VnReview
Hà Nội

Từ Mỹ sang châu Á, khắp nơi đều tồn tại nỗi sợ mang tên TikTok

Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa luôn ứng dụng của Trung Quốc vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Theo Forbes, trong thời gian Covid-19 diễn ra, giới công nghệ chứng khiến sự lên ngôi của TikTok - ứng dụng có lượt tải xuống ngang với WhatsApp, YouTube và Instagram.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng này cũng dấy lên mới quan ngại về bảo mật thông tin người dùng.

Nhiều báo cáo cho rằng ứng dụng đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng đến các máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Ảnh: Forbes.

Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Gần đây, Ấn Độ công bố lệnh cấm khoảng 60 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các tựa game hàng đầu từ Tencent, Weibo, Baidu và cả TikTok. Dù những ai đã tải TikTok có thể tiếp tục sử dụng, hàng triệu người dùng sẽ không thể tải ứng dụng này nữa. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ .

TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc.

Danh sách các ứng dụng bị chính phủ Ần Độ cấm cửa. TikTok đứng ở vị trí đầu bảng. Ảnh: Ministry of Information Technology, India.

Tuần trước, người dùng đã cập nhật iOS 14 beta phát hiện iPhone của họ liên tục cảnh báo ứng dụng TikTok đang xâm nhập vào clipboard để lấy dữ liệu, hiện tượng này liên tục xảy ra cách nhau mỗi vài giây.

Tuy TikTok lập tức cho rằng đây là lỗi kỹ thuật xảy ra vô ý do bộ lọc chống thư rác, rất nhiều người dùng đã phản ứng dữ dội.

Dù TikTok đảm bảo vấn đề đã được sửa chữa, rõ ràng niềm tin của người dùng bị lung lay, đặc biệt khi vụ việc xảy ra trong thời điểm các cảnh báo về vấn đề an ninh mạng được nâng cao.

Chính phủ Mỹ cũng bày tỏ mối quan ngại khi lượng lớn giới trẻ nước này sử dụng TikTok. Một phần bởi ứng dụng làm suy yếu khả năng tiếp cận công chúng của Tổng thống Trump. Sau lệnh cấm của Ấn Độ, Nhà Trắng lại càng có lý do để dè chừng TikTok.

Theo Zing

Chủ đề khác