VnReview
Hà Nội

Vingroup 'bắt tay' Masan: Ai hưởng lợi?

Thỏa thuận việc sáp nhập hai công ty thành viên là VinCommerce và VinEco vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan được xem sẽ giúp sản phẩm tiêu dùng Tập đoàn Masan chiếm lĩnh thị trường.

Tập đoàn Vingroup vừa thỏa thuận việc sáp nhập hai công ty thành viên là VinCommerce (Vinmart và Vinmart+) và VinEco vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan - thành viên của Tập đoàn Masan.;

Theo đó, VinCommerce, VinEco và Masan Consumer sẽ sáp nhập thành tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Thỏa thuận này được đánh giá là khá bất ngờ, tuy nhiên nhìn góc độ kinh tế Vingroup 'bắt tay' Masan lại lợi ích cho cả hai, đặc biệt là Masan.

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là công ty con của Masan Group, hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với các ngành hàng.

Doanh nghiệp này hiện đang chiếm thị phần chi phối trong lĩnh vực nước mắm và nước tương với các sản phẩm chính là nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, Tam Thái Tử,...

Ngoài thương hiệu nước mắm có vị thế cạnh tranh trên thị trường thì Masan Consumer còn được biết đến về thị phần mì ăn liền đứng thứ hai trong nước với thương hiệu mỳ ăn liền Omachi, mì Tiến Vua,...

Ngoài sản phẩm đã thành danh trên, Masan có có trong tay chuỗi giá trị thịt của MeatLife đã hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ nông trại đến bàn ăn) khi công ty này sở hữu 12 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (trong đó có những cái tên đình đám như Anco, Proconco, Biozeem) với tổng công suất 3 triệu tấn/năm, trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An với sản lượng 230.000 con heo thịt mỗi năm và một tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam có công suất 1,4 triệu con heo mỗi năm, tương đương 140.000 tấn.

Thực tế chuỗi thương hiệu thịt MeatLife đang được phân phối hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+.

Trong bối cảnh đơn vị bán lẻ lớn như Big C đang "quay lưng" hàng Việt, rõ ràng Masan cần chủ động kênh phân phối.

Ở chiều ngược lại, mảng bán lẻ là mảnh ghép lớn trong hệ sinh thái của Vingroup, bổ trợ cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là bất động sản, nhưng bản thân hệ sinh thái trong mảng bán lẻ lại không quá lớn. Tuy nhiên, ngoài hệ thống VinEco, Vingroup không tham gia quá sâu vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.

Sau thời gian phát triển mở rộng hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ khiến Vingroup phải bỏ ra khoản đầu tư lớn, trong khi việc khai thác phát huy hiệu quả, lợi nhuận như mong muốn, đã đến lúc Vingroup có thể tập trung nguồn lực cho những mảng kinh doanh chiến lược khác.

Theo baosuckhoecongdong

Chủ đề khác