VnReview
Hà Nội

WWDC 2018 sẽ là thời điểm để Siri tỏa sáng?

Từ nhiều năm nay, Apple vẫn luôn sắp xếp lịch trình ra mắt rất gọn gàng tại các sự kiện WWDC của hãng. Đó là iOS, hệ điều hành chủ chốt hiện đại của công ty. Đó là MacOS, trụ cột lịch sử của công ty. Và WatchOS và tvOS, cả hai vẫn đang hoạt động. Chừng đó là một lượng lớn các chức năng phần mềm được thông báo cùng một lúc.

Tuy nhiên, tại bài phát biểu của WWDC năm nay, diễn ra vào thứ Hai (4/6 theo giờ Mỹ), tin tức về tất cả bốn hệ điều hành này sẽ ít hơn những tin tức về Siri, trợ lý giọng nói của Apple.

Siri không phải là một hệ điều hành theo nghĩa truyền thống. Đó là một tính năng mở rộng tất cả các sản phẩm Apple và phần lớn sống trong đám mây thay vì tự chạy trên các thiết bị. Nhưng cuộc chiến nền tảng lớn nhất của công nghệ cá nhân đang diễn ra giữa các dịch vụ hỗ trợ giọng nói ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), với các đối thủ như Alexa của Amazon, Google Assistant và Cortana của Microsoft. Và trong bất kỳ phân tích nào, thì Apple vẫn là một kẻ yếu kém so với Amazon và Google.

Siri không chỉ thua các trợ lý giọng nói của đối thủ về những việc hữu ích nó có thể làm mà còn lép vế trước khả năng hiểu biết sâu hơn về các lệnh nói. Siri còn là một sự thật đáng xấu hổ rằng rằng Apple rất kém cỏi về khoản AI, ít nhất là so với Amazon, Google, và Microsoft. Giống như hầu hết các sự thật, điều đó không nhất thiết phải đúng với thực tế, năng lực truyền thống của Apple đã tiết lộ nhiều về những nỗ lực nghiên cứu của công ty, cho thấy hãng đặc biệt khó tiến bộ trong mảng AI. Tuy nhiên, khi công ty có những bước tiến lớn, nhiều khả năng những tiến bộ này sẽ xuất hiện trong Siri.

Phóng viên Mark Gurman của hãng tin Bloomberg đã có trong tay một báo cáo về sự kiện WWDC, cho thấy bài phát biểu tại WWDC sẽ không mắc kẹt trong những nhóm "tin tức quan trọng truyền thống" của Apple. Nhưng thông tin của Gurman cũng không đề cập nhiều đến Siri; sẽ không có gì sốc nếu WWDC giới thiệu những tiến bộ cho một dịch vụ mà Apple đã cố giữ bí mật.

Theo phân tích của trang Fast Company, sự kiện ngày 4/6 sẽ có thể có những tiết lộ sau:

Sự tham gia của bên thứ ba

Apple đã mở Siri cho có những chức năng hữu ích do các công ty khác cung cấp: Chẳng hạn, bạn có thể nói với Siri để gọi Uber, nói với Siri để bật bóng đèn, hoặc gửi tin nhắn trong WhatsApp. Nhưng Apple là một công ty luôn thích tự kiểm soát trải nghiệm hơn là cung cấp dịch vụ cho các bên thứ ba. Và Apple đã trì hoãn việc biến trợ lý của mình thành một hệ sinh thái. Thay vào đó, Amazon, với các tính năng như cho phép các nhà phát triển thứ ba tính phí nội dung trong Alexa, đã xây dựng một nền tảng giống như "hệ điều hành iOS bằng giọng nói". Apple có thể không quan tâm đến việc mở Siri như Alexa, nhưng hãng sẽ không bao giờ bù đắp được khoảng thời gian đã mất, trừ khi Apple cho phép các công ty khác giúp dạy cho Siri những thủ thuật mới.

