VnReview
Hà Nội

Lo ngại bị lạm dụng, Google tuyên bố không bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt

Google không muốn bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt vì sợ nó sẽ bị lạm dụng cho những mục đích xấu.

Lo ngại bị lạm dụng, Google tuyên bố không bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt

Theo;Techcrunch, trong những tháng gần đây, áp lực đã gia tăng cho các công ty công nghệ lớn để phát triển các chính sách mạnh mẽ liên quan đến nhận dạng khuôn mặt. Microsoft hiện đang đi đầu trong lĩnh vực này, công ty hứa hẹn sẽ đưa ra các chính sách chặt chẽ hơn. Họ kêu gọi xây dựng các quy định chung và yêu cầu các công ty khác tuân  theo.

Trong một bài đăng blog về trí tuệ nhân tạo, SVP Kent Walker của Google cam kết sẽ không bán các API liên quan đến công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Vị giám đốc điều hành này trích dẫn mối quan tâm về cách công nghệ có thể bị lạm dụng cho các mục đích xấu.

Walker viết: "Công nghệ nhận dạng có lợi ích trong các lĩnh vực như công nghệ và công cụ hỗ trợ mới để giúp tìm kiếm người mất tích. Nó cũng hứa hẹn mang đến nhiều ứng dụng hấp dẫn khác trong tương lai. Tuy nhiên, giống như các công nghệ có nhiều mục đích sử dụng khác, nhận dạng khuôn mặt cần phải được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo việc sử dụng nó phù hợp với các nguyên tắc, giá trị của chúng tôi và tránh lạm dụng nó vào những việc có hại. Chúng tôi tiếp tục hợp tác với nhiều tổ chức để xác định và giải quyết những thách thức này. Không giống như một số công ty khác, Google Cloud đã chọn không cung cấp API nhận dạng khuôn mặt đa năng trước khi thực hiện các câu hỏi chính sách và công nghệ quan trọng".

Trong một cuộc phỏng vấn trong tuần này, CEO Sundar Pichai cũng có ý kiến tương tự khi nói về vấn đề đạo đức trong phát triển AI. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng công nghệ không phải đi theo hướng tạo ra sản phẩm rồi sau đó nghĩ cách khắc phục nhược điểm của nó. Tôi không nghĩ đó là một cách đúng đắn". Sundar Pichai cũng cho rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận thức được AI còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.

ACLU (Liên đoàn tự do dân sự Mỹ), đã đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ về quyền riêng tư và các mối quan tâm về chủng tộc, tán thành tuyên bố này. Tuy nhiên, sắp tới, tổ chức sẽ tiếp tục gây áp lực lên các công ty lớn này.

Nicole Ozer cho biết:"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát Google để đảm bảo công ty không phát triển hoặc bán một sản phẩm giám sát khuôn mặt vi phạm nhân quyền và quyền riêng tư. Chúng tôi cũng gửi lời kêu gọi mới tới Amazon và Microsoft để không cung cấp công nghệ giám sát khuôn mặt cho chính phủ. Các công ty có trách nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm của họ sẽ không được sử dụng để tấn công cộng đồng và gây tổn hại đến các quyền và tự do dân sự - đó là trách nhiệm của tất cả công ty trong thời gian tới".

Tổ chức này đã đưa ra những lời chỉ trích đặc biệt gay gắt đối với Amazon và phần mềm Rekognition của của công ty. Tuần này, Aamzon cũng đã nộp bằng sáng chế cho một hệ thống chuông cửa thông minh sử dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định những người đột nhập nghi vấn.

Bạch Đằng

Chủ đề khác