VnReview
Hà Nội

Việt Nam giảm được 4% tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm

Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) vừa tổ chức họp báo ở Hà Nội công bố báo cáo điều tra về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu.

Kết quả từ báo cáo cho thấy tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam trong năm 2017 đã giảm được 4 điểm phần trăm xuống còn 74% so với con số 78% trong năm 2016.

Theo đánh giá của BSA, mức giảm vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam trong năm qua chủ yếu đến từ quá trình mở cửa thị trường, thực thi luật và tuyên truyền về việc tôn trọng bản quyền từ các cơ quan nhà nước.

Bà Sheryl Lee, đại diện BSA phát biểu tại buổi côcng bố báo cáo vi phạm bản quyền phần mềm tố chức sáng nay (12/6) ở Hà Nội.

Bà Sheryl Lee, đại diện BSA phát biểu tại buổi công bố báo cáo vi phạm bản quyền phần mềm tổ chức sáng nay (12/6) ở Hà Nội.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm suy giảm cũng có tác động từ những thay đổi của xu hướng thị trường. Số lượng cơ sở bán lẻ máy máy tính quy mô nhỏ đã giảm trong khi các hệ thống bán lẻ lớn tăng lên. Thông thường, mức độ vi phạm bản quyền phần mềm cài sẵn bên trong các máy tính mới bán từ các cửa hàng bản lẻ quy nhỏ sẽ cao hơn so với hệ thống lớn.

Ngoài ra, BSA cũng cho rằng các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền cũng thúc đẩy một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp.

Tuy nhiên, báo cáo của BSA cho rằng tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện tại vẫn ở mức cao so với tỷ lệ phạm bản quyền của khu vực châu Á (57%) và toàn cầu (37%).

Trong năm 2017, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam ước tính gây thiệt hại khoảng 492 USD cho các công ty phần mềm, giảm nhẹ so với con số thiệt hại trong năm 2015 là 598 triệu USD, theo báo cáo của BSA.

Trong năm 2018, các chuyên gia dự đoán tỷ lệ bản quyền phần mềm máy tính của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm do việc mở cửa hội nhập và thực thi bản quyền từ các cơ quan chức năng. Đáng chú ý trong năm 2018, Bộ Luật hình sự sửa đổi có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự với các doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm và sở hữu trí tuệ nói chung sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018. Đây là lần đầu tiên Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự với các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, hành vi trước đây chỉ xử phạt hành chính.

TT

Chủ đề khác