VnReview
Hà Nội

Máy PlayStation cầm tay và đỉnh cao tham vọng của Sony

Tuần này đánh dấu cột mốc 25 năm của PlayStation, một hệ thống máy chơi game console đến từ Sony. Gần đây, chiếc máy PS4 đã đạt được doanh số cao hơn chiếc PlayStation đời đầu để trở thành phiên bản PlayStation bán chạy thứ 2, đứng sau PS2. Đây là một tín hiệu rất tốt cho sự ra mắt chiếc PS5 sắp tới.

Những chiếc máy console PlayStation cầm tay mới chính là sản phẩm tham vọng nhất của Sony

Tuy nhiên, một phần trong câu chuyện PlayStation của Sony thường bị bỏ qua, đó chính là những nỗ lực với thiết bị cầm tay. Một số điều mà bạn có thể không biết: chiếc máy PSP từ Sony bị lu mờ trước sự nổi tiếng của Nintendo DS, trong khi PS Vita lại không thể thoát khỏi cái bóng của chính mình. Nhưng sự thành công của Nintendo Switch cho thấy máy chơi game cầm tay chưa hề "chết".

Sẽ thật không công bằng nếu chúng ta "phủi phui" những đóng góp của Sony trong ngành công nghiệp thiết bị chơi game cầm tay. PSP và PS Vita không chỉ là những thiết bị sáng tạo theo cách riêng của họ, mà còn là đối thủ đáng gờm nhất mà Nintendo từng phải đối mặt trong thị trường cầm tay này.;

Ý tưởng về một chiếc máy PlayStation cầm tay là một thứ gì đó dường như chắc chắn xảy ra ngay khi Sony nghiêm túc với ngành công nghiệp game. Dù PlayStation nguyên bản bán chạy hơn Nintendo 64 trên toàn cầu, thế nhưng, về cơ bản, Game Boy gần như chiếm toàn bộ thị trường cầm tay trong thời gian đó. Vì thế, việc Sony nhảy vào cuộc chiến các cỗ máy console cầm tay là hoàn toàn dễ hiểu.

Ít nhất là tại Nhật Bản, Sony đã có động thái đáp trả ngay lập tức: PocketStation. Trên thực tế, thiết bị nhỏ bé này không thực sự được coi như là máy console. Nó gần giống với công nghệ của Tamagotchi (máy nuôi thú ảo) hay Visual Memory Unit của Dreamcast thay vì Game Boy. Nó cũng không bao giờ được phát hành ngoài thị trường Nhật Bản. Nhưng với các mini-game có độ phân giải thấp mà dễ thương cùng khả năng kết nối với những tựa game nổi tiếng cho PlayStation nguyên bản, như Final Fantasy VIII và Street Fighter Alpha 3, PocketStation là một dấu hiệu ban đầu cho thấy Sony đã nhận ra được tiềm năng đưa PlayStation ra khỏi căn nhà ấm cúng của người dùng.

Những chiếc máy console PlayStation cầm tay mới chính là sản phẩm tham vọng nhất của Sony

Bom tấn thực sự đã được "thả" ngay trước thềm E3 2003 khi Sony công bố PlayStation Portable (PSP). Dù sẽ chỉ được phát hành trong năm sau đó, cùng những chi tiết kề kỹ thuật chưa được tiết lộ, thế nhưng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tại Sony Computer Entertainment, Ken Kutaragi, đã mô tả thiết bị này như là "một cỗ máy Walkman của thế kỷ 21". Thông tin lúc đó chỉ vẻn vẹn rằng PSP sẽ sở hữu màn hình LCD rộng 480 x 272px cùng định dạng đĩa quang "UMD" 1,8 inch mới nhưng chúng vẫn đủ để làm mọi người hào hứng với những gì mà thiết bị cầm tay của Sony này có thể làm được. Đây rõ ràng là một bước nhảy vọt so với Game Boy Advance.

Khi PSP được giới thiệu chính thức vào năm 2004, sự thành công của nó dường như đã được đoán trước, đặc biệt hơn, nó trở thành một thiết bị mới cạnh tranh gay gắt với Nintendo. PSP có màn hình rộng, độ phân giải cao, khả năng hiển thị đồ họa đáng kinh ngạc và đa phương tiện cùng thiết kế cực kỳ đẹp mắt. Trong khi đó, Nintendo DS lại có 2 màn hình với độ phân giải thấp, đồ họa ở mức tương đương PS1, phần mềm và thiết kế lạc hậu.

