VnReview
Hà Nội

Ai dám tin vào tiền ảo của Facebook?

Libra có thể là điều tuyệt vời cho các công ty khi tham gia vào hệ thống tiền tệ - chỉ cần nhìn vào giá cổ phiếu tăng vọt sau thông báo của Facebook về Libra là biết - nhưng có lý do nào để những người dùng thông thường - như tôi và bạn chẳng hạn - phải phấn khích về Libra?

Ngay từ đầu, niềm tin luôn là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ đồng tiền nào. "Vấn đề gốc rễ với tiền tệ thông thường là sự tin tưởng, niềm tin cần phải có để đồng tiền hoạt động", Satoshi Nakamoto đã viết trong thông báo công khai đầu tiên về hệ thống Bitcoin. "Ngân hàng trung ương phải đáng tin cậy để đồng tiền không gặp lỗi, nhưng lịch sử tiền ảo lại đầy rẫy những lần vi phạm gây hao tổn niềm tin". ;Hầu như những gì chúng ta thấy về tiền ảo – công nghệ phập phù, kiểu đào ào ạt, những hồi chuông cảnh báo về "bong bóng" – là kết quả trực tiếp khiến cộng đồng từ chối tin tưởng cơ quan tài chính trung ương.

Bây giờ, sức mạnh đó nằm trong tay Facebook. Hôm qua (18/6), Facebook đã công bố một loại tiền điện tử mới đầy tham vọng có tên Libra, được quản lý bởi một hiệp hội các công ty tài chính và công nghệ bao gồm Facebook cùng các tên tuổi ngân hàng lớn như Visa và Mastercard. Đây là một dự án cực kỳ tham vọng, về cơ bản Facebook nhắm tới một thứ gọi là một blockchain tài chính toàn cầu. Ở cấp độ kỹ thuật, Libra tương tự như Bitcoin và Ethereum: có cùng tính chất ẩn danh và hỗ trợ tương tự cho các hợp đồng thông minh và ứng dụng độc lập. Về lý thuyết, Libra là điều tốt đẹp cho tiền điện tử, lớn hơn và nhanh hơn.

Dù Libra là tiền ảo, nhưng về cơ bản, nó vẫn là một dự án của Facebook. Facebook đã thiết kế blockchain và tuyển dụng các đối tác sẽ quản lý nó. Ví Libra sẽ được nhúng trong các ứng dụng Facebook như Messenger và WhatsApp, nghĩa là mọi người sẽ trải nghiệm Libra trên các sản phẩm của Facebook. Sử dụng Libra có nghĩa là tin tưởng Facebook, một công việc "rất khó khăn" trong năm 2019. Và vì tiền điện tử có nghĩa là phân cấp quyền lực, Libra sẽ tiếp tục tiếp sức mạnh cho một trong những công ty mạnh nhất trên Trái đất. Nếu dự án thành công, nó có thể là sự kết thúc của kỷ nguyên phi tập trung của tiền điện tử.

Dù có nhiều khía cạnh kỹ thuật giống Bitcoin, Libra vẫn thoát khỏi mô hình đó theo những cách quan trọng. Tiền tệ này chạy trên một blockchain được phép, nghĩa là chỉ các công ty trong Hiệp hội Libra mới có thể khai thác nó. Như các nhà phát triển mô tả, đó là một sự nhượng bộ cần thiết để có sự ổn định, cho phép Libra tránh được vấn đề lạm dụng quyền lực và độ trễ giao dịch vốn là khó khăn của Bitcoin. Nhưng nó cũng biến Libra Association trở thành một ngân hàng trung ương thực tế, tích cực quản lý tiền tệ vì sự ổn định của một lượng dự trữ trái phiếu và tiền tệ. Là một doanh nghiệp blockchain, điều đó hoàn toàn hợp lý: bạn cần một blockchain có thể tường minh các giao dịch một cách nhanh chóng và không bị giảm giá mạnh sau khi bạn mua nó. Nhưng vẫn là câu hỏi về niềm tin, đó là một lựa chọn kỳ lạ: nếu bạn không tin tưởng vào các cơ quan tài chính trung ương, tại sao bạn lại tin tưởng Visa và Mastercard?

Libra không có kế hoạch "khép kín" mãi mãi. Một tài liệu riêng cho thấy kế hoạch Hiệp hội sẽ mở Libra cho nhiều thành viên hơn, và cuối cùng chuyển sang mô hình "không giới hạn" sau 5 năm. Kế hoạch này hoàn toàn có thể, nhưng cũng có lý do để hoài nghi. Sẽ có những rào cản chính trị đáng kể - kể cả đến từ các công ty trong hiệp hội, muốn giữ vị trí đặc quyền của họ trong mạng lưới.

Trong khi đó, bất cứ ai lo lắng về Facebook (có thể nói là tất cả mọi người) đều đánh giá Libra là mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống tài chính. Matt Stoller của Open Market - một trong những nhà phê bình chống độc quyền hàng đầu của Facebook - đã mô tả các ý tưởng như là một quỹ tiền tệ quốc tế tư nhân toàn cầu do các ông lớn công nghệ điều hành.

Lại trở lại câu hỏi về niềm tin. Về lý thuyết, việc Libra nằm dưới sự kiểm soát của hàng tá công ty công nghệ được cho là sẽ giải quyết các vấn đề về niềm tin, khiến đồng tiền dường như trở thành "đồng tiền chung" có hàng chục công ty tham gia. Nhưng vai trò của Facebook trong hệ thống lại rất lớn. Nếu bạn không tin tưởng Facebook quản lý News Feed của bạn, tại sao bạn lại tin tưởng Facebook xây dựng một hệ thống tài chính?

Theo The Verge, quan trọng hơn, Libra có vẻ giống một sự nắm bắt quyền lực hơn là một dạng tiền tệ. Libra tích hợp vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung ương có thể là điều tuyệt vời cho các công ty - chỉ cần nhìn vào giá cổ phiếu tăng vọt sau thông báo là biết - nhưng tại sao người dùng thông thường - như tôi và bạn chẳng hạn - lại phải phấn khích về Libra?

Hoàng Lan

Chủ đề khác