VnReview
Hà Nội

Kỷ nguyên của Amazon và Alibaba chỉ mới bắt đầu

Nhân chuyện Jack Ma về Việt Nam, Vnreivew xin được chia sẻ một bài viết của trang báo The Economist đăng tải trên Medium.

> Alibaba rót thêm 1 tỷ USD, nắm giữ 83% cổ phần Lazada

> Vì sao Alibaba và Tencent trở thành những nhà đầu tư mạnh nhất Trung Quốc?

Chỉ vài tuần nữa thôi, nhu cầu mua sắm trực tuyến sẽ tăng kỉ lục bởi vào ngày 11/11 tới sẽ là ngày lễ Độc thân diễn ra tại Trung Quốc, bởi sắp tới sự kiện Black Friday cũng sẽ được mở ra và cũng bởi lễ giáng sinh đang gần kề.

Thương mại điện tử đã tăng trưởng ở mức 20% hàng năm trong suốt cả thập kỷ qua, đánh thức các ngành công nghiệp từ Logistics đến hàng tiêu dùng. Không một nơi nào mà tranh luận về việc này diễn ra dữ dội như ở Mỹ, nơi hàng ngàn cửa hàng đã phải đóng cửa trong năm nay và nơi mà cứ 9 công việc lại có một công việc là từ ngành bán lẻ.

Đáng ngạc nhiên là thời kì của mua sắm trực tuyến chỉ vừa mới bắt đầu. Năm ngoái, nó chỉ chiếm khoảng 8,5% chi phí bán lẻ trên thế giới và ở Mỹ con số này là 10%. Ảnh hưởng của nó đến kinh doanh và xã hội là rất lớn. Không chỉ vì người bán lẻ này là những ông chủ lớn và chạm đến rất nhiều ngành công nghiệp mà còn bởi hai đại diện lớn của họ, Jack Ma và Jeff Bezos, người sáng lập Alibaba và Amazon, đã sử dụng điều này để tích lũy thành một hình thức Tập đoàn mới. Câu hỏi đặt ra là sự sáng tạo này sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh hay kiềm chế các nhu cầu?

Trong hai thập kỷ qua, Alibaba và Amazon đã mở rộng mảng kinh doanh của mình tới nhiều lĩnh vực từ máy tính đám mây đến nội dung đa phương tiện. Các phương diện kinh doanh của họ sẽ củng cố lẫn nhau khi người tiêu dùng và các công ty có xu hướng sử dụng nền tảng của họ hơn, sự đa dạng về nguồn doanh thu và sức mạnh nhờ nắm giữ thông tin của hai công ty này cũng sẽ tăng lên. Kết quả là, hai gã khổng lồ sẽ ngồi ở trung tâm của tất cả các hoạt động.

Ở Mỹ, Amazon đang thể hiện rõ sức tàn phá mà một hãng thương mại điện tử đổi mới có thể gây ra cho một thị trường khổng lồ và vững chắc. Ở Trung Quốc, Alibaba cho thấy khả năng một công ty có thể tái định hình lại việc kinh doanh trong một nền kinh tế đang phát triển đột ngột như thế nào. Dù rằng họ sẽ không chinh phục được tất các các ngành công nghiệp mà họ chạm đến nhưng khi mở rộng hơn, họ chắc chắn sẽ đủ sức để thay đổi được nhiều yếu tố ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới cách nhìn khác, đây là điều có lợi cho việc cạnh tranh. Các trang thương mại điện tử như Amazon và Alibaba làm giảm các rào cản trong việc tiếp cận khi cung cấp một con đường tiếp cận đơn giản hơn, chí phí thấp hơn cho các nhà sản xuất để phân phối hàng hóa và tìm kiếm người mua tiềm năng. Các nhà sản xuất địa phương đang thách thức những gã khổng lồ đa quốc gia. Người tiêu dùng được lợi vì họ có thể lựa chọn giữa những sản phẩm đa dạng và chất lượng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, khi các nền tảng thương mại điển tử khổng lồ tăng trưởng, thì lo lắng của họ cũng tăng theo. Với việc tiếp cận nguồn tư bản giá rẻ và dài hạn, Amazon có thể đầu tư vào những thương vụ lớn, bao gồm các nhà kho, trí tuệ nhân tạo hoặc các doanh nghiệp khác như Whole Foods, nhãn hiệu tạp hóa mà họ đã mua lại với giá 13,7 tỷ USD trong năm nay. Những khoản đầu tư này, khi được kết hợp với lượng lớn dữ liệu từ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên nền tảng của họ, thì đồng nghĩa với việc các đối thủ cạnh tranh phải vật lộn để đuổi kịp.

Những kẻ thách thức Amazon nên học hỏi từ Trung Quốc, nơi mà các đổi thủ của Alibaba đang kết hợp lại. Tencent khởi đầu là một công ty Game và Tin nhắn. Giờ nó đang phát triển dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và là cổ đông lớn nhất của JD.com, đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử. JD cũng đang làm việc với các nhà bán lẻ và các công ty công nghệ khác. Vào hồi tháng Tám vừa qua, họ thông báo rằng người mua sắm có thể mua hàng qua Baidu, công cụ tìm kiếm hàng đầu tại Trung Quốc.

Những người-có-khả-năng trở thành đối thủ cạnh tranh của Amazon hẳn nên đi theo lộ trình tương tự, bằng cách bắt tay với các đối tác. Ví dụ, Walmart (một nhà đầu tư khác của JD), có vẻ như đang áp dụng chiến thuật của JD: hỗ trợ việc mua sản phẩm của họ thông qua trợ lý giọng nói của Google để chống lại Alexa của Amazon. Facebook muốn mọi việc dễ dàng hơn cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa thông qua quảng cáo của mình. Và Google, dưới sự sợ hãi của những người ủng hộ quyền riêng tư, đang theo dõi người tiêu dùng để các cửa hàng truyền thống biết được quảng cáo trực tuyến nào có tác dụng. Các công ty Hoa Kỳ có thể sẽ đuổi kịp các đối tác Trung Quốc của mình.

Liệu ngần ấy đã đủ để đảm bảo sự cạnh tranh? Các nhà quản lý cần phải thận trọng. Ngày càng có nhiều thương vụ sáp nhập trong cả thị trường bán lẻ và thị trường sản xuất hàng tiêu dùng, khi mà họ đang tìm kiếm một lực đẩy để đấu với Amazon. Những thỏa thuận giữa các nhà bán lẻ và công ty công nghệ sẽ làm cho các vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Trung Nguyễn

Chủ đề khác