VnReview
Hà Nội

Tiểu sử ông Trương Đình Anh

Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, nguyên quán tại Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992.

Trương Đình Anh

Theo Wikipedia, từ năm 1991 đến năm 1993: ông là chuyên gia máy tính, Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ năm 1993 đến năm 1996: Chuyên gia Máy tính, Công ty FPT.

Từ năm 1997 đến năm 2003: Giám đốc Trung tâm Internet FPT.

Năm 1997, Trương Đình Anh trở thành người nổi tiếng nhất FPT và cũng là người nổi tiếng nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm đó (Trương Đình Anh là một gương mặt) với tuyên bố: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Ông và ông Nguyễn Thành Nam là những người thành lập TTVNOL.

Năm 1998: ông Trương Đình Anh là 1 trong 10 gương mặt thanh niên Việt Nam tiêu biểu.

Từ năm 2003 đến năm 2005: Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT.

Từ năm 2005 đến 2011: Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).

Từ 2011 – 9/2012: Tổng Giám đốc FPT

26/9/2012: Từ nhiệm Tổng giám đốc FPT. HĐQT FPT đánh giá Trương Đình Anh là một lãnh đạo giỏi, có nhiều cống hiến cho Tập đoàn và việc anh xin từ nhiệm là đáng tiếc.

Hiện ông Trương Đình Anh vẫn là thành viên Hội đồng Quản trị và cố vấn cấp cao ở các công ty thành viên như FPT Retail, FPT Telecom, FPT Online.

Ông Trương Đình Anh lấy vợ năm 1998. Vợ ông cũng là một thành viên của TTVNOL, quen biết ông qua mạng này. Vợ ông trước khi lấy ông là thư ký Giám đốc của Mitsubishi Constrution tại Việt Nam. Sau khi lấy chồng, bỏ công việc và ở nhà nuôi con. Hiện tại ông Anh có 4 con trai. Tuy ở nhà nhưng vợ ông cũng kiếm được nhiều tiền từ kinh doanh và môi giới bất động sản Phú Mỹ Hưng.

Cá nhân ông Trương Đình Anh được một vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT nhận xét: "Số lượng người ghét Trương Đình Anh trong FPT nhiều không kém số người thích anh ta". Theo nhận xét, Trương Đình Anh quản lý theo kiểu "độc tài", sẵn sàng sa thải nhân viên nếu nhân viên đó không hoàn thành kế hoạch, hoặc không làm đúng những gì ông yêu cầu.

Ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc. Đây cũng là một lý do khiến ông có rất ít bạn bè và không nhận được mối thiện cảm từ chính các đồng nghiệp tại FPT.

Về FPT

Theo thông tin chính thức từ FPT, FPT hiện có 9 công ty thành viên, cung cấp dịch vụ tới 43 tỉnh thành tại Việt Nam, mở rộng thị trường toàn cầu, có mặt tại 11 quốc gia trên thế giới gồm: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên của FPT là hơn 13.000 người.

Kết thúc 8 tháng năm 2012, FPT đạt doanh thu 15.298 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.540 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt mức 956 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân đạt 3.529 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, tính thanh khoản tốt là một lợi thế rất lớn của tập đoàn được thể hiện qua việc FPT đứng thứ 9 trong danh sách 27 doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào từ 500 đến 10.000 tỷ đồng do VnDirect công bố. Với việc chú trọng quản trị dòng tiền, FPT hiện có lượng tiền mặt trên 2.000 tỷ đồng, đảm bảo tốt cho các hoạt động kinh doanh.

Hải Ninh

Chủ đề khác