Amazon, Google và Microsoft đều đang mở rộng nền tảng giọng nói của họ bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất khác kết hợp dịch vụ của họ vào các thiết bị mới — chẳng hạn như các màn hình thông minh tích hợp Google Assistant và máy tính xách tay cài Alexa. Apple có thể không theo đuổi chiến lược này. Nhưng có tin đồn chúng ta có thể sẽ được chứng kiến ít nhất là một diễn giả Siri đến từ Beats. Ngoài ra, Siri sẽ tích hợp vào xe hơi – một lĩnh vực mà Apple đã cho phép Siri liên doanh vào phần cứng của bên thứ ba.

Loa Homepod

Từ khi Apple công bố HomePod, mọi người đã được nhắc nhở rằng hoạt động quan trọng nhất trên loa thông minh là nghe nhạc. Điều đó cho phép Apple tập trung vào chất lượng âm thanh và biến thiết bị của mình thành một đối thủ trực tiếp với Amazon Echo và Google Home, cả hai đều chú trọng đến sự tự động hóa tại gia và các khả năng khác. Rất có thể, Apple đang nhấn vào loa trong khi hãng đang suy tính cho Siri một ngữ cảnh mới mà lĩnh vực loa thông minh yêu cầu. Bài phát biểu ngày 4/6 tới, một năm sau khi HomePod ra đời, sẽ là một địa điểm lý tưởng để thể hiện các tính năng mới, nhấn mạnh tính thông minh trong loa thông minh.

Các vấn đề về riêng tư

Như Tim Cook thích nhấn mạnh, Apple là doanh nghiệp bán phần cứng chứ không phải quảng cáo, nghĩa là Apple có ít động lực trong việc thu thập dữ liệu của khách hàng và thu thập dữ liệu theo cách mà mọi người có thể coi là vi phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, công ty phải cân bằng cách tiếp cận này với thực tế là AI yêu dữ liệu; AI càng biết nhiều về chúng ta, sẽ càng thông minh hơn. Hy vọng Cook và Apple sẽ vẫn nuôi dưỡng sự riêng tư và nhắc lại lập trường cứng rắn của Apple trong bài phát biểu WWDC năm nay — hơn bao giờ hết — nhưng họ đồng thời phải cho thấy Siri hiểu tốt hơn về chúng ta.

Xóa bỏ hình ảnh về một Apple Siri "chậm tiến"

Có một điều chắc chắn, Apple đang gánh trên vai một gánh nặng hình ảnh về một Apple chậm tiến với AI. Tuy nhiên, thế giới cũng có thể hiểu Apple đang rất nghiêm túc trong nỗ lực gỡ bỏ hình ảnh đó, khi John Giannandrea –một cựu giám đốc của Google AI, đã gia nhập công ty có trụ sở ở Cupertino một vài tháng trước – và sẽ xuất hiện trên sân khấu vào thứ Hai. Mặc dù ảnh hưởng của ông đối với các nền tảng của Apple sẽ không thực sự được cảm nhận cho đến hội nghị năm tới, ông mới có thể bắt đầu "khoe" về một tầm nhìn mới.

Phần lớn những gì Apple cần làm với trí tuệ nhân tạo là nỗ lực trong cuộc cạnh tranh. Nhưng sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu Siri AI xuất hiện ở những nơi không ai mong đợi. Tại I/O, Google đã làm điều đó với Duplex, tính năng mới được thiết kế để Google Assistant gọi các doanh nghiệp địa phương và tương tác với con người, thực hiện những việc như lập lịch cắt tóc. Apple có thể không làm như thế, nhưng nếu Apple thể hiện cho mọi người thấy Siri đang làm một cái gì đó tạo ra hình ảnh Apple vừa hoàn toàn mới lại vừa cổ điển, đó sẽ là cách tốt nhất có thể để WWDC 2018 trở nên đáng nhớ.

Hoàng Lan

Chủ đề khác