VnReview
Hà Nội

Facebook thuê người ngoài chuyên giải băng nội dung chat voice của người dùng

Theo các nguồn tin, Facebook đã thuê hàng trăm nhà thầu bên ngoài để giải băng clip âm thanh từ người dùng dịch vụ của mình.

Hãng tin Bloomberg cho biết thông tin này vỡ lở đã làm các nhân viên hợp đồng bấn loạn. Họ cho rằng đây là việc làm phi đạo đức, tuy nhiên khi được Facebook thuê họ không biết âm thanh được ghi ở đâu hoặc thu được như thế nào. Họ nói rằng họ nghe người dùng trên Facebook, đôi khi có nội dung thô tục, nhưng không biết tại sao Facebook cần giải băng.;

Facebook xác nhận họ đã giải băng âm thanh của người dùng và hứa sẽ không làm như vậy nữa. "Giống như Apple và Google, chúng tôi đã tạm dừng việc dùng người nghe lại các bản thu âm từ hơn một tuần trước", đại diện Facebook tuyên bố hôm thứ Ba. Công ty cho biết những người dùng bị ảnh hưởng đã chọn tùy chọn phiên âm giọng nói trong ứng dụng Facebook Messenger. Các nhà thầu đang kiểm tra xem trí thông minh nhân tạo của Facebook có diễn giải chính xác các tin nhắn được ẩn danh hay không.

Facebook

Các công ty công nghệ lớn bao gồm Amazon và Apple đã phải hứng chịu chỉ trích mạnh mẽ do việc thu thập các đoạn âm thanh từ các thiết bị điện tử tiêu dùng và đưa các clip đó vào đánh giá – hành động mà các nhà phê bình cho rằng xâm phạm quyền riêng tư. Hồi tháng Tư vừa qua, Bloomberg lần đầu tiên đưa tin Amazon có một nhóm hàng ngàn công nhân trên khắp thế giới lắng nghe các yêu cầu âm thanh của Alexa với mục tiêu cải thiện phần mềm và Apple, Google cũng làm tương tự. Từ đó, Apple và Google cho biết họ không còn tham gia vào hoạt động này và Amazon cho biết họ sẽ cho phép người dùng từ chối.

Gã khổng lồ mạng xã hội vừa thực hiện khoản phạt trị giá 5 tỷ USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ sau một cuộc điều tra về thực tiễn bảo mật. Hãng từ lâu đã phủ nhận thu thập âm thanh từ người dùng để thông báo quảng cáo hoặc giúp xác định những gì mọi người nhìn thấy trong tin tức được Facebook gợi ý. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã bác bỏ cáo buộc Facebook lắng nghe những gì đang diễn ra thông qua micro của điện thoại và sử dụng nó cho quảng cáo trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, gọi đó là thuyết âm mưu.

Trong các câu trả lời Quốc hội sau đó, công ty cho biết họ chỉ truy cập micro của người dùng nếu người dùng đã cho phép và nếu họ chủ động sử dụng một tính năng cụ thể yêu cầu âm thanh (như tính năng nhắn tin bằng giọng nói.) Facebook không giải quyết những gì xảy ra với âm thanh sau đó. Facebook bắt đầu cho phép người dùng Messenger giải băng âm thanh vào năm 2015. "Hiện tại chúng tôi luôn luôn làm việc để làm cho Messenger trở nên hữu ích hơn", đại diện Facebook nói.

Cổ phiếu của Facebook đã giảm mức tăng sau báo cáo. Cổ phiếu đã tăng 1,6% ở mức $ 188,37 lúc 3:30 chiều Thứ ba ở New York, so với mức tăng trước đó lên tới 3,2%.

Minh Hương

Chủ đề khác