VnReview
Hà Nội

Google bị kiện 3,7 tỷ USD vì các cáo buộc vi phạm đạo luật GDPR

26/5 là ngày đầu tiên Quy định bảo vệ dữ liệu của Châu Âu (General Data Protection Regulation – GDPR) bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ trên internet đã phải thay đổi các chính sách quyền riêng tư và thu thập dữ liệu để tuân thủ GDPR, thì vẫn có một số công ty bị phản ánh là chưa thực hiện, hoặc thực hiện nhưng chưa đủ, chẳng hạn như Google và Facebook.

Đó là lí do mà nhà hoạt động bảo vệ quyền riêng tư của Áo – ông Max Schrems – đang kiện Google số tiền 3,7 tỷ USD vì không chấp hành đúng luật GDPR. Ngoài Google, Chrems cũng đang kiện Facebook và các công ty con (Instagram và WhatsApp) với số tiền lên đến 3,9 tỷ USD.

Mặc dù Google đã thực hiện khá nhiều thay đổi chuyên sâu đối với chính sách bảo mật của mình (Facebook,Instagram và WhatsApp cũng đã làm tương tự) nhưng Schrems vẫn cho rằng công ty đang vi phạm GDPR vì sử dụng chính sách "tất cả hoặc không có gì", tức là công ty vẫn chỉ cung cấp cho người dùng hai sự lựa chọn, một là chấp nhận tất cả chính sách họ đưa ra, hai là không được sử dụng dịch vụ do họ cung cấp.

Một phần các quy chế của GDPR nêu rõ ràng rằng người dùng có quyền chọn tham gia hoặc không tham gia các chính sách cụ thể mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra về quyền riêng tư hoặc thu thập dữ liệu, chứ không buộc phải chấp nhận tất cả hoặc không được sử dụng dịch vụ như các nhà cung cấp đang làm. Và Schrems lập luận rằng các công ty mà ông nêu tên đã vi phạm đạo luật này bằng những chính sách quá ràng buộc của họ.

Shrems nói rằng, ở thời điểm hiện tại, nếu bạn không chấp nhận tất cả các chính sách nhà cung cấp đưa ra, bạn sẽ không thể sử dụng Google,Facebook, Instagram,WhatsApp hay thậm chí là các thiết bị Android.

Google và Facebook đã ban hành các tuyên bố để đối phó với các vụ kiện trên, theo dự đoán thì sẽ là các tranh chấp về khoản phí phạt. Trong lời tuyên bố của mình trước đạo luật GDPR, Google đã phát biểu rằng;: "Chúng tôi đã xây dựng quyền riêng tư và bảo mật cho các sản phẩm của mình từ những giai đoạn đầu tiên, và chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định về GDPR mà EU đưa ra".

Một phát ngôn viên của Facebook đã phủ nhận mọi cáo buộc của công ty và cho biết rằng "Chúng tôi đã chuẩn bị trong suốt 18 tháng qua để đảm bảo chấp hành đúng các yêu cầu của GDPR".

Mặc dù các luận điểm mà Schrems đưa ra có phần hợp lí, nhưng chúng ta vẫn chưa rõ các nhà chịu trách nhiệm thực thi đạo luật GDPR sẽ xử lí như thế nào. Đa phần các trường hợp pháp lý như thế này thường sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian, chính vì vậy chúng ta phải chờ các quyết định từ EU mới có thể nói được kết quả của vụ kiện lần này.

Trần Vũ Đức

Chủ đề khác