VnReview
Hà Nội

Nhà phát triển phàn nàn Apple "bóp chết" sự sáng tạo sau khi ứng dụng nhắn tin mới bị từ chối

Một nhà phát triển đã lên tiếng chỉ trích Apple hạn chế chế sự sáng tạo, sau khi Táo Khuyết từ chối đưa ứng dụng nhắn tin mới của anh này nên kho ứng dụng App Store.

Từ trước tới nay chúng ta vẫn biết rằng Apple là một công ty rất khắt khe trong việc thẩm định và duyệt các ứng dụng để đưa lên kho ứng dụng App Store dành cho các thiết bị iOS. Trong thời gian qua, đã có có một số nhà phát triển lên tiếng phàn nàn về những quy định của của công ty công nghệ Mỹ, và mới đây nhất, Martin Otyeka, một nhà phát triển độc lập nỗ lực để đưa ứng dụng iOS đầu tiên của anh lên nhưng không thành công, đã lên tiếng chỉ trích Apple.

Martin đã viết một bài báo nói về sự bối rối và tức giận khi một ứng dụng nhắn tin mới của anh đã bị Apple từ chối, với lý do rằng ứng dụng này "không khác gì so với những ứng dụng nhắn tin khác".

Nhà phát triển phàn nàn Apple

Trả lời phỏng vấn trang tin 9to5Mac, nhà phát triển này cho biết anh đã rất hứng thú với việc nghiên cứu và học ngôn ngữ lập trình Swift từ 5 năm trước. Tuy nhiên phải đến năm ngoái, anh mới quyết định tạo ra một ứng dụng của riêng mình, có tên gọi Facecharm. Ý tưởng của anh là ứng dụng sẽ cho phép người dùng gửi các tin nhắn ẩn danh, tuy nhiên không gửi trực tiếp cho nhau mà thông qua một người thứ ba đóng vai trò là người chuyển tiếp tin nhắn. Về cơ bản, người gửi sẽ gửi tin nhắn cho người nhận thông qua một người trung gian thứ ba trên nền tảng kỹ thuật số.

Ứng dụng đã được gửi lên quy trình duyệt của App Store vào ngày 9/1/2020 và một tuần sau đó, Martin nhận được lời từ chối đầu tiên. Apple lập luận rằng những ứng dụng cho phép gửi tin nhắn và gọi điện thoại ẩn danh là không phù hợp với kho ứng dụng App Store. Martin cho rằng nhân viên Apple không hiểu được ý tưởng của anh, bởi ứng dụng này hoạt động dựa trên những trung gian là những người bạn chung của cả hai người, do đó thực tế tin nhắn không hoàn toàn đến từ một người xa lạ.

Ngay cả như vậy, Martin vẫn không hài lòng với phản hồi đầu tiên của Apple, bởi vẫn có những ứng dụng khác trên kho ứng dụng App Store cho phép người dùng gửi tin nhắn ẩn danh. Nhà phát triển này quyết định chỉnh sửa một số chi tiết trên giao diện của ứng dụng và sau đó gửi lại cho Apple, nhưng vẫn bị từ chối.

Ngày 27/1, anh đã trò chuyện với một người đại diện của App Store. Người này cho biết "việc gửi tin nhắn phải được thực hiện một cách hoàn toàn thủ công bởi những cá nhân tham gia trực tiếp vào cuộc trò chuyện". Apple tiếp tục từ chối ứng dụng này một lần nữa vào tháng 2, với lý do những tính năng của ứng dụng có thể tạo điều kiện cho người dùng gửi những nội dung phản cảm cho nhau.

Quy định của App Store yêu cầu các ứng dụng mạng xã hội phải cung cấp tùy chọn cho phép người dùng chặn và báo cáo những nội dung độc hại, do đó Martin trên phải cập nhật Facecharm một lần nữa.

Tuy nhiên Apple vẫn tiếp tục từ chối ứng dụng này với lý do người dùng không được phép ẩn tên của mình hay chuyển tiếp tin nhắn mà tên của người gửi ban đầu không được hiển thị với người được chuyển tiếp. Trong khi đó, các ứng dụng như WhatsApp hay thậm chí cả iMessage của chính Apple đều cho phép người dùng chuyển tiếp tin nhắn của một người tới một người khác mà không cho người nhận chuyển tiếp biết danh tính của người gửi tin nhắn ban đầu.

Một đại diện khác của App Store đã gọi điện cho Martin một lần nữa vào tháng trước, lần này nói rằng anh nên "tạo ra một ứng dụng giống như tất cả các ứng dụng nhắn tin khác, trong đó người dùng có thể giao tiếp và trò chuyện trực tiếp với nhau không qua trung gian thứ ba". Khi Martin lập luận rằng có các ứng dụng khác trên App Store cũng cung cấp những tính năng tương tự như ứng dụng của anh, chẳng hạn như chuyển tiếp tin nhắn, người đại diện của Apple nói rằng họ không thể giải thích tất cả các lý do vì sao ứng dụng của Martin lại bị từ chối.

Dự án Facecharm có lẽ sẽ bị anh huỷ bỏ, tuy nhiên Martin chỉ ra một sự thật rằng Apple không cho phép những nhà phát triển nhỏ, độc lập được phép sáng tạo trên App Store, bởi chính người đại diện của Apple đã khuyên anh đừng nên thử những phương án và ý tưởng quá mới hay khác biệt.

Phát triển này còn chỉ trích một điểm nữa, nằm ở cách những người đại diện của App Store giải quyết những vấn đề như thế này. Họ không chia sẻ lý do chính xác vì sao lại từ chối ứng dụng, và họ cũng không giúp ích được gì nhiều cho các nhà phát triển, theo Martin.

Ngay cả khi Facecharm có thể sẽ không thu hút được nhiều sự chú ý, song Martin Otyeka, cũng như các nhà phát triển khác, thậm chí còn không có cơ hội được tiếp cận với người dùng iOS thông qua App Store. Cần nhớ rằng đây không phải là báo cáo đầu tiên về vấn đề như thế này, và có lẽ cũng không phải là lần cuối cùng.

Nếu là một nhà phát triển iOS, bạn nghĩ sao về tình huống như thế này?

Quang Huy

Chủ đề khác