VnReview
Hà Nội

Nhiều công ty Trung Quốc không thể trả lương vì dịch bệnh

Tình hình căng thẳng của dịch Covid 19 tại Trung Quốc đã khiến ngày một nhiều các công ty tư nhân Trung Quốc thực hiện cắt giảm, trì hoãn, hay thậm chí là ngưng trả lương cho nhân viên.

Để khống chế tình hình dịch bệnh Covid 19, thứ đã cướp đi hơn 2000 sinh mạng tại đất nước này, chính quyền Trung Quốc và các công ty lớn đã khuyến khích người dân, người lao động ở yên trong nhà. Các trung tâm mua sắm và nhà hàng gần như không có khách; công viên giải trí và nhà hát đã đóng cửa hầu hết; các hoạt động di chuyển không cần thiết cũng bị cấm hoàn toàn.

Đó là những gì tốt nhất mà họ có thể làm trước tình hình dịch bệnh, nó tốt cho sức khỏe người dân, nhưng rất tệ hại đối với các hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như việc cho nghỉ học toàn bộ tại Học viện mã hóa và robot ở Hàng Châu, công nhân viên tại đây chỉ được nhận từ 30 đến 50% lương. Công viên giải trí Lionsgate Entertainment World tại Chu Hải cũng đóng cửa, các công nhân viên tại đây được thông báo tạm thời họ sẽ vẫn có lương cho những ngày nghỉ, và họ cần sẵn sàng cho việc ngưng trả lương sắp tới.

Jason Lam, đầu bếp làm việc tại một nhà hàng cao cấp ở khu phố Hồng Kông, Tsim Sha Tsui cho biết: "Một tuần nghỉ không có lương đối với tôi rất đau khổ. Tôi còn không có đủ thu nhập để trang trải các khoản chi tiêu trong tháng này".

Trên khắp Trung Quốc, các công ty đang thông báo với nhân viên rằng họ sẽ không trả lương – hoặc không trả đủ lương cho những nhân viên bị cách ly không thể đến công ty. Hiện tại vẫn còn quá sớm để thống kê một cách đầy đủ số lượng người bị cắt giảm tiền lương do dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát với hơn 9500 công nhân viên trên trang web tuyển dụng Zhaopin, có đến hơn một phần ba trong số họ cho biết đã được thông báo về khả năng này.

Việc tiền lương bị đóng băng, cắt giảm, trì trệ chính là những bằng chứng rõ ràng cho tác động kinh tế nặng nề của virus nCoV tới khu vực kinh doanh tư nhân đầy biến động của Trung Quốc – khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế đứng thứ hai thế giới – nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ thế, nó còn cho thấy sự căng thẳng rằng tình hình hiện tại sẽ vượt ngoài không chỉ rủi ro sức khỏe mà còn cả gánh nặng tài chính do cắt giảm việc làm và tiền lương không ổn định.

Trưởng chuyên gia kinh tế Châu Á tại Bloomberg Intelligence, bà Chang Shu cho biết: "Sự xuất hiện của chủng virus corona mới hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tiêu thụ Trung Quốc hơn cả dịch bệnh SARS 17 năm về trước. Và chúng ta cần nhớ, SARS đã từng giáng một đòn rất nặng lên thị trường tiêu thụ Trung Quốc thời bấy giờ".

Theo Edgar Choi, một luật sư có văn phòng tại Thâm Quyến, đồng thời là tác giả của tác phẩm "Commercial Law in a Minute" cho biết thì theo luật, các công ty phải tuân thủ chu kỳ trả lương đầy đủ hết tháng 2 trước khi thực hiện cắt giảm lương đến mức tối thiểu. Còn đối với các công ty không thu đủ lợi nhuận để trả lương, họ có thể trì hoãn, miễn sao vẫn trả đủ tiền lương cho nhân viên sau đó.

Choi cho biết, ông đã nghe từ hàng ngàn công nhân ngoại quốc rằng các khoản lương của họ đã bị cắt giảm chỉ trong vòng nửa tháng này hoặc dừng trả lương hoàn toàn. Và điều đó, theo ông, là bất hợp pháp. Choi nói rằng: "Rất nhiều người trong số họ là người nước ngoài, và họ không hề biết biết Trung. Và cũng chính vì vậy mà dù cho ông chủ của họ có nói gì đi nữa, thì họ cũng không thể thắc mắc hay phản đối. Họ rất dễ bị ức hiếp".

NIO Inc., một công ty sản xuất ô tô điện có trụ sở tại Thượng Hải, gần đây cũng đã hoãn tiền lương công nhân viên trong một tuần. Thêm vào đó, Chủ tịch công ty, ông William Li, cũng khuyến khích các nhân viên nhận những đơn vị cổ phiếu công ty thay cho tiền thưởng.

Tại nhà máy của Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, các công nhân trở về sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đều được cách ly tại nơi ở trước khi có thể quay lại làm việc. Họ vẫn được trả lương, nhưng chỉ bằng một phần ba số tiền lương khi đi làm.

Theo bà Shu, với việc không được trả đủ lương khi nghỉ phòng dịch và hạn chế nơi cung cấp dịch vụ những ngày này, người tiêu dung Trung Quốc có thể sẽ cắt giảm chi tiêu về không đối với một số ngành hàng. Và sự thiếu hụt đó sẽ không thể bù lại cho các hoạt động kinh doanh, ngay cả khi hết dịch.

Với trữ lượng hạn chế và ít ỏi của việc điều hành thông qua các công nghệ từ xa, các công ty nhỏ được xem là nền tảng của khu vực kinh doanh tư nhân rộng lớn của Trung Quốc, sẽ rất dễ bị tổn hại. Trong số những nỗ lực không ngừng để giúp các công ty này duy trì hoạt động, các nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi các ngân hàng nhà nước tiến hành cho vay với mức lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp nhỏ nói riêng.

Trong trường hợp của Pei Binfeng, nhà đồng sáng lập của Học viện mã hóa và robot Hàng Châu, dịch bệnh đã buộc họ phải tạm ngưng tất cả các lớp học tại trường từ hệ mẫu giáo cho đến trung học phổ thông. Với việc bị hụt doanh thu, công ty sẽ trả 50% lương cho giám đốc điều hành quan trọng và 30% cho các nhân viên khác trong thời gian nghỉ cho đến khi có thể hoạt động trở lại.

Còn trường hợp của Rick Zeng, phó Tổng giám đốc tại công viên giải trí Lionsgate Chu Hải, ông cho biết họ đã phải ngưng hoạt động theo lệnh của chính phủ kể từ cuối tháng 1. Và bắt đầu từ tuần tới, một số nhân viên sẽ bị cắt lương trong kì nghỉ.

Ở thành phố Fuzhou phía đông nam, quản lý khách sạn Robert Zhang cho biết, khách sạn của ông trung bình một đêm 100 phòng tại đây chỉ còn trống từ 2 đến 3 phòng. Hai phần ba nhân viên làm việc rất hiệu quả, và họ được trả lương rất hậu hĩnh.

Ông Zhang cho biết: "Khi phải dừng các hoạt động kinh doanh, sẽ không có hiệu suất – mà lương thì dựa trên hiệu suất, hiệu quả kinh doanh. Chỉ trong 1 đến 2 tháng thì sự ảnh hưởng sẽ không thể thấy rõ tức thì. Nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài và các du khách không thể quay trở lại trong 3 hoặc 4 tháng tới, nhân viên của chúng tôi sẽ phải chịu khủng hoảng".

Trần Vũ Đức

Chủ đề khác