VnReview
Hà Nội

Đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin từ chức, CEO Sundar Pichai kiêm luôn CEO Alphabet

Vào ngày hôm qua, Larry Page và Sergey Brin đã thông báo rằng CEO hiện tại của Google, Sundar Pichai, sẽ nắm quyền điều hành Alphabet. Theo đó, ông Page và Brin tuy không còn nắm vai trò điều hành nhưng vẫn sẽ có tên trong danh sách hội đồng quản trị của công ty này.

Vào ngày hôm qua, Larry Page và Sergey Brin đã thông báo rằng CEO hiện tại của Google, Sundar Pichai, sẽ nắm quyền điều hành Alphabet. Theo đó, ông Page và Brin tuy không còn nắm vai trò điều hành nhưng vẫn sẽ có tên trong danh sách hội đồng quản trị của công ty này.

Ảnh: The Verge

Bức thư của Page và Brin thông báo về quyết định trên có viết: "Thấy rằng Alphabet và Google cùng các công ty con khác giờ đây đã trưởng thành và có thể hoạt động hiệu quả dưới vai trò là những công ty riêng biệt, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm để thực hiện đơn giản hóa cấu trúc quản lí của mình. Và khi suy nghĩ để tìm ra phương hướng vận hành tốt hơn cho Google, chúng tôi chưa bao giờ có ý định sẽ đặt bản thân mình vào chiếc ghế điều hành của công ty này. Alphabet và Google giờ đây đã có thể hoạt động mà không cần tới kiến trúc hai CEO và một Chủ tịch. Bởi vậy, Sundar Pichai sẽ trở thành CEO của cả Alphabet và Google".

Hai vị đồng sáng lập cũng bổ sung rằng: "Giờ đây, Pichai sẽ đảm nhận trọng trách chèo lái Google song song với vai trò quản lí những khoản đầu tư của Alphabet. Với vai trò của một thành viên của hội đồng quản trị, một cổ đông và cũng là một nhà đồng sáng lập, chúng tôi sẽ giúp công ty này vạch ra những mục tiêu dài hạn. Ngoài ra, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thảo luận thường xuyên với Sundar Pichai về nhiều vấn đề, đặc biệt là những chủ đề mà chúng tôi đam mê".

Bên cạnh bức thư thông báo của Larry Page và Sergey Brin, Sundar Pichai cũng soạn ra một email gửi tới toàn thể nhân viên của công ty này để nhấn mạnh rằng những thay đổi kể trên sẽ không ảnh hưởng gì tới hoạt động thường ngày của Google. Ông viết: "Tôi muốn làm rõ rằng sự chuyển dịch này sẽ không ảnh hưởng tới cấu trúc của Alphabet hay những hoạt động mà chúng ta vẫn thường ngày thực hiện. Tôi vẫn sẽ hướng sự tập chung của mình vào Google cùng những dự án mà chúng ta cùng làm việc cho mục tiêu phá vỡ mọi ranh giới của điện toán và đem tới một Google hữu ích hơn cho mọi người. Bên cạnh đó, phần hào hứng của tôi sẽ được dành cho Alphabet cùng với mục tiêu dài hạn là vượt qua mọi thách thức về mặt công nghệ của công ty này".

Thông tin này nghe có vẻ là một bước thay đổi mới về tương lai của Google nhưng hóa ra nó lại không bất ngờ đối với những ai thường xuyên theo dõi sự nghiệp của Page và Brin từ năm 2015. Bộ đôi này đã lâu không xuất hiện trước công chúng hay trong các buổi báo cáo tình hình kinh doanh của công ty cũng như các sự kiện ra mắt sản phẩm mới và hội nghị thường niên I/O. Trước đó, Brin và Page là người đại diện cho hai trường phái của công ty này, một bên là sự lãng mạn, bay bổng và tính hứa hẹn của các phát minh mới, bên kia chính là bộ mặt "nghiêm túc" của nhóm các điều hành cấp cao. Tuy nhiên kể từ thời điểm công ty này tái cấu trúc, cả hai nhân vật kể trên đều đã biến mất.

Alphabet là kết quả của quá trình tái cấu trúc Google vào năm 2015. Đó là thời điểm mà các gã khổng lồ công nghệ đang tích lũy sức mạnh và củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp, nhưng sự kiện này đã khởi đầu cho một cấu trúc quản lí mới chưa từng có tiền lệ ở Thung lũng Silicon. Alphabet được dựng lên để tách Google khỏi các nhánh của công ty này trong đó có X Lab (tiền thân là nhà máy Mooonshot Google X) và đơn vị sản xuất xe tự lái Waymo.