Khoảng cách giữa 2 thiết bị được minh họa rõ nét nhất bởi tựa game Ridge Racer. Tựa game này luôn được phát hành cho cả 2 hệ thống mỗi khi ra mắt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không khác nhau. Ridge Racer cho DS là một bản port từ Ridge Racer 64 với thiết kế đồ họa vui nhộn và điều khiển từ màn hình cảm ứng không thú vị. Nhưng Ridge Racer cho PSP lại là một phiên bản khởi động lại hoàn toàn cho thương hiệu nhượng quyền này, với những hình ảnh đẹp đến mức không thể đối với một hệ thống thiết bị cầm tay vào thời điểm đó. Sự so sánh này không hề có lợi cho Nintendo.

Hướng đến thị trường chơi game cao cấp có vẻ như là một động thái thực sự từ Sony, nhưng trên thực tế, điều đó đã vượt ra khỏi bước tiến trong ngành công nghiệp game của công ty, thậm chí cho đến hiện tại. Nintendo 64 chắc chắn có số lượng game lớn hơn PS1, trong khi chiếc PS2 lại có thông số kỹ thuật quá kém, chẳng thể nào giành lại thị phần từ chiếc Xbox và GameCube. Nhưng với PSP, Sony đã nhận thấy một cơ hội rộng lớn hơn trong ngành điện tử tiêu dùng chính thống.

"Cốt lõi của nó là chơi game, nhưng nó không phải là một thiết bị chơi game. Nó là một thiết bị giải trí", Kaz Hirai, người đứng đầu Sony Computer Entertainment tại Mỹ, cho CBS biết khi ra mắt PSP. Bên cạnh đó, Sony cũng sử dụng PSP hòng thúc đẩy doanh số các bộ phim UMD chỉ có thể phát trên chiếc máy console này, dù rằng chúng có giá ngang ngửa những chiếc đĩa DVD linh hoạt và có chất lượng tốt hơn. PSP cũng là một phương tiện để phổ biến Memory Stick Pro Duo, một loại thẻ độc quyền từ Sony nhằm cạnh tranh với thẻ SD thông dụng.

Sony tuyên bố PSP sẽ là tất cả mọi thứ trong một (ngoại trừ việc màn hình phản chiếu không dây cho tựa game Formula One trên PS3, như đã công bố vào năm 2006) và đó lại là lý do khiến nó thua thiệt Nintendo DS. Dù có thông số kỹ thuật kém hơn rất nhiền, Nintendo đã biến DS thành một trong những hệ thống chơi game điện tử phổ biến nhất mọi thời đại với phần mềm sử dụng màn hình cảm ứng thông minh, thời lượng pin sử dụng lâu, các thông tin media lưu trên bộ nhớ flash, giúp tăng tính tiện dụng. Đúng, ổ đĩa UMD trên PSP cho phép mở rộng chơi nhiều game hơn… nhưng sau cùng nó vẫn là một định dạng media thất bại của Sony. PSP buộc phải đánh đổi thời lượng pin kém hơn so với DS, các tựa game cho nó cũng chỉ có thể ở đó mãi mãi và không phù hợp cho mục đích chơi di động.

Dù vậy, PSP vẫn là một thiết bị tuyệt vời với rất nhiều trò chơi thú vị và Sony đã bán được hơn 80 triệu chiếc, một con số đủ để vượt qua 3DS cho đến hiện tại. Nó có thể không phải là người chiến thắng, nhưng chắc chắn cũng không phải là kẻ thất bại. Và khi Sony bắt đầu nghĩ về một thiết bị kế nhiệm, họ đã bám rất sát vào PSP.

Những chiếc máy console PlayStation cầm tay mới chính là sản phẩm tham vọng nhất của Sony

Chiếc PS Vita ra mắt năm 2011 là một nỗ lực toàn diện khác trong việc tạo ra một thiết bị chơi game cầm tay mạnh nhất có thể vào thời điểm đó. Giống với mục tiêu trở thành một chiếc máy PS2 cầm tay của PSP, PS Vita cũng làm điều tương tự nhưng nâng cấp lên thành cỗ máy PS3 di động. Ra mắt cùng với chiếc máy flagship này đó chính là tựa game Uncharted mới, cho thấy rằng Sony thực sự nghiêm túc với nó.

