VnReview
Hà Nội

Những trò bẩn thỉu của Facebook chỉ là chuyện “xưa rồi Diễm” ở thung lũng Silicon

Những chiến dịch truyền thông bẩn nhằm hạ bệ uy tín đối thủ và đánh lạc hướng dư luận của Facebook trong các vụ bê bối gần đây vốn không phải là chiêu thức mới của các công ty ở thung lũng Silicon. Microsoft và Google cũng đã từng áp dụng những chiến thuật tương tự khi bị giới báo chí theo đuổi.

Cách Facebook đối mặt bê bối: Trì hoãn, chối bỏ, chơi bẩn

Dưới đây là một bài viết khá thú vị về chủ đề này của Nikasha Tiku, cây bút chuyên về văn hóa và công nghệ ở thung lũng Silicon. Bài được đăng tải trên Wired gần đây.

Năm 1999, CEO Oracle là Larry Ellison nghi ngờ Microsoft bí mật tài trợ cho các nhóm ủng hộ độc lập đã lên tiếng bảo vệ Microsoft giữa một vụ điều tra chống độc quyền đang nóng lúc bấy giờ. Để truy tìm bằng chứng, công ty luật của Oracle đã thuê một nhà điều tra riêng là Terry Lenzner đến từ thủ đô Washington DC, người đã "đào bới" lại hồ sơ vụ các nạn nhân nữ kiện cựu tổng thống Bill Clinton. Lenzner đã tìm được những biên nhận liên quan tới Microsoft và Viện Độc lập (Independent Institute), bao gồm một hóa đơn thanh toán cho viện về hai khoản: một tờ báo nguyên khổ và hỗ trợ vị thế của Microsoft. Các phóng viên nhanh chóng nắm được vụ việc: Lenzner đã trả tiền cho một người bảo vệ để tìm kiếm bằng chứng trong thùng rác của gã khổng lồ phần mềm.

Nhà điều tra tư nhân Terry Lenzner (trái), một trong những người đàn ông đáng sợ nhất ở Washington vi đã vạch trần nhiều bí mật của các công nhân trí thức (Ảnh chụp năm 2016 của Bisnow)

Tại một hội thảo báo chí không liên quan tới Oracle, khi được hỏi về kịch bản bị điều tra ngược lại, Ellison đã trả lời là, ông chỉ vừa mới biết được thủ thuật "bẩn" của Microsoft, và ông bào chữa cho sứ mệnh của mình là một thứ dịch vụ công: "Tất cả những gì chúng tôi đã làm là cố gắng lấy được các thông tin bị che giấu và lôi chúng ra ánh sáng".

Cách làm của Oracle có thể đáng ghê tởm nhưng nó không có gì lạ. Lenzner đã có hàng tá khách hàng ở thung lũng Silicon, trong số này có cả Microsoft mà CEO của hãng (lúc đó là Bill Gates) đã từng kích động một chiến dịch thầm lặng chống lại một phóng viên chính trị vài năm trước đó. Cuối cùng, mọi người đã hiểu được là, nếu bị thách thức, các công ty công nghệ sẽ đương đầu với giới quan hệ công chúng doanh nghiệp bằng lòng nhiệt tình của một chiến dịch chính trị - hạ bệ những lời chỉ trích, tăng cường liên minh với các đối thủ, và chuyển hướng các cuộc điều tra tường tận sang các đối thủ cạnh tranh.

(Ảnh: Jim Richardson)

Vài thập kỷ sau, các tay chơi thống trị thị trường đã tinh chỉnh chiến thuật của mình. Một ví dụ gần đây nhất là nỗ lực của Facebook trong việc làm mất tín nhiệm những lời chỉ trích bằng một chiến dịch PR đồng thời hai mục đích: vừa tấn công George Soros bằng những mỹ từ bài Do Thái vừa phàn nàn rằng chính những cuộc tấn công vào Facebook cũng mang tính bài Do Thái, theo một cuộc điều tra của New York Times. Bài viết của New York Times kể về cách công ty điều tra ngược của Đảng Cộng hòa mà Facebook thuê, Definers, đã sử dụng Mạng lưới NTK, "cửa hàng tin tức giả" để lan truyền những câu chuyện tích cực về Facebook và những câu chuyện tiêu cực về các đối thủ cạnh tranh của nó, kể cả khi Facebook đã thề sẽ dọn dẹp tin giả trên nền tảng của mình.

