền, họ có thể thay đổi thị phần nhanh chóng. Họ có thể trả số tiền gấp 10 lần chúng tôi để có nội dung".

Rất ít người có thể nói không với Tencent hay đối thủ lớn hơn, Alibaba Group Holding. Hai đại gia công nghệ này đã tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn và lượng tiền mặt lớn hơn bất kỳ đối thủ nào trong nước, nhờ giá cổ phiếu cao ngất ngưởng và giá trị thị trường khoảng 400 tỷ USD mỗi bên.

Dù hai công ty từng hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau – Tencent thống trị truyền thông xã hội và game, Alibaba trên mảng thương mại điện tử - nhưng họ đều đang cạnh tranh lẫn nhau ở các cơ hội đầu tư. Kết quả là cuộc cạnh tranh khắc nghiệt giữa hai tronng số những công ty phát triển nhanh nhất và giàu nhất thế giới, để thống trị các doanh nghiệp từ trí thông minh nhân tạo đến nội dung Hollywood, phân phối thực phẩm đến fintech, và nghiên cứu gen đến nhận diện giọng nói. Thực tế, họ đang chuyển đổi từ doanh nghiệp công nghệ sang các công ty đầu tư ồ ạt.

Cả hai đều chi hàng tỷ USD vào các vụ thâu tóm lớn trong những năm gần đây. Alibaba đã chi 4,7 tỷ USD cho hãng trình duyệt Trung Quốc UCWeb vào năm 2014, còn Tencent chi 8,6 tỷ USD cho Supercell, nhà sản xuất các video game như "Clash of Clans" của Phần Lan vào năm ngoái. Ngoài những thương vụ lớn, hai bên còn liên tục có những vụ thâu tóm nhỏ hơn. Alibaba đã chi quá 1,72 tỷ USD mua ít nhất 50 startup và các doanh nghiệp nhỏ từ năm 2013. Tencent đã chỉ ít nhất 780 triệu USD trong thời kỳ đó.

Đôi khi cả Tencent và Alibaba đầu tư giống nhau. Nhưng gần đây, họ là đối thủ của nhau. Và khi họ cạnh tranh trên gần như toàn bộ các mảng, họ đang sắp xếp, biến đổi làn sóng sáng tạo ở Trung Quốc – thường sẽ quyết định ai thành công, ai không.

CEO Jack Ma Jun của Alibaba và CEO Pony Ma Huateng của Tencent

Quyền lực thị trường và nền văn hóa "người thắng sẽ có tất cả" của khung cảnh đầu tư công nghệ tại Trung Quốc có thể tốt cho các cổ đông của Alibaba và Tencent, nhưng là tin xấu chho nhiều công ty đầu tư khác. Có lẽ chỉ những công ty đầu tư ngoài đại lục mới đủ sức cạnh tranh nổi, như SoftBank của Tokyo, hãng dẫn đầu quỹ Vision Fund 100 tỷ USD. Nhưng ngay cả SoftBank cũng không có vốn, sức mạnh thị trường và "hiệu ứng halo" mà hai nhà đầu tư hùng mạnh của Trung Quốc có.

Tuy vậy, hậu quả của đế chế Alibaba-Tencent có thể sẽ lớn hơn. Các nhà phê bình nói rằng sự thống trị của họ cuối cùng sẽ có hại cho sự sáng tạo và cạnh tranh tại Trung Quốc.

Nhìn rộng hơn, hai người khổng lồ Alibaba, Tencent – cùng với Baidu, hãng tìm kiếm của Trung Quốc – đã lập thành thế "kiềng ba chân" trên internet. Bộ ba này đã thay đổi hàng trăm triệu cuộc đời ở Trung Quốc. Họ đã tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm, giảm khoảng cách giữa giàu-nghèo và thu hẹp ranh giới giữa nông thôn và đô thị Trung Quốc. Khi Jack Ma Jun, nhà sáng lập của Alibaba, nói về con số phần trăm GDP thế giới mà Alibaba sẽ đóng góp trong những năm tới, đó không phải là lời nói khoác.

Hơn thế nữa, cả Jack Ma của Alibaba và Pony Ma Huateng của Tencent đều có một thứ thế lực mềm còn mạnh hơn cả những cơ quan truyền thông của chính phủ như People's Daily hay Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Chỉ có Bắc Kinh mới mạnh hơn Alibaba và Tencent.