Sony cũng khắc phục một số lỗi có trên PSP với PS Vita. Nó được bổ sung một cần xoay analog thứ hai, giúp chơi các tựa game hành động linh hoạt hơn; các tựa game vật lý đã được chuyển từ phương thức lưu trữ quang học sang thẻ flash độc quyền, giúp cải thiện hiệu năng và ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền trong một thời gian; và màn hình đã được nâng cấp lên tấm nền OLED không Pentile 5 inch 960 x 544px, to hơn và tốt hơn so với bất kỳ chiếc điện thoại nào vào thời điểm đó. Có một số tính năng gần như vô dụng, ví dụ như bàn rê phía sau hay ứng dụng mạng xã hội, nhưng phần cứng của Vita nhìn chung là rất ấn tượng.

Đáng tiếc là phần mềm của PS Vita chưa bao giờ đạt được như kỳ vọng. Ngoài sự ra mắt bất chợt, Sony hầu như không hỗ trợ các tựa game cao cấp bên thứ nhất cho Vita và doanh số không đủ mạnh để những nhà xuất bản bên thứ 3 hỗ trợ nhiều. Vào thời điểm Sony phát hành phiên bản Vita đầu tiên và phiên bản cuối cùng trong năm 2013, về cơ bản, cỗ máy chơi game này chẳng khác gì tay cầm PS4 Remote Play.

Nhìn nhận lại, khi ngành công nghiệp game lo lắng về những gì mà gaming di động có thể làm được so với những chiếc máy console truyền thống vào đầu thập kỷ, thì cuối cùng nó chỉ thực sự ảnh hưởng đến các thiết bị di động của Sony. Những tính năng bổ sung của chúng trở nên thừa thãi so với smartphone; thể loại phổ biến chuyển sang những tựa gacha miễn phí, thân thiện với việc đi lại; và lợi thế kỹ thuật của Sony đã nhanh chóng chìm vào quên lãng bởi những chiếc điện thoại đã ngày càng tốt hơn và nhanh hơn qua mỗi năm.

Mặt khác, PlayStation 4 thành công vượt kỳ vọng và cho thấy thị trường vẫn rất yêu thích những cỗ máy chơi game console mạnh mẽ. Trong khi đó, các thiết bị cầm tay của Nintendo dù chưa bao giờ mất đi vẻ hấp dẫn của mình nhưng bước nhảy vọt về khả năng di động cùng sự thất bại của Wii U đã mở ra cơ hội cho Switch. Chiếc Switch Lite mới, về cơ bản, chính là chiếc PS Vita hoàn hảo mà lẽ ra Sony phải làm.

Sao Sony không làm ra một cỗ máy chơi game như Switch? Họ có thể làm điều đó, nhưng nó sẽ không phát huy thế mạnh của Sony như Switch với Nintendo. Phần cứng mạnh mẽ là một chuyện, nhưng nó sẽ không tương thích với những tựa game dành cho PS5, thứ mà Sony muốn bạn kết nối chúng với TV và đặt nó tại gia. Và nó sẽ không còn con đường nào khác ngoài đi theo vết xe đổ của PS Vita.

Điều này thật đáng buồn, nếu xét việc những thiết bị cầm tay của Sony đã tạo ra sự ấn tượng như thế nào trong thời đại của nó. Nhưng có lẽ, sau 2 thập kỷ rưỡi giữa Sony và Nintendo, giờ đây, mỗi công ty đều đã đạt được vị trí tự nhiên nhất của mình. Nintendo tập trung vào việc tạo ra máy chơi game cầm tay tốt nhất, đến nỗi có thể thay thế hoàn toàn mảng kinh doanh cỗ máy console tại gia bằng một dock USB-C đơn giản, trong khi Sony đã đạt được những thành công lớn với PS4 chỉ bằng một con đường duy nhất: tập trung vào các trò chơi. Chiến lược này sẽ không thay đổi, có lẽ trong một thời gian dài nữa.

Nhưng PSP nói riêng là một phần có ý nghĩa và đáng nhớ trong lịch sử gaming của công ty. Không có nó, chúng ta sẽ không thấy Lumines, Monster Hunter như một series game hay Metal Gear Acid, Persona 3 Portable, 2 tựa game Grand Theft Auto, và còn rất nhiều nữa.

Dù Sony có thể sẽ không bao giờ tạo ra được một cỗ máy PlayStation di động khác, thế nhưng, hai thiết bị mà họ đã tạo ra hoàn toàn xứng đáng với cái tên PlayStation. Sony đã không "chiến thắng", nhưng công ty vẫn là một phần đặc biệt của thị trường này.

Minh Hùng theo The Verge

Chủ đề khác