VnReview
Hà Nội

Huawei không thuộc sở hữu 100% của nhân viên, có liên quan đến nhà nước?

Một cuộc điều tra mới đây cho thấy tuyên bố của Huawei về việc công ty thuộc 100% sở hữu của nhân viên có thể không đúng sự thật, và cũng không loại trừ có sự tham gia của nhà nước Trung Quốc.

Huawei không thuộc sở hữu 100% của nhân viên, có liên quan đến nhà nước?

Theo Technode, một bài báo nghiên cứu gần đây đã trình bày nghiên cứu về cấu trúc sở hữu của Huawei. Bài báo được công bố hôm thứ Hai, bác bỏ tuyên bố của Huawei rằng công ty được sở hữu hoàn toàn bởi các nhân viên. Bài báo này nói rằng danh tính của các chủ sở hữu thực sự là không xác định, và có thể bao gồm cả chính phủ Trung Quốc.

Được ủy quyền bởi Donald Clarke của Đại học George Washington và Christopher Balding của Đại học Fulbright Việt Nam, bài báo cho biết Huawei thuộc sở hữu hoàn toàn của một công ty cổ phần, trong đó 99% được nắm giữ bởi một "pháp nhân" được gọi là Ủy ban công đoàn thương mại. Các tác giả của bài viết cho biết nếu Huawei được điều hành như một tổ chức điển hình như vậy ở Trung Quốc thì có thể hiểu gã khổng lồ thiết bị viễn thông được sở hữu và kiểm soát bởi chính phủ.

Theo báo cáo được công bố trên nền tảng nghiên cứu Social Science Research Network (SSRN) thì những người trong Ủy ban công đoàn thương mại không được lựa chọn bởi người lao động. Những người này có lòng trung thành với các tổ chức công đoàn cấp trên, đến tận Liên đoàn Công đoàn Toàn Trung Quốc, do Đảng Cộng sản kiểm soát, những người đứng đầu bộ chính trị, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất ở Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vì bản chất công khai của các công đoàn ở Trung Quốc, nếu cổ phần sở hữu của ủy ban công đoàn là chính thức và nếu công đoàn và ủy ban của nó hoạt động như các công đoàn thường hoạt động ở Trung Quốc, thì Huawei có thể được coi là sở hữu nhà nước.

Tuyên bố về việc công ty thuộc quyền sở hữu của nhân viên từ Huawei là không chính xác vì nhân viên của công ty không có quyền kiểm soát đối với các quyết định của tổ chức công đoàn. Các nhân viên thực sự nắm giữ cổ phiếu ảo, cho phép họ tham gia chương trình chia sẻ lợi nhuận. Các cổ phiếu này sẽ bị hủy bỏ khi một nhân viên rời công ty và nó cũng không cho phép nhân viên có quyền biểu quyết đối với các vấn đề của công ty.

Trong một tuyên bố với TechNode, Huawei cho biết báo cáo này dựa trên các nguồn suy đoán không đáng tin cậy. Họ nói rằng các nhà nghiên cứu đã không đi sâu tìm hiểu tường tận mọi vấn đề.

Huawei nói rằng công đoàn của họ đã hoàn thành trách nhiệm của cổ đông và thực hiện các quyền của cổ đông thông qua một ủy ban đại diện, cũng là cơ quan ra quyết định cao nhất của Huawei. Các thành viên của ủy ban đại diện đã được bầu bằng cách bỏ phiếu thông qua các cổ đông là nhân viên của công ty.

Huawei nói rằng họ không phải báo cáo cho bất kỳ cơ quan chính phủ hoặc đảng chính trị nào và công ty cũng không bị bắt buộc để làm như vậy.

Huawei khẳng định trong báo cáo thường niên năm 2018 rằng đây là một công ty tư nhân có quyền sở hữu hoàn toàn bởi các nhân viên của công ty. Đây là lập luận chính để chống lại tuyên bố của chính phủ Mỹ về khả năng Huawei bị ảnh hưởng bởi chính phủ Trung Quốc. Cơ cấu sở hữu của nó được thành lập như một chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên, giới hạn cho các nhân viên, và liên quan đến 96.768 cổ đông của nhân viên. Công ty xác định rằng, không có cơ quan chính phủ hoặc tổ chức bên ngoài nào nắm giữ cổ phần của Huawei (theo báo cáo thường niên của Huawei năm 2017).

Quyền sở hữu đã trở thành một chủ đề nhạy cảm đối với gã khổng lồ viễn thông sau khi chính phủ Mỹ cấm thiết bị của họ vì lo lắng chúng có thể được sử dụng để làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã bắt tay vào một chiến dịch để thuyết phục các đồng minh của mình loại trừ thiết bị Huawei khỏi lộ trình phát triển mạng 5G của họ.

Bạch Đằng

Chủ đề khác