Nhưng sự hình thành của Alphabet cũng khiến cho Page và Brin dần biến mất khỏi ánh đèn sân khấu, và người thế vào vị trí ấy không ai khác chính là Pichai. Kể từ ấy, Page đã cống hiến cho một công ty sản xuất máy bay điện có tên là Kitty Hawk ở California. Trong khi đó Brin thì hầu như đứng ngoài luồng dư luận, lần hiếm hoi ông xuất hiện là tại Sân bay Quốc tế San Francisco vào đầu năm 2017 để phản đối sắc lệnh liên quan tới nhập cư của tổng thống Donald Trump.

Pichai đã tiếp tục phát triển Google trở thành một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hàng ngày, ông cũng là người giám sát cho màn ra mắt thương hiệu điện thoại Pixel cùng hàng loạt những bước tiến về phần cứng khác liên quan tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Tính từ sau khi Alphabet được thành lập, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng trên hai lần, đây cũng là mức tăng mà công ty này đạt được khi nhắc tới doanh thu. Mà cụ thể là trong quý đầu tiên ngay sau sự kiện trên, Alphabet chỉ đạt mức doanh thu là 18,7 tỷ USD, con số trên đã tăng thành 36,3 tỷ USD trong bản báo cáo kinh doanh quý vừa qua.

Danh hiệu CEO của công ty này trước đó đã được Page và Brin trao cho Pichai. Đó là khoảng thời gian mà một loạt các ông lớn công nghệ phải đối mặt với những sự chỉ trích từ các nhà lập pháp. Bốn năm vừa qua cũng chính là bốn năm sóng gió nhất mà công ty này gặp phải, một bên là nội bộ đấu tranh cho những thay đổi, một bên là sự phán xét tới từ giới lập pháp, nhà hoạt động và chính quyền.

Và thế là Pichai dần trở thành gương mặt đại diện giúp chèo lái công ty này tránh khỏi giông tố. Đây lần lượt là những sự kiện gây nhiều tranh cãi như quyết định xa thải James Damore, hay gần đây hơn là việc công ty này tham gia vào một dự án chống máy bay không người lái do Bộ Quốc phòng khởi xướng, bên cạnh đó còn là kế hoạch ra mắt công cụ tìm kiếm dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Sundar Pichai và CEO của Youtube là Susan Wojcicki cũng chính là những người đứng ra trả lời cho một loạt những vấn đề gây tranh cãi trên nền tảng video trực tuyến này, chúng trải dài từ lạm dụng trẻ em tới những hệ quả của các phát ngôn đăng tải trên mạng. Tại châu Âu và Mỹ, Google đã phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền dai dẳng và chưa có hồi kết, cùng với đó là khoản tiền phạt nhiều tỷ đô la cho hành vi chống cạnh tranh diễn ra trong nhiều năm trời.

Tuy nhiên có lẽ những sự kiện gây đau đầu nhất cho nhóm các lãnh đạo của Google chính là vụ việc liên quan tới quấy rối tình dục và quyền lao động. Sau khi thông tin tiết lộ rằng Page và Brin đã đồng ý chi 90 triệu USD để yêu cầu Andy Rubin, đồng sáng lập hệ điều hành Android, rời công ty vì những cáo buộc liên quan tới quấy rối tính dục, các nhân viên của Google đã kêu gọi một cuộc biểu tình nội bộ lớn nhất khi ấy lấy tên gọi là Google Walkout. Sự kiện này đã thu hút được sự ủng hộ của hơn 20.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Kể từ đó, nhóm lãnh đạo của Google đã bị cáo buộc về các hành vi trả đũa những người đứng ra tổ chức và những người tham gia cuộc biểu tình này. Hiện công ty này đang phải đối mặt với đơn kiện về hành vi sa thải một số cá nhân giúp đỡ cho tổ chức trên và các nỗ lực điều tra nội bộ liên về hành vi tấn công và quấy rối tình dục.

Trong phần kết luận của bức thư thông báo, bộ đôi này đã viết rằng: "Chúng tôi vô cùng vui mừng khi được thấy một dự án nhỏ bé hồi sinh viên của mình được phát triển thành một nguồn kiến thức cho hàng tỷ người khác. Dự án ấy, giống như một ván cược của tuổi trẻ, cuối cùng đã gieo mầm cho hàng loạt dự án công nghệ khác. Trong suốt khoảng thời gian đầu hoạt động với ‘căn cứ' là phòng kí túc cùng gara ô tô, chúng tôi chẳng thể dự đoán được rằng mình có thể đi xa tới vậy".

Trung ND theo The Verge

Chủ đề khác