Giá trị thị phần của Alibaba, Tencent, Baidu

Cách đây 20 năm, các công ty tư nhân Mỹ mới là những nhà đầu tư mạnh nhất tại đại lúc, cung cấp tài chính cho các công ty Trung Quốc như China Pacific Insurance và Shenzhen Development Bank, và sau đó lại bán cổ phần khi đã thu về số tiền gấp nhiều lần số tiền ban đầu họ bỏ ra. Đến thời kỳ của những hậu duệ nổi tiếng, những người biết "vốn hóa" mối quan hệ với chính quyền để tiếp cận những thương vụ béo bở mà không một công ty nào biết. Chẳng hạn, một trong những lãnh đạo cấp cao tại Boyu Capital là Alvin Zhang, cháu trai của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Cách đây mấy năm,  Boyu có thể nắm cổ phần lớn trong chuỗi các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay Trung Quốc, nhờ chiến thắng trong một giao dịch mà không  một đối thủ nào giành được.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thế hệ "khôn ngoan" trên đã bị lu mờ. Thay vào đó, thời thế lại đang nằm trong tay của các công ty đầu tư vốn mạo hiểm. Neil Shen, nhà sáng lập của Sequoia Capital China, đã kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng Shen cũng đang mắc kẹt trong cuộc chiến giữa Alibaba và Tencent.

"Nếu bạn hợp tác với một trong số họ để kiếm tiền, thì công ty kia sẽ giết bạn", nhà sáng lập của một startup trí tuệ nhân tạo tại Bắc Kinh, nói về Alibaba và Tencent. Nhà sáng lập này có vốn từ Shen, anh cũng nhận vốn của Alibaba, và anh gần như không thể nhận được gì từ các ngân hàng Trung Quốc, bởi họ xem Alibaba như đối thủ trực tiếp.

Tương tự, khi một doanh nhân thiết lập nền tảng truyền thông bằng tiền của một số nhà đầu tư, trong đó có Tencent, nghĩa là anh ta đã phạm sai lầm chết người.

"Bạn sẽ không có tiền của Alibaba nữa, điều đó có nghĩa Alibaba chắc chắn sẽ cố giết chết bạn", doanh nhân nói. Đó là chuyện bình thường với Alibaba và Tencent, họ đầu tư vào các công ty cạnh tranh và sau đó giết chết những công ty yếu hơn.

Nền văn hóa ở Trung Quốc có thể được miêu tả như sau, người chiến thắng sẽ có tất cả, giết chết tất cả. Nếu JD.com (một đối thủ của Alibaba trong thương mại điện tử) không có được sự chống lưng của Tencent, Alibaba đã giết chết JD.com từ lâu.

Để nhìn nhận rõ hơn cuộc chiến đầu tư đẫm máu này ở các startup Trung Quốc, hãy quan sát ngành kinh doanh giao hàng thực phẩm trực tuyến, giữa ba đối thủ Meituan, Dianping và Ele.me. Ban đầu, Meituan và người sáng lập, Xing Wang, nằm dưới trướng của Alibaba, trong khi Tencent ủng hộ Dianping.

Nhưng theo thời gian, các mô hình kinh doanh của họ đã hội tụ. Meituan sáp nhập với Dianping vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, Alibaba chống lại cuộc hôn nhân của Meituan với một công ty được Tencent hỗ trợ. Alibaba đã bán phá giá cổ phiếu Meituan, gây áp lực giảm giá cho công ty và các nhà đầu tư, bao gồm cả Tencent.

Mạng lưới khổng lồ của Alibaba và Tencent

Những trận đánh khắc nghiệt như vậy có thể xảy ra, một phần vì pháp luật hầu như không có quy định gì. Tại Silicon Valley, điều này khác biệt, ranh giới giữa các doanh nghiệp cốt lõi và các cường quốc FAANG - Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google – rất mờ. Năm ngoái, FAANG chỉ chiếm 5% trong tổng số các khoản đầu tư mạo hiểm, trong khi Alibaba, Baidu và Tencent chiếm 40% đến 50% tổng đầu tư như vậy ở Trung Quốc.

Theo Nikkei, tình thế của Alibaba, Tencent, Baidu ở Trung Quốc có thể so sánh với quyền lực của Microsoft và hệ điều hành Windows vào những năm 1990. Nhưng ngay cả lúc đó, thế độc quyền của Microsoft cũng luôn bị tòa án thách thức.

Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực, như bảo vệ tài sản trí tuệ. Nhưng không có sự thực thi pháp luật cạnh tranh, sự tập trung quyền lực là điều không thể tránh khỏi.

"Tencent và Alibaba đã trở nên độc chiếm, chuyên quyền – gấp 10 lần Microsoft ngày trước", một nhà đầu tư nói. "Đó là vì các nhà quản lý không hiểu nền văn hóa kẻ chiến thắng-sẽ-chiếm--tất-cả".

Hoàng Lan

Chủ đề khác