VnReview
Hà Nội

Cơ cấu nguồn thu của trụ cột nền kinh tế Hàn Quốc đang tồn tại lỗ hổng to lớn!

Công ty Hàn Quốc bị chỉ trích vì thiếu sự đa dạng trong cơ cấu nguồn thu dẫn đến suy sụp trong cả ba mảng chủ chốt mà không có đơn vị nào khác có thể thay thế.

Lợi nhuận Samsung giảm 60%, màn hình thua lỗ. Galaxy S10 không thể "gánh team".

Báo cáo quý đầu năm vừa phát hành của đại gia Hàn Quốc cho thấy bất ổn lớn trong cơ cấu nguồn thu. Lợi nhuận hoạt động tụt 60% xuống 5,3 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ quý 3 năm 2016. Tuy nhiên lúc đó Samsung phải đối mặt với sự cố Note 7, một tai nạn đáng tiếc nhưng rõ ràng. Còn quý vừa rồi thì tiềm ẩn bất ổn lớn hơn.

Vụ Galaxy Note 7 chưa nghiêm trọng bằng vấn đề mà Samsung phải đối mặt ở quý vừa rồi

Một nhà phân tích Hàn Quốc chỉ ra, họ phụ thuộc vào ba đơn vị sản xuất chip, màn hình và điện thoại quá mức. Đến khi cả ba mảng đều xuống dốc, không có một đơn vị nào khác có thể cản lại lợi nhuận suy giảm. Điện tử tiêu dùng gồm TV và đồ gia dụng chỉ đạt hơn 460 triệu USD lợi nhuận. Tập đoàn âm thanh Harman thậm chí đóng góp còn chưa tới 10 triệu USD lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận từ hai đơn vị này cũng chỉ gần đủ bù lỗ cho màn hình, bị âm 480 triệu USD.

Ở bộ phận IT & Mobile chịu trách nhiệm cho smartphone, lợi nhuận giảm 39%. Lợi nhuận chip còn giảm mạnh hơn lên đến 64% (3,5 tỷ USD). Điều đáng nói, mảng bán dẫn tuy đã giảm lợi nhuận chỉ bằng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm khoảng 70% tổng lợi nhuận của Samsung. Trong đó thì màn hình thì bị âm đến 480 triệu USD như đã nói ở trên, xem như "cuốn phăng" toàn bộ tiền lãi của kinh doanh TV, đồ âm thanh và đồ gia dụng.

Lợi nhuận Samsung giảm 60% trong quý vừa rồi

Kết quả kinh doanh bết bát này thậm chí còn đánh động đến chính quyền Seoul. Sau báo cáo tài chính bết bát, Tổng thống Hàn là Moon Jae-in lập tức đến thăm một nhà máy chip để trao đổi với ban lãnh đạo. Mảng chip chính là tâm điểm của quý kinh doanh thảm hại này. Đây được giới quan sát nhìn nhận là một động thái bất thường, bởi ông Moon đang cố tỏ ra quá thân thiết với các tập đoàn chaebol. Nhưng Samsung lại chịu trách nhiệm một phần trong nền kinh tế quốc gia, cho thấy tính chất nghiêm trọng của việc rơi rớt những con số. Hàn Quốc cảm thấy cần phải có hành động.

Nhìn chung, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc đã giảm 22% trong giai đoạn từ tháng Giêng đến tháng Ba, còn xuất khẩu màn hình cũng giảm 17%. Khó nói là việc sa sút của Samsung lại không có liên quan gì. Một quan chức giấu tên thừa nhận: "Tốc độ giảm hàng tồn kho của các khách hàng cũng rất chậm chạp". Trong khi đó, chi phí vận hành cho chip và màn hình lại rất cao. Quý đầu năm, Samsung chi từ 3 tỷ USD cho đến 3,8 tỷ USD cho bán dẫn, còn màn hình là 257 triệu USD. Samsung đặt nhiều kỳ vọng vào nửa sau năm 2019, khi các hãng ra mắt sản phẩm mới có thể kích thích kinh doanh bộ nhớ và màn hình, cũng như giá chip nhớ tăng trở lại.

Sản xuất tấm nền lần đầu tiên bị lỗ trong ba năm, âm gần 480 triệu USD

Nhiều nhà quan sát cho rằng khoản lỗ gần 480 triệu USD của đơn vị màn hình, xuất phát từ cả dây chuyền OLED di động lẫn tấm nền LCD cho TV. Một báo cáo nói rằng dây chuyền phục vụ Apple của công ty đang chạy ở mức 20% đến 30%. Ở báo cáo vừa công bố của Apple cũng xác nhận doanh số và doanh thu từ iPhone đều giảm. Đây cũng là lần đầu đơn vị bộ phận màn hình của Samsung bị lỗ trong ba năm qua.

Trong khi đó, mảng smartphone của Samsung bị giảm 4% doanh thu xuống còn 23,3 tỷ USD, lợi nhuận giảm 39% còn 1,9 tỷ USD. Điều đáng nói là cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều giảm so với một năm trước, nhưng nguyên nhân xuất phát từ việc phân khúc tầm trung và giá rẻ của công ty bị cạnh tranh quá ác liệt. Doanh số flagship mới nhất Galaxy S10 bán ra từ ngày 8/3 được khẳng định là khả quan. Dẫn chứng cho điều đó là lợi nhuận tăng 50% so với quý liền kề năm trước chỉ đạt 1,29 tỷ USD do S9 và Note 9 không thành công. Chi phí sản xuất S10 cao hơn cũng có ảnh hưởng không tốt lợi nhuận thu về.

Các công ty như Apple, Sony đang hướng đến cơ cấu nguồn thu đa dạng, ít chịu ảnh hưởng bởi phần cứng

Nhìn chung, công ty Hàn Quốc đang thực sự gặp khó trong bài toán đa dạng cơ cấu nguồn thu. Nhìn sang đối thủ Apple, họ đang cố giảm lệ thuộc vào iPhone và đặt cược vào dịch vụ, thiết bị đeo. Ở quý vừa rồi, iPhone chỉ chiếm 53% doanh thu. Hay một công ty châu Á khác, Sony có đơn vị trò chơi mạnh nhất cũng chỉ đóng góp 35% trong tổng lợi nhuận năm vừa qua. Họ vẫn còn những mảng sinh lời khác như bán dẫn, âm nhạc, phim ảnh.

Ambitious Man

Chủ đề khác