Trong vô số scandal mà Facebook đã và đang gặp phải, bài viết của New York Times là một trong những cú đánh đau đớn nhất.

Việc Facebook sẵn sàng chơi trò bẩn đặt ra những câu hỏi lớn hơn, không chỉ về nghệ thuật bóng tối mà các gã khổng lồ công nghệ đang thực hiện, mà còn về những vấn đề như: Vì sao chúng ta kỳ vọng một cái gì đó khác biệt? Khi lợi nhuận hoặc sự tăng trưởng của mình bị thách thức, Facebook và những người anh lớn của nó đã vay mượn những thủ thuật từ những công ty giàu sụ ở những ngành như thuốc lá và dầu mỏ để lừa dối các nhà làm luật, tài trợ cho các chuyên gia của họ và xúc tiến việc ngăn cản luật pháp. Facebook đã thực hiện chiến dịch đó trong một lần thành công đến mức mà vốn hóa thị trường của nó đã vượt qua cả tổng vốn của Exxon và Altria vào mùa hè này.

Điều khác biệt ở đây là cách mà những ông lớn công nghệ (Big Tech) che đậy chính mình trong những phép ẩn dụ lý tưởng về tự do hóa thông tin, kết nối thế giới, lan truyền dân chủ, kể cả khi trong trường hợp của Facebook, nó đã phớt lờ vụ diệt chủng ở Myanmar, coi thường luật nhà ở công bằng, và hướng dẫn cho người sáng lập WhatsApp đánh lạc hướng các nhà làm luật chống độc quyền.

(Ảnh: Cassandra Pages)

Qua những khoảnh khắc cảm thấy tốt như Mùa xuân Ả rập, mọi người đã tin tưởng họ. Ngay cả lúc này đây, trong một phản ứng tàn nhẫn, Facebook vẫn hưởng lợi từ câu chuyện đã được điều chỉnh. Trong câu chuyện mới, tay họ chỉ vừa mới nhúng chàm. Không có nhà làm luật nào muốn niềm hy vọng kinh tế tốt nhất của Hoa Kỳ gặp khó khăn nữa.

Nhưng mọi sự tính toán sẽ thay đổi nếu Big Tech được xem như là một hứng thú ổn định. Hãy thử xem xét vấn đề sau: quảng cáo chính trị trực tuyến có nên bao gồm việc tiết lộ tài chính cho chiến dịch giống như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác không? Hồi tháng 4 năm nay, Facebook và Google đã đồng ý ủng hộ dự luật đề xuất yêu cầu công khai tài chính. Tuy vậy, trước đó vào các năm 2010 và 2011, cả hai đều đã vận động hành lang để chống lại việc này. Quan điểm của họ là: quảng cáo trực tuyến quá nhỏ để cho người dùng biết ai đang trả tiền cho họ.

Google's Playbook

Sự thật là, nếu bạn tua lại cuộn băng cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, sự vụng về có tính chính trị của Facebook lại không giống như một sự lừa dối mới của Big Tech mà giống với một phiên bản tệ hại của Google hồi năm 2011 hơn. Việc người khổng lồ tìm kiếm trở thành đề tài thảo luận của lưỡng đảng ở Washington đến từ một cuộc điều tra chống độc quyền của Google do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) thực hiện. Vài ngày sau khi cựu chủ tịch Google Eric Schmidt bị "làm thịt" trên Capitol Hill, Google đã lôi kéo được nhiều blogger bảo thủ ở Quỹ Di sản (Heritage Foundation, viện cố vấn chính sách công bảo thủ ở thủ đô Washington). Theo thời gian, vụ việc đã trở thành một chiến dịch được dàn xếp, các chuyên gia được chi tiền để chuyển hướng sự chỉ trích từ các chính sách làm tổn hại Google sang những vấn đề như chống độc quyền, quyền riêng tư, trách nhiệm về nội dung trên nền tảng này.

(Ảnh: Digital Trends)

Trong chiều hướng đó, câu chuyện giám đốc hoạt động Facebook Sheryl Sandberg đào bới "động lực tài chính" của Soros mỉa mai ở chỗ, Big Tech đã kiểm soát các tranh luận công chúng - từ những cuộc điều trần gần đây về các nền tảng công nghệ độc quyền đến trọng tâm về do thám chính phủ nhiều hơn là do thám doanh nghiệp.

Hãy xem xét số phận của Học viện Các Thị trường Mở (Open Markets Institute), một tiếng nói lớn về việc kiểm soát bằng các quy định chống độc quyền ở Big Tech, một trong những nhóm mà Definers cố gắng hạ uy tín. Open Markets từng là một phần của viện cố vấn Nước Mỹ Mới (New America) mà Eric Schmidt là nhà tài trợ lớn. Trong lúc như thế, sự tương đối của họ được xem như là một ví dụ mà việc tài trợ công nghệ và sự chỉ trích công nghệ có thể cùng tồn tại. Điều đó đã diễn ra cho đến khi Schmidt nổi giận trước việc Open Markets ca ngợi khoản tiền phạt chống độc quyền 2,5 tỉ euro mà Liên minh châu Âu dành cho Google. Chẳng bao lâu sau, New America và Open Markets đường ai nấy đi.

Phần nhiều trong sự PR tích cực xung quanh thung lũng Silicon được cho là một món quà từ những người tiêu dùng được thỏa mãn và giới truyền thông công nghệ mắc bệnh cận thị. Nhưng những sai sót nhỏ như của Sandberg và Schmidt đã cho thấy cái mà những công ty hùng mạnh nhất giới sẽ nhận được khi theo đuổi thói đạo đức giả.

Theo cách nào đó, tỷ phú Peter Thiel, cố vấn của Zuckerberg, đã từng dự báo được tấm giấy thông hành miễn phí mà Facebook sẽ dùng để vượt qua con đường phía trước (Peter Thiel cũng là cố vấn công nghệ của tổng thống Donald Trump và là nhà đầu tư mạo hiểm của hơn 80 công ty ở thủ đô công nghệ Silicon lẫn trên thế giới).

tỷ phú Peter Thiel, cố vấn của người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, cố vấn công nghệ của tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Andrew Harrer)

Tháng 2 năm 2009, Facebook đang tăng trưởng với tốc độ phi mã. Tháng tiếp theo, Nielsen báo cáo, sự phổ biến của Facebook đã lần đầu tiên thúc đẩy mạng xã hội vượt qua email về tổng thời gian sử dụng. Cuối năm đó, nhờ một công cụ tiết kiệm chi phí giảm tải việc phiên dịch cho người dùng, Facebook có thêm một triệu người dùng mới mỗi ngày tại 180 quốc gia, theo David Kirkpatrick trong cuốn Hiệu ứng Facebook (Facebook Effect).

Giữa lúc Facebook đang mở rộng nhanh chóng, Thiel đã nói với Kirkpatrick rằng, công ty sẽ tránh được sự can thiệp của chính phủ. "Facebook sẽ có được số chỗ dựa chính trị và pháp lý tối đa trong một thế giới mà nó được xem là thân thiện và không bị đe dọa. Tôi xem đây là một tín hiệu đầy hy vọng mà công ty đã cố gắng tiến bộ nhiều nhất có thể, và nhận được ít sự chống đối nhất có thể. Chúng ta đang đứng trước 175 triệu người [và] không có nhà vận động hành lang nào ở Quốc hội tranh luận để đóng cửa Facebook".

Nhà đầu tư đi ngược chiều Peter Thiel cũng đã đưa ra những dự báo khác trong cuốn sách của Kirkpatrick, với những giả thuyết như: Facebook sẽ trở thành "biểu hiện thuần khiết nhất của sự toàn cầu hóa tốt đẹp", hay giá trị chủ chốt của mạng xã hội này sẽ là đưa thêm "sự khoan dung" vào thế giới đã toàn cầu hóa.

Gần một thập kỷ sau, có vẻ như ảnh hưởng của Facebook đến nhân loại, và quan điểm của Thiel về toàn cầu hóa đã không còn đúng nữa. Dù vậy, câu nói của Thiel về những công ty tăng trưởng nhanh lại tỏ ra đúng đắn về mặt tiền bạc.

Linh Trần

https://www.wired.com/story/facebooks-dirty-tricks-nothing-new-tech/?fbclid=IwAR3PCKgdekbal5Oqmjw_RaV59aB_lWCoxWZP1H2FmUvgtDQoO5r0OzhnTpk&mbid=social_fb&utm_brand=wired&utm_campaign=wired&utm_medium=social&utm_social-type=owned&utm_source=facebook


Chủ đề khác