VnReview
Hà Nội

Qualcomm và Intel đang âm thầm vận động chống đối lại lệnh cấm của tổng thống Trump

Nếu lệnh cấm của tổng thống Trump không được xem xét lại, các công ty sản xuất chip của Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nhiều tỷ đô la.

Không có linh kiện Mỹ, Huawei vẫn làm được smartphone

Lệnh cấm vấn sẽ "thổi bay" 60% doanh số smartphone toàn cầu của Huawei

Qualcomm và Intel đang âm thầm vận động chống đối lại lệnh cấm của tổng thống Trump

Theo đó, có thông tin cho rằng các công ty thuộc lĩnh vực này bao gồm cả Qualcomm và Intel hiện đang âm thầm cùng nhau yêu cầu chính quyền của tổng thống Trump phải nới lỏng lệnh cấm áp đặt lên Huawei. Trang tin Reuter còn cho biết rằng tháng trước, nhiều giám đốc điều hành của Intel và Xilinx đã cùng nhau tham dự một cuộc gặp mặt với Bộ Thương mại để thảo luận về phương hướng hành động khi mà Huawei bị liệt vào danh sách đen. Không những vậy, Qualcomm, một công ty sản xuất chip có khách hàng là Huawei cũng đã nhấn mạnh vấn đề tương tự với Bộ Thương mại Mỹ.

Dù rằng những công ty này không hề đưa ra bất kì phủ nhận nào về những rủi ro bảo mật tiềm ẩn trong công nghệ mạng 5G của Huawei, nhưng đồng thời họ cũng nhấn mạnh rằng các điện thoại thông minh và hệ thống máy chủ của công ty này đều là những thành phần hết sức phổ biến và mang ít khả năng gây ra bất kì lo ngại bảo mật nghiêm trọng nào. Bên cạnh đó, nếu phía Mỹ phá bỏ toàn bộ quan hệ kinh doanh với công ty này tức là họ đang đánh mất khoảng doanh thu nhiều tỷ USD mà Huawei dùng để mua linh kiện cho các điện thoại thông minh và thiết bị đeo của hãng này. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Huawei đã chi 11 tỷ USD để mua linh kiện từ các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Micron Technology và Intel. Nếu lệnh cấm của chính quyền tổng thống Trump không được nới lỏng, Huawei sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Mexico, Phó chủ tịch Quan hệ công chúng của Huawei, Andrew Wiliamson, đã nói rằng công ty này không đòi hỏi bất kì công ty nào khác phải đứng ra chống đối lại chính phủ Mỹ vì lợi ích của Huawei. Ông cũng khẳng định rằng hành vi chống đối của các công ty sản xuất chip Mỹ đều là phục vụ cho lợi ích của các công ty này, bởi Huawei là một trong nhiều khách hàng lớn của họ. Tuy nhiên, bản thân Huawei cũng chưa hề đàm phán với chính phủ Mỹ về vấn đề kể trên. Ngoài ra, họ cũng đang chuẩn bị các kế hoạch dự phòng bằng cách tăng sự tập chung vào thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc và chuẩn bị sẵn sàng cho hệ điều hành thay thế Android. Nhưng trước hết, do hậu quả trực tiếp của lệnh cấm này, có thể doanh số bán ra các thiết bị điện thoại thông minh trên toàn cầu của Huawei sẽ bị giảm tới 60% trong năm 2019.

Trung ND (theo Android Central)

Chủ đề khác