VnReview
Hà Nội

Tên mã hợp đồng tương lai Bitcoin và một vài mẹo nhỏ để kiếm lời từ dạng hợp đồng này

Tên mã;hợp đồng tương lai Bitcoin có ý nghĩa gì và có những cách thức nào giúp bạn kiếm lời từ hợp đồng tương lai Bitcoin? 

> Bitcoin chính thức được Mỹ công nhận là hàng hoá

> Đồng tiền ảo nào sẽ tiếp bước Bitcoin?

> Lý do nào khiến giá bitcoin cao đến mức "điên rồ" như lúc này?

Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Lanre Sarumi, CEO Level Trading Field, một nền tảng tương tác trực tuyến dành cho các chuyên gia công nghiệp tài chính.

Ý nghĩa tên mã hợp đồng

Khi học đọc, bạn bắt đầu với A, B, C. Khi học hát, bạn bắt đầu với đồ, rê, mí. Nhưng khi giao dịch "hợp đồng tương lai" trong thế giới tiền ảo bitcoin, bạn bắt đầu với F, G, H, J, K, M, N, Q, U, V, X, Z, là các chữ cái tượng trưng cho tháng trong năm mà hợp đồng hết hiệu lực, từ tháng 1-12.

Trong một hợp đồng tương lai, hai đối tác thỏa thuận một giá và ngày cố định để mua bán một tài sản. Tháng có ngày giao dịch được biểu tượng hóa bằng các chữ cái trên.

Trên sàn chứng khoán, các sản phẩm được giao dịch cũng có tên mã sản phẩm, ví dụ như mã của dầu đốt nóng (heating oil) là RB, dầu thô (crude oil) là CL. Mã của sản phẩm hợp đồng tương lai bitcoin sẽ giao dịch trên CME Group từ ngày thứ hai tới (18/12) là BTC. Còn hợp đồng tương lai bitcoin sẽ giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai (CFE) của sàn CBOE chủ nhật này (17/12) có tên mã là XBT. Hợp đồng tương lai bitcoin vừa được bổ sung vào danh sách giao dịch của hai sàn giao dịch chứng khoán vào loại lớn nhất thế giới nói trên từ đầu tháng 12 này.

Các hợp đồng bitcoin tháng 1 và 2 năm sau (2018) sẽ có tên mã lần lượt là: BTCF8 và BTCG8. BTC là bitcoin, số 8 tượng trưng cho năm 2018, còn F và G tượng trưng cho tháng. F là tháng 1 và G là tháng 2.

Lợi nhuận từ hợp đồng tương lai bitcoin

Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn muốn giao dịch bitcoin vào tháng 11/2017 thì tên mã của hợp đồng này là gì?

Nếu bạn nói là BTCX7, bạn chỉ đúng một nửa vì đây là một câu đố mẹo. Giờ đã là tháng 12/2017 nên nếu hợp đồng bitcoin tháng 11 có tồn tại thì cũng đã hết hiệu lực.

Ví dụ này dẫn tới một lưu ý rất quan trọng: Nếu bạn có một vị thế mở trong một hợp đồng giao hàng vật lý (đang sở hữu hàng hóa chưa đến ngày giao dịch), bạn phụ thuộc vào việc giao hàng.

Ví dụ, bạn đang ở vị thế dài (giá sẽ lên) trong hợp đồng xăng, vì vậy bạn sẽ muốn sớm thông báo cho bên mua là 42 ngàn gallon RBOB (khoảng 160 ngàn lít) sắp tới kỳ hạn giao hàng. (RBOB-Reformulated Gasoline Blendstock for Oxygen Blending, một thuật ngữ chỉ các hợp đồng tương lai xăng không chì).

Tuy vậy, đối với các hợp đồng tương lai bitcoin trên CME và CBOE thì mặt hàng được thanh toán là tiền. Điều này có nghĩa là vào ngày cuối cùng của hợp đồng, một trong hai bên sẽ trả số tiền chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và giá thanh toán. Nếu giá thanh toán cao hơn giá trị hợp đồng thì người chi trả là người mua và ngược lại, nếu giá thanh toán thấp hơn giá trị hợp đồng thì người bán sẽ chi trả. Đơn vị thanh toán là USD.

Hưởng lợi từ chênh lệch giá theo lịch

Còn nếu bạn muốn kéo dài vị thế tương lai của bạn sau khi hợp đồng tương lai hết hiệu lực? Nếu bạn ở vị thế dài (dự kiến giá sẽ lên), đơn giản là bạn có thể bán nó và mua hợp đồng tháng sau.

Trong thực tế, việc này phức tạp hơn vì mọi hợp đồng trên thị trường sẽ biến động thường xuyên. Nếu bạn không ngại trả thêm một khoản phí đáng kể thì đây thật sự là một quá trình đơn giản. Khi đó, có thể bạn sẽ muốn quá trình hai bước này diễn ra đồng thời.

Về mặt kỹ thuật, quá trình bán hoặc mua một hợp đồng tương lai rồi cùng lúc thực hiện tiến trình ngược lại với một hợp đồng khác (mua hoặc bán) sẽ hết hiệu lực sau đó được gọi là spreading (spread là chênh lệch giữa giá bán và giá mua).

Sự khác biệt duy nhất giữa hai hợp đồng tương lai trên chỉ là ngày hiệu lực nên tiến trình này còn được gọi là chênh lệch theo lịch (calendar spreading hay calendar spread). Nếu bạn kết thúc quá trình này với các vị thế đối lập nhau trong hai hợp đồng thì bạn sẽ được hưởng một khoản chênh lệch theo lịch.

Những nhà buôn tương lai thường thực hiện nhiều spreading, một số vì mong đợi một vị thế hiện tại vào tháng sau, số khác vì muốn kiếm lời từ chênh lệch giá giữa hai tháng.

Ví dụ, bạn biết được thông tin tháng 3/2018 sẽ xảy ra một hard fork trong blockchain bitcoin (một sự nâng cấp phiên bản giao thức bitcoin ở tất cả người dùng để hợp lý hóa các giao dịch không hợp lệ trước đó). Bạn nghĩ rằng kết quả của hard fork này sẽ là hợp đồng tháng 4 có giá trị cao hơn hợp đồng tháng 3. Khi đó, bạn có thể cùng lúc làm hai việc: bán hợp đồng tháng 3 và mua hợp đồng tháng 4. Bạn sẽ có lời nếu giả thuyết trên đúng và bạn có thể giao dịch hiệu quả hai hợp đồng trên sát nhau nhất có thể về thời gian.

Một số nhà buôn sẽ thành công trong quy trình này với chi phí rất nhỏ, còn số khác thì chi phí rất lớn. Nhóm đầu tiên là những nhà buôn tần suất cao và sử dụng máy tính nhanh. Nhóm thứ hai thường là những kẻ chìm đắm trong sự hào phóng (không quá khác biệt với những độc giả của bài viết này!).

Trong sự tìm kiếm không có hồi kết để giúp đỡ các nhà buôn chứng khoán và kiếm lời từ việc đó, các sàn giao dịch tương lai đã giúp chúng ta đơn giản hóa tiến trình trên. Theo đó, bạn được phép mua hoặc bán khoản chênh lệch như một hợp đồng duy nhất. Sàn giao dịch sẽ đảm nhận việc thực hiện quá trình này như một nghiệp vụ bình thường để đảm bảo nhà buôn đạt được hai vị thế cùng lúc. Hai vị thế đó được gọi là chênh lệch theo lịch trên sàn (exchange-traded calendar spread). Nếu tiến trình hai bước này do chính bạn thực hiện thì nó sẽ được gọi là chênh lệch theo lịch tổng hợp hay nhân ttạo (synthetic calendar spread).

Các chênh lệch được giao dịch trên sàn cũng sẽ có tên mã sản phẩm của chúng. Tại CME, mã sản phẩm của chênh lệch theo lịch cho tháng 3/4 năm 2018 là BTCH8-BTCJ8 (hợp đồng tháng ba "trừ" hợp đồng tháng tư). Về cơ bản, chênh lệch theo lịch luôn có vị thế dài (giá lên) trong tháng đầu và vị thế ngắn (giá xuống) trong tháng sau. Trong ví dụ hard fork ở trên (nếu bạn giả định giá sẽ lên), mục tiêu của bạn là bán hợp đồng tháng 3 rồi mua hợp đồng tháng 4 thì đơn giản là bạn chỉ cần bán chênh lệch BTCH8-BTCJ8.

(Ảnh: CME Group)

Sẽ có nhiều việc cần làm nếu bạn là người mới với các hợp đồng tương lai. Theo CEO Lanre Sarumi (tác giả bài viết này), để có được giấy chứng nhận "nhà buôn tương lai được công nhận" (Certified Futures Trader) thì bạn cần học thêm một số khái niệm như: chênh lệch con bướm, các loại chênh lệch kên kên (condors spread), chênh lệch hộp (box spreads), chênh lệch xuyên hàng hóa (inter-commodity spread), các giới hạn giá, kích cỡ hợp đồng, dao động giá tối thiểu và giá trị của nó (tick size và tick value)…

Steve Trần (Theo Coindesk)

Chủ